Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 -29 tuần tuần tuổi

Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 -29 tuần tuần tuổi

Luận văn Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 -29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng.Sức khỏe thai nghén là một trong các lĩnh vực rất quan trọng của đời sống con người, trong đó chăm sóc về dinh dưỡng là nội dung đầu tiên và cốt lõi theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu. Dinh dưỡng tốt và hợp lý đảm bảo cho cơ thể tồn tại, phát triển tối ưu đồng thời duy trì nòi giống khỏe mạnh, là điểm then chốt để đạt được mục tiêu sức khỏe.Nhiều hội nghị cấp cao trên toàn thế giới cũng đã kêu gọi các quốc gia có kế hoạch hành động cụ thể giảm dần nạn đói và nâng cao những hiểu biết về dinh dưỡng.

Trong chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 thì bà mẹ và trẻ em vẫn là đối tượng được quan tâm đặc biệt vì đầu tư cho đối tượng này là sự đầu tư dài hơi, có lộ trình, từ đó đảm bảo cho sự phát triển của tương lai. Chăm sóc thai nghén mà nội dung chính là chăm sóc dinh dưỡng (CSDD) cho phụ nữ mang thai (PNMT) chính là biện pháp can thiệp sớm nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như các chỉ số về sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Theo báo cáo của Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, tỷ lệ thiếu nhiệt lượng trường diễn ở người trưởng thành nước ta là 17,2%, trong đó tỷ lệ này riêng ở nữ giới là 18,5%, đặc biệt cao ở nhóm nữ trong độ tuổi sinh sản 20 – 30 tuổi là 22,9 – 27,7%. Ngoài ra phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề thiếu các vi chất dinh dưỡng. Năm 2010, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng (TMDD) ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ chung là 28,8%, ở phụ nữ có thai là 36,5% và tỷ lệ sơ sinh thấp cân chiếm tới 10%. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở phụ nữ đang cho con bú khoảng 35% [1].
Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng nhân dân.Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ đã giảm đáng kể và bền vững, hiểu biết của người dân về dinh dưỡng hợp lý đã được nâng cao. Tình hình an ninh lương thực thực phẩm được cải thiện rõ rệt, bữa ăn của nhân dân phong phú hơn về số lượng và chất lượng.
Nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy tầm vóc người Việt Nam đang được cải thiện.Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn bất cập.Một trong những yếu tố trực tiếp là khẩu phần ăn thực tế chưa đáp ứng nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn (KPA) của các bà mẹ vẫn thiếu về số lượng, chưa cân đối về chất lượng. Kiến thức, thực hành chăm sóc thai nghén còn hạn chế, thiếu sót. Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) bào thai, SDD sớm còn hay gặp ở nước ta đặc biệt là những vùng nghèo, kinh tế kém phát triển [2].
Cụ thể hơn nữa, trong các giai đoạn của thai kỳ, đặc biệt là khi thai bước vào 3 tháng cuối, não bộ cũng như khối lượng cơ thể…của trẻ phát triển rất nhanh, có thể bằng toàn bộ thời gian 6 tháng phát triển trước đó và phần lớn lượng chất dinh dưỡng mẹ truyền cho con cũng ở giai đoạn này. Chính vì thế, người PNMT cần được chú trọng hơn đến KPA và các thực hành chăm sóc thai nghén, đặc biệt là ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ.
Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng là bốn tỉnh thuộc miền Bắc. Những nghiên cứu về tình trạng chăm sóc thai nghén và khẩu phần ăn của PNMT ở đây chưa nhiều. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vấn đề CSSK PNMT đã được quan tâm hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về cả nhận thức và thực hành chăm sóc thai nghén của các bà mẹ mang thai.Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu: “Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 -29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng’’ được tiến hành để từ đó có thể tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa sức khỏe của bà mẹ và trẻ em trong tương lai.
Muc tiêu:
1.    Đánh giá khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai từ 26-29 tuần tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng.
2.    Mô tả thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 -29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng
1.    Viện dinh dưỡng, Bộ y tế (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010; Nhà xuất bản y học Hà Nội.
2.    Viện dinh dưỡng (2000). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000. Nhà xuất bản y học 2003.
3.    WHO (2001), healthy eating during pregnancy and breastfeeding booklet for mothers. P. 6-16.
4.    Lê Thị Hợp (2012). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản y học.
5.    Phạm Văn Hoan và Lê Bạch Mai (2009). Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6.    Bộ y tế (2007). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
7.    Bộ Y tế (2008). Dinh dưỡng. Nhà xuất bản giáo dục, 87 -88.
8.    Bộ môn dinh dưỡng- an toàn thực phẩm , trường đại học Y hà nội (2004). Dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm. NXB Y học, 73 -182.
9.    Phạm Duy Tường (2002). “ Khẩu phần thực tế và tăng cân của phụ nữ mang thai và bà mẹ mới sinh con ”. Tạp chí Y học thực hành (10), 43 – 50.
10.    Bộ môn Dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm, Viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, trường đại học Y Hà Nội, Dự án Nuffic (2012). Dinh dưỡng an toàn thực phẩm ( Sách dùng cho đào tạo y học dự phòng);Nhà xuất bản y học Hà Nội. 86 -88.
11.    Từ Giấy, Hà Huy Khôi (1994), ăn uống của bà mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú. Nhà xuất bản y học, 160 -190.
12.    Lê Bạch Mai, Hồ Thu Mai và Tuấn Phương Mai (2006). Tình trạng dinh dưỡng, nồng độ Hemoglobin và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, volume 2 (2). Tr 21 -24.
13.    Hà Huy Khôi và Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học Dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14.    Lê Thị Hợp và Nguyễn Đỗ Huy (2009). Một số yếu tố liên quan đến cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh tại 4 xã miền núi tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. Volume 8 (3). 114 -121.
15.    Bộ mônSinh lý học, trường Đại học Y Hà Nội (2000). Sinh lý học, tập 2; Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 351 – 373.
16.    Bộ môn Sinh lý học, trường Đại học Y Thái Nguyên (2012). Giáo trình sinh lý học. Tài liệu đào tạo Bác sỹ đa khoa, tr 160 – 174.
17.    Nisander K and M. Gordon (1972). The women and their pregnancies; DHEW Publication. Pp 86- 1992.
18.    Emre Ozaltin, and P. Dr S. V. Subramanian (2010). Association ofmaternal stature with offspring mortality, underweight, and stunting in low- to Middle- income coun- tries, JAMA. 2010 April 21.
19.    UNICEF/ UNU/ WHO (2001) Iron deficiency anemia: assessment, prevention, and control, Genava, p1.
20.    Watkins ML,et al (2003). Maternal obesity and risk for birth defects. Pediatrics. 2003 May;111 (5 Pt 2). P 1152-8.
21.    WHO (1995). National plan of Action for Nutrition. An ICN follow up a report of regional workshop. WHO/SEARO-SEA/NUT/137, 992 -994.
22.    Institure of medicine (1990). Weigh gain, in: Nutrition during pregnancy. National academy press, Washington, DC, 3 -39.
23.    Bộ môn dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm, trường Đại học Y PhạmNgọc Thạch (2011), Nhu cầu năng lượng và khẩu phần hợp lý, Dinh dưỡng học; Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr 114 -125.
24.    Ahlqvist, M. and E. Wirfalt (2000). Beliefs concerning dietary practices during pregnancy andlactation, A qualitative study among Iranian women residing in Sweden. Scand J Caring Sci, volume 14 (2); p105-11.
25.    Baron MA, et al (2005). Iron stores status at early pregnancy, Invest Clinnic, volume 46 (2): p. 121-30.
26.    Aamer Imdad and Z.A. Bhutta (2012). Paediatric and perinatal Epidemiology, Maternal Nutrition and Birth Outcomes: Effect of balanced Protein- Energy Supplememtation, p. 178-190.
27.    Nguyễn Thị Như Ngọc và Nguyễn Trọng Hiếu (2003), Ước tính lượng calcium trong khẩu phần thực tế của phụ nữa mang thai. Thời sự y dược, số 1 tháng 2, 2003:tr 3-6.
28.    Phạm Duy Tường và Đinh Thị Lệ Thủy (2003). Đánh giá tình trạng dinh dưỡngvà khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai từ 22 tuần trở lên ở Kiến Thụy – Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội.
29.    Bộ Y tế – Vụ BVBMTE-KHHGĐ (2003). Hội thảo vùng xây dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn, Vụ BVBMTE-KHHGĐ, tr 2-21.
30.    Trường Đại học Y Hà Nôị- bộ môn phụ sản (2002). Bài giảng sản phụ khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học- Hà Nội, tr 1, 78 -79.
31.    Phạm Duy Tường (2013). Dinh dưỡng và một số vấn đề sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
32.    Grodner Long DeYoung. Foundations and Clinnical Applications of Nutrition a Nursing approach, 3th edition. P.309 -323.
33.    L.kathlee Mahan, Sylvia escott-Stump (2008). Krause’s food and nutrition therapy, 12th edition. ISBN: 987-0-80089-2378-7,p. 160-184.
34.    Buschman, N.A Foster, and P. Vickers (2001). Adolescent girls and their babies: achieving optimal birthweight. Gestational weight gain and pregnancy outcome in terms of gestation at delivery and infant birth weight: a comparison between adolescents ubder 16 and adult women. Child Care Health Dev, volume 27 (2): p. 163 -71.
35.    Phạm Thị Thúy Hòa (2002). Hiệu quả của bổ sung sắt/acid folic lên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của phụ nữ mang thai nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ Y học, đại học Y Hà Nội, 82 -86.
36.    Nguyễn Thị Hiếu, Đinh Khắc Dũng, Phạm Thị La, Hoàng Thị Lan (2007). “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuối sinh đẻ và có thai tại một số xã miền núi dân tộc thiểu số Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí y học thực hành (1)-2008, 32-39.
37.    Hà Huy Khôi (2002), “Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng”, NXB Y học, Hà Nội, tr 96 -134.
38.    Nguyễn Thị Bích Hạnh (2014). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, năm 2012. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng khóa 2010 – 2014. Tr.30
39.    Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế (2007), “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị chongười Việt Nam”, NXB Y học, Hà Nội.
40.    Nguyễn Thị Thanh Yên (2011), “Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của sinh viên năm nhất trường Đại học Y Hà Nội năm 2010 – 2011”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, tr 28 -48.
41.    Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế (2012), “Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010”.
42.    Huỳnh Nam Phương, Phạm Thị Thúy Hòa (2008). “Tình trạng dinh dưỡng và khẩuphần thực tế của phụ nữ có thai dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc – Hòa Bình”. Tạp chí Y tế công cộng, (13)-10/2009, 34 -36.
43.    Ngô Thị Uyên, Nguyễn Thu Dương (2007). “Tình hình thai chậm phát triển trong tử cung tại 4 xã của huyện Kiến Thụy, Hải Phòng trong 9 tháng (7/2006-3/2007)”. Tạp chí Y tế công cộng, (10), 43-50.
44.    Nguyễn Đỗ Huy, Trần Phương Mai, Nguyễn Thị Thành (2001). Đánh giá kiến thức, thực hành CSSK và dinh dưỡng cho PNMT góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân. Tạp chí Y học thực hành., (9), 20-23.
ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN    3
1.1.    Khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai    3
1.1.1.    Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng thời kì mang thai    4
1.1.2.    Chế độ ăn trong thời kì mang thai    7
1.1.3.    Tình hình nghiên cứu khẩu phần ăn thực tế PNMT trên thế giới
và Việt Nam    8
1.1.4.    Một số hậu quả của thiếu chất dinh dưỡng trong KPA của PNMT … 9
1.2.    Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai    12
1.2.1.     Những thay đổi sinh lý thời kì mang thai    12
1.2.2.     Sự tăng cân thời kì mang thai:    13
1.3.    Thực hành chăm sóc thai nghén của pnmt    14
1.3.1.    Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai    14
1.3.2.    Tình trạng dinh dưỡng PNMT trong thời kỳ thai nghén    15
1.3.3.    Chăm sóc sức khỏe thời kỳ thai nghén    17
1.3.4.    Các yếu tố khác :    19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    20
2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    20
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    20
2.4.    Xử lý số liệu    22
2.5.    Đạo đức trong nghiên cứu    22
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1. Đặc điểm về PNMT, gia đình PNMT    24 
3.2.     Khẩu phần ăn thực tế của PNMT    26
3.3.     Thực hành chăm sóc thai nghén:    31
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN    43
4.1.    Khẩu phần ăn    43
4.2.    Thực hành chăm sóc thai nghén của PNMT    47
4.3.    Tuyên truyền chăm sóc SKSS và chăm sóc thai nghén    50
KẾT LUẬN    52
KHUYẾN NGHỊ    54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị của phụ nữ có thai theo mức lao
động    4
Bảng 1.2. Một số chỉ số sức khỏe của phụ nữ và trẻ em khu vực Đông Nam Á
và Nam Á    10
Bảng 1.3: Gia tăng cân nặng trong thời kỳ mang thai    14
Bảng 3.1: Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    24
Bảng 3.2: Giá trị năng lượng và các chất sinh nhiệt của khẩu phần    26
Bảng 3.3.Hàm lượng các vitamin của khẩu phần    27
Bảng 3.4: Tính cân đối của khẩu phần    29
Bảng 3.5: Hàm lượng các chất khoáng của khẩu phần    30
Bảng 3.6.Tỷ lệ khám thaicủa PNMT tại 4 tỉnh    31
Bảng 3.7.Số lần khám thai định kỳ của PNMT    32
Bảng 3.8: Thực hành ăn uống của PNMT:    33
Bảng 3.9: Thực hành uống viên sắt của PNMT    35
Bảng 3.10.Thời gian uống viên sắt của PNMT    36
Bảng 3.11. Thực hành uống sữa của PNMT    37
Bảng 3.12: Thời gian uống sữa của PNMT    38
Bảng 3.13: Những nội dung được cán bộ y tế tư vấn cho PNMT    40
Bảng 3.14.Tỷ lệ PNMT được nghe cách NCBSM qua loa đài và tranh/áp phích 41 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Nơi dự định sinh con của PNMT    25
Biểu đồ 3.2: Thực hành tẩy giun 6 tháng trước mang thai của PNMT    34
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ PNMT được nhân viên y tế tư vấn    39

Leave a Comment