KHẨU PHẦN ĂN TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHẨU PHẦN ĂN TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đoàn Duy Tân1, Võ Duy Long1,2, Lê Thị Hương3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
3 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật tạo ra chuỗi các phản ứng như tăng tiết hóc môn gây stress và các yếu tố gây viêm tác động lên chuyển hóa cơ thể, gây dị hóa glycogen, chất béo, protein, đặc biệt ở bệnh nhân có phẫu thuật đường tiêu hóa sẽ có nguy cơ giảm lượng thức ăn vào cơ thể trước phẫu thuật góp phần thúc đẩy tình trạng suy dinh dưỡng. Mục tiêu: Xác định khẩu phần ăn trước phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 – 2021. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 130 bệnh nhân ung thư đại trực tràng có chỉnh định phẫu thuật tại Khoa ngoại tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2020 đến tháng 2 năm 2022, được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ soạn sẵn. Các đối tượng được thu thập thông tin về đặc điểm dân số, khảo sát khẩu phần ăn và mô tả thành phần dinh dưỡng theo tuổi, giới, giai đoạn ung thư và tính cân đối của khẩu phần ăn. Kết quả: Trước phẫu thuật, chỉ có 13,9% số khẩu phần ăn của bệnh nhân đạt 75% được theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và 1,54% khẩu phần ăn của bệnh nhân cung cấp đạt 100% được theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng. Khẩu phần ăn trước phẫu thuật không đạt đầy đủ các tiêu chí của một khẩu phần ăn cân đối. Tỉ lệ đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về protein là 8,6%, về lipid là 66,9%. Kết luận: Cần chú trọng việc nuôi dưỡng bênh nhân trước phẫu thuật nhằm can thiệp dinh dưỡng kịp thời, đặc biệt ở các bệnh nhân >60 tuổi, có bệnh ở giai đoạn III, IV.
Ung thư đại trực tràng(UTĐTT) gây ra các triệu chứng như thay đổi vị giác, chán ăn, đau bụng, kém hấp thu, tiêu chảy, táo bón, sụt cân, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) ở bệnh nhân[1],[2]. Bên cạnh đó phần lớn bệnh nhân UTĐTT có chế độ nuôi dưỡng trước phẫu thuật đều không đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, chất sinh năng lượng và các vitamin cũng như một số chất khoáng[3],[4]. Chính tình trạng SDD trước phẫu thuật ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng sau mổ như nhiễm trùng hoặc xì rò vết mổ (5 –52%), giảm đáp ứng điều trị; chi phí và thời gian nằm viện có thể tăng gấp đôi nếu có SDD nặng chu phẫu, tăng tỉ lệ tử vong, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống
Nguồn: https://luanvanyhoc.com