KHẢO SÁT YẾU TỐ AN TOÀN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI NHI: ÁP LỰC Ổ BỤNG

KHẢO SÁT YẾU TỐ AN TOÀN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI NHI: ÁP LỰC Ổ BỤNG

 KHẢO SÁT YẾU TỐ AN TOÀN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI NHI: ÁP LỰC Ổ BỤNG 

Huỳnh Công Hiếu

TÓM TẮT 
Mục tiêu:Với sự trợ giúp khí CO2nhằm tạo phẫu trường rộng để các phẫu thuật viên dễ dàng trong thao tác(1)
. Nhưng cũng chính vì thế mà yếu tố áp lực ổ bụng một phần nào quyết định sự an toàn nhất là bệnh nhân nhi. Mục đích của khảo sát này là tìm mốitương quan, và ước lượng ETCO2trong quá trình phẫu thuật nội soi nhi. 
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả 
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2004 đến tháng4/2005 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phẫu thuật nội soi 202 bệnh lý viêm ruột thừa có và không có biến chứng, thu thập các biến số tuổi, thể trọng, áplực ổ bụng, thời gian mổ, nhịp tim trước và trong mổ, huyết áp trước và trong mổ, nhịp thở trước và trong mổ, nhiệt độ trước và trong mổ, COcuối kỳ thở ra, SaO2. Các thông số không xâm nhập được ghi nhận qua Capnograp. 
Kết quả: Chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng nhịp tim, giảmhuyết áp tâm thu và thân nhiệt, không thay đổi tần số hô hấp và sự thay đổi này có ý nghĩa nhiều đối với nhóm < 5 tuổi. Có sự liên quan giữaETCO2với tần số nhịp tim, huyết áp tâm thu, thân nhiệt  và áp lực ổ bụng. Công thức ước lượng ETCO2được tính qua công thức: EtCO2/mmHg = 29,6 + 0,6 (tần số hô hấp) – 0,7 (tuổi). 
Kết luận: Chọn cài đặt áp lực ổ bụng bằng 1/10 huyết áp tâmthu tạo phẫu trường thuận lợi cho phẫu thuật viên và với phương trình này giúp kiểm sóat độ an toàn trong quá trình phẫu thuật

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment