Khối lượng công việc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Bình Định năm 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Khối lượng công việc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Bình Định năm 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng. Nhân lực y tế là một trong những nhân tố cấu thành rất quan trọng trong lĩnh vực y tế hiện nay. Việc đo lường số lượng nhân viên cần có và lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhằm bảo đảm sự cân bằng, ổn định tình hình nhân sự là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà quản lý trong lĩnh vực y tế.
Đến thời điểm hiện nay công tác quản lý về định biên nhân sự trong lĩnh vực y tế chủ yếu dựa vào căn cứ là Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/ BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Tuy nhiên trong thông tư này việc hướng dẫn xây dựng định mức biên chế theo chức danh nghề nghiệp tại các CSYT chủ yếu là dựa trên căn cứ là các thông số: số giường kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh trong 03 năm gần nhất, phân hạng bệnh viện, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh… (1). Từ thực tế mong muốn có công cụ chuẩn để tính nhân lực hiệu quả, năm 2013 tại Hải Phòng đã thử nghiệm bộ chỉ số về KLCV để tính nhu cầu nhân lực y tế (WISN) nhằm đo lường số lượng NVYT cần có đảm bảo công việc cho mỗi hạng mục nhân sự từ đó góp phần vào việc xây dựng kế hoạch nhân sự phù hợp với mỗi phòng khám (2).
Công cụ WISN bộ chỉ số khối lượng công việc để tính toán nhu cầu nhân lực y tế được WHO xây dựng vào năm 1998 (3). Bộ công cụ này nhằm mục đích xác định KLCV và nhu cầu con người đủ để hoàn thành KLCV thực tế theo từng hạng mục công việc của NVYT chứ không dựa trên các chỉ số về giường, dân số, vị trí việc làm, công suất giường bệnh. Đây là một bộ công cụ hiệu quả mang tính định lượng nhằm xác định chính xác được KLCV của NVYT và số lượng NVYT cần có theo từng hạng mục nhân sự tại các CSYT; nghiên cứu của WISN cho ta biết được các chỉ số, chỉ tiêu, tỷ lệ của từng loại DVYT và biết được mức độ phức tạp của từng loại DVYT để từ đó giúp cho nhà quản lý bố trí con người làm việc phù hợp với từng hạng mục công việc. Phương pháp WISN về đánh giá KLCV của NVYT đã được WHO sử dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới như Indonesia, Mozambique, Uganda (4).
Công cụ WISN cũng đã được áp dụng ở một số nơi ở Việt Nam để đánh giá KLCV của NVYT nhưng chưa được rộng rãi, việc áp dụng chủ yếu thông qua các nghiên cứu chứ chưa phải xuất phát từ sự chủ động áp dụng của các lãnh đạo bệnh viện. Phạm Văn Tác và cộng sự (2016) đã sử dụng WISN vào việc nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc giang, kết quả ở các khoa có nhu cầu về nhân lực cao hơn so với số NVYT hiện có của năm 2014; khoa ngoại 1 cần thêm 6 bác sĩ, khoa ngoại 2 thiếu 3 bác sĩ điều đó cho thấy bác sĩ tại 02 khoa trên bị áp lực cao trong công việc; ở chiều khả quan hơn ĐD và BS của các khoa nội chịu áp lực công việc thấp hơn (5). Lê văn Tạo (2015) cũng đã dùng WISN để nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang, kết quả cho thấy có sự thiếu hụt và sắp xếp, bố trí chưa hợp lý về nhân lực khoa khám: BS ngoại dư 0,38; BS mắt thiếu 0,39; BS chuyên khoa nhi dư 0,51 và thiếu hụt 4,33 ĐD, vấn đề đặt ra là cần có sự sắp xếp bố trí hợp lý hơn (6).
Tại Bệnh viện Bình Định trước nay việc bố trí, sắp xếp nhân lực y tế dựa trên cơ sở thông tư 08/2007, theo đó phân bổ theo tỷ lệ 01 ĐD chăm sóc 07 bệnh nhân trong khi đó đặc thù công việc tại các khoa là khác nhau, dẫn đến áp lực công việc là không đều giữa các khoa, làm mất đi tính công bằng trong công việc. Từ khi đi vào hoạt động (2018) đến nay một số khoa thường hay phản ảnh về việc quá tải, áp lực công việc của điều dưỡng viên lên phòng Tổ chức – hành chính và Ban Giám đốc bệnh viện. Vậy câu hỏi đặt ra là phân công công việc điều dưỡng đã hợp lý, khối lượng công việc của điều dưỡng có bị quá tải hay không tại các khoa. Việc đo lường KLCV của điều dưỡng, nhu cầu con người đúng với yêu cầu thực tế về KLCV đó là rất cần thiết để Ban Lãnh đạo bệnh viện có cái nhìn tổng quát thực tế, có bằng chứng khoa học về việc các khoa phản ánh tình trạng áp lực, quá tải công việc của nhân viên điều dưỡng để từ đó đưa ra các chính sách về phân bổ nguồn lực hợp lý hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khối lượng công việc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Bình Định năm 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng”, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo có cơ sở khoa học sắp xếp, phân bổ, bố trí công việc cho nhóm điều dưỡng sao cho đúng với yêu cầu thực tế nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định khối lượng công việc và yêu cầu nhân lực của điều dưỡng tại 3 khoa lâm sàng (Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp và khoa Nhi) tại Bệnh viện Bình Định năm 2021 theo bộ công cụ WISN.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của điều dưỡng 03 khoa lâm sàng (Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp và khoa Nhi) tại Bệnh viện Bình Định năm 2021
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….. 4
1.1. Khái niệm………………………………………………………………………………………………. 4
1.1.1. Nguồn nhân lực……………………………………………………………………………………. 4
1.1.2. Nguồn nhân lực y tế……………………………………………………………………………… 4
1.1.3. Tầm quan trọng của nhân lực y tế trong hệ thống y tế………………………………. 6
1.1.4. Khối lượng công việc và khối lượng công việc nhân viên y tế ……………………. 6
1.1.5. Khối lượng công việc của điều dưỡng…………………………………………………….. 6
1.2. Chính sách có liên quan đến khối lượng công việc nhân viên y tế ………………… 7
1.3. Bộ công cụ WISN…………………………………………………………………………………… 8
1.3.1. Giới thiệu chung về bộ công cụ WISN…………………………………………………….. 8
1.3.2. Các bước tiến hành phương pháp WISN …………………………………………………. 9
1.4. Khối lượng công việc và nhu cầu nhân lực y tế ………………………………………… 10
1.4.1. Trên thế giới………………………………………………………………………………………. 10
1.4.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………………… 13
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến KLCV điều dưỡng ………………………………………….. 16
1.6. Giới thiệu về Bệnh viện Bình Định …………………………………………………………. 19
1.7. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………………. 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………… 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 23
2.4. Cỡ mẫu, cách chọn mẫu…………………………………………………………………………. 23
2.4.1. Nghiên cứu định lượng. ………………………………………………………………………. 23
2.4.2. Nghiên cứu định tính ………………………………………………………………………….. 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………………. 23
2.5.1 Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………………… 23
2.5.2. Thu thập số liệu …………………………………………………………………………………. 26
HUPHiii
2.6. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 28
2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng…………………………………………………………….. 28
2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính………………………………………………………………… 28
2.7. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………………………. 29
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 31
3.1. Mô tả thông tin, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………. 31
3.2. Xác định khối lượng công việc của điều dưỡng tại 03 khoa nghiên cứu ………. 34
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của điều dưỡng …………… 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 60
4.1. Khối lượng và nhu cầu công việc của điều dưỡng tại bệnh viện Bình Định năm
2020 ………………………………………………………………………………………………….. 60
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc ………………………………….. 64
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….. 71
1. Khối lượng công việc và nhu cầu nhân lực điều dưỡng tại các khoa nghiên cứu
năm 2020 …………………………………………………………………………………………………… 71
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc tại 03 khoa nghiên cứu năm
2020 ………………………………………………………………………………………………………….. 71
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………….. 74
1. Đối với bệnh viện ……………………………………………………………………………………. 74
2. Đối với các khoa……………………………………………………………………………………… 74
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………. 80
Phụ lục 1: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐD VỀ THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU
DƯỠNG ………………………………………………………………………………………………….. 80
Phụ lục 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỀ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG83
Phụ lục 3: BỘ CÂU HỎI HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỀ THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA
ĐIỀU DƯỠNG …………………………………………………………………………………………… 85
Phụ lục 4: PHIẾU TỰ ĐIỀN DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ KHOA (tại 3 khoa)87
Phụ lục 5: BẢNG TÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT TẠI
KHOA ………………………………………………………………………………………………….. 89
HUPHiv
A. KHOA NỘI TỔNG HỢP…………………………………………………………………………. 89
Phụ lục 6: CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC KHOA…………………………………………… 93
Phụ lục 7: BẢNG TÍNH NHU CẦU NHÂN SỰ, DỰA TRÊN KẾT QUẢ CỦA
WISN ………………………………………………………………………………………………… 101
HUPHv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Tình hình nhân lực chuyên môn tại các khoa nghiên cứu …………………. 31
Bảng 3. 2: Thực trạng nhân lực điều dưỡng tại các khoa nghiên cứu………………… 32
Bảng 3. 3: Cơ cấu nhân lực, giường bệnh tại các khoa nghiên cứu …………………… 33
Bảng 3.4. Số ngày nghỉ, ngày làm việc có thể có tại 03 khoa nghiên cứu …………… 34
Bảng 3.5. Phân loại thời gian nghỉ của các điều dưỡng trong năm …………………… 35
Bảng 3.6. Thời gian làm việc sẵn có (AWT) của điều dưỡng tại 03 khoa……………. 37
Bảng 3.7. Thời gian trung bình thực hiện các hoạt động dịch vụ y tế của ĐD…….. 39
Bảng 3.8. Hiện hoạt động chăm sóc hàng ngày của điều dưỡng ……………………….. 41
Bảng 3.9. Cấu phần công việc và thời gian dành cho hoạt động bổ trợ của ĐD …. 42
Bảng 3.10. Các hoạt động bổ sung của điều dưỡng tại 03 khoa nghiên cứu……….. 44
Bảng 3.11. Nhân lực điều dưỡng cần có cho hoạt động dịch vụ y tế………………….. 46
Bảng 3.12. Tỷ lệ phần trăm thời gian và nhu cầu nhân lực cho nhóm hoạt Các hoạt
động bổ trợ của các điều dưỡng……………………………………………………………………. 47
Bảng 3.13. Nhu cầu nhân lực cần có cho hoạt động bổ sung của ĐD tại 03 khoa.. 48
Bảng 3.14. Nhu cầu nhân lực cần có của điều dưỡng tại 03 khoa……………………… 49
Bảng 3.15. Áp lực công việc của điều dưỡng ………………………………………………….. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com