KHÔNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2016
Luận văn KHÔNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2016.THA là một vấn đề thời sự là gánh nặng cho y tế. Theo thống kê THA là một bệnh mạn tính hay gặp nhất tác động tới hơn 1 tỷ người trên thế giới và là một yếu tố nguy cơ sớm đối với tim mạch, thận và mạch máu não. THA đang là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi chiếm 1/2- 2/3 dân số bệnh THA nhưng việc tuân thủ và điều trị tốt huyết áp vẫn còn thấp cả trên thế giới [8].
THA là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch khác [1]. Hiện nay, THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu [18]. THA là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%) [18].
Ở Việt Nam, THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển [18]. Theo các số liệu điều tra cho thấy năm 1960 tỷ lệ THA mới chỉ là 1% dân số, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số nhưng đến năm 2002 tỷ lệ THA đã là 23,2% khu vực Hà Nội, TPHCM 20,5% (2004)và đến năm 2008 đã lên đến 27,2% dân số ở người trưởng thành > 25 tuổi của nước ta [18].
Ở nước ta tỷ lệ BN THA không biết bị bệnh, hoặc biết bị bệnh nhưng chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đúng chiếm gần 90%. Hầu hết các BN THA chỉ điều trị khi thấy khó chịu và thường khi thấy con số HA về bình thường là tự ý bỏ thuốc, hoặc chỉ điều trị một đợt, không khám lại [5]. THA là bệnh mãn tính phải điều trị đầy đủ, liên tục, lâu dài. Nếu không được điều trị tốt sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, nguy hiểm tính mạng hoặc không hồi phục, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ NMCT. Nhưng thực tế vấn đề kiểm soát huyết áp cũng rất khó khăn. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt HA [5]. Năm 2002,2 Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5.012 người từ 25 tuổi trở lên ở 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Thái Nguyên) kết quả 8 trong 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người là dùng thuốc và tỷ lệ HA được khống chế tốt là 19,1% [18]. Cũng theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 cho thấy THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi
Không tuân thủ điều trị THA là BN không tuân thủ thực hiện chế độ ăn, luyện tập, sinh hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp theo đúng chỉ định của bác sỹ. Nếu bệnh nhân bị bệnh THA không được phát hiện và điều trị tốt sẽ có thể bị tàn phế hoặc tử vong. Mặt khác nếu bệnh nhân được phát hiện bị bệnh này thì phải được theo dõi và điều trị suốt đời để phòng tránh các biến chứng của bệnh gây ra, như vậy sẽ rất tốn kém về tiền của cũng như thời gian và công sức của bệnh nhân, gia đình và xã hội [18]. Nghiên cứu cho thấy tuân thủ điều trị (TTĐT) làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột qụy và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Do vậy, việc TTĐT là điều rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị [13]. Mặc dù có rất nhiều lợi ích do điều trị mang lại nhưng trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị là một thách thức rất lớn không những với bản thân người bệnh mà với cả hệ thống y tế [5].
Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “không tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Gò Quao, tỉnh Kiên Giang năm 2016”. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sự không tuân thủ thuốc, chế độ ăn, tập thể dục, hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc, đo huyết áp định kỳ và tìm ra một số yếu tố liên quan với từng loại không tuân thủ để từ đó đưa ra những khuyến cáo để có thể làm tăng mức độ TTĐT của những bệnh nhân này. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin để góp phần mở rộng và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc và điều trị THA cho các bệnh nhân THA, đồng thời đưa ra được các bằng chứng giúp cho các nhà hoạch định chính sách phát triển các tài liệu đào tạo, các hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc, điều trị THA cho các đối tượng khác nhau.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả hiện trạng tăng huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện đa khoa Gò Quao, tỉnh Kiên Giang năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên những bệnh nhân này
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………………….. i
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………. vi
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………….vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………….4
1.1. Một số khái niệm cơ bản về tang huyết áp………………………………………………. 4
1.1.1. Khái niệm về tăng huyết áp:……………………………………………………………………4
1.1.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp:……………………………………………………………… 4
1.1.3. Các phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị tăng huyết áp………………………… 5
1.2. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp……………………………………………………………… 7
1.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp……………………………………………….7
1.3.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………………………………..7
1.3.2. Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình…………………………………………………………8
1.3.3. Địa lý, thói quen và lối sống………………………………………………………………….. 8
1.4. Điều trị THA bằng thuốc tại tuyến cơ sở………………………………………………….8
1.4.1. Vai trò của điều trị THA…………………………………………………………………………8
1.4.2. Phòng bệnh………………………………………………………………………………………….. 8
1.4.3. Các đo lường tuân thủ điều trị…………………………………………………………………9
1.5. Thực trạng THA và điều trị THA trên thế giới và ở Việt Nam……………………9iii
1.5.1. Thực trạng trên thế giới………………………………………………………………………….9
1.5.2. Thực trạng THA và điều trị THA tại Việt Nam……………………………………… 12
1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu………………………………………………………………17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………19
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………..19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….19
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích………………………… 19
2.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu……………………………………………………….. 19
2.4.1. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………….19
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………..20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………………..20
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu……………………………………………………………………… 20
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………………….20
2.6. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………… 21
2.7. Các biến số nghiên cứu: (xem phụ lục 2)………………………………………………. 22
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá: (xem phụ lục 5)…………………………………………………….22
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu……………………………………………………………. 24
2.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục sai số……………………………24
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu:……………………………………………………………………… 24
2.9.2. Biện pháp khắc phục:………………………………………………………………………….. 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………….26
3.1. Thông tin chung về ĐTNC……………………………………………………………………26iv
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học……………………………………………………………………… 26
3.1.2. Đặc điểm liên quan đến điều trị……………………………………………………………. 27
3.1.3. Chi tiết kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA…………………………………..28
3.1.4. Thông tin về hỗ trợ điều trị THA ngoại trú……………………………………………. 30
3.2. Thực trạng không tuân thủ điều trị THA……………………………………………….. 32
3.2.1. Không tuân thủ thuốc điều trị THA………………………………………………………. 32
3.2.2. Không tuân thủ chế độ ăn……………………………………………………………………..33
3.2.3. Không tuân thủ hạn chế rượu/bia…………………………………………………………..33
3.2.4. Không tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực………………………………….34
3.2.5. Không tuân thủ đo huyết áp hàng ngày, ghi lại huyết áp và tái khám định kỳ..
…………………………………………………………………………………………………………..35
3.3. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị tăng huyết áp…………… 36
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ thuốc điều trị………………………. 36
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ lối sống…..Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ chế độ ăn……………………………. 38
3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị tăng huyết áp chung…. 39
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..44
4.1. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA…………………………………………….. 44
4.2. Thực trạng không tuân thủ điều trị THA……………………………………………….. 47
4.2.1. Không tuân thủ thuốc điều trị………………………………………………………………..47
4.2.2. Không tuân thủ chế độ ăn……………………………………………………………………..47
4.2.3. Không tuân thủ hạn chế rượu/bia…………………………………………………………..48v
4.2.4. Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào………………………………………………….. 48
4.2.5. Không tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực………………………………….49
4.2.6. Tuân thủ đo huyết áp hằng ngày, ghi lại huyết áp và tái khám định kỳ………49
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị THA………………………………….50
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ thuốc điều trị………………………. 50
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ ăn……………………………………… 51
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………….52
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….54
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………… 55
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………… 6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng đánh giá tuân thủ chế độ ăn……………………………………………………..23
Bảng 2.2: Bảng đánh giá tuân thủ điều trị thuốc………………………………………………. 23
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=236)……………….26
Bảng 3.2: Đặc điểm liên quan đến điều trị (n=236)………………………………………….. 27
Bảng 3.3: Chi tiết kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA (n=236)………………… 28
Bảng 3.4: Thông tin về hỗ trợ điều trị THA ngoại trú………………………………………..30
Bảng 3.5: Chi tiết không tuân thủ điều trị thuốc (n=236)……………………………………32
Bảng 3.6: Không tuân thủ chế độ ăn………………………………………………………………..33
Bảng 3.7: Không tuân thủ hạn chế rượu/bia…………………………………………………….. 33
Bảng 3.8: Không tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào theo giới tính……………….. 33
Bảng 3.9: Chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực theo giới tính (n=236)…………………. 34
Bảng 3.10: Không tuân thủ đo HA hàng ngày, ghi lại HA và tái khám định kỳ…… 35
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với không tuân thủ thuốc
điều trị………………………………………………………………………………………………………….36
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị với tuân thủ thuốc điều trị……….. 37
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa hỗ trợ điều trị THA với tuân thủ thuốc điều trịError!
Bookmark not defined.
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với không tuân thủ chế độ
ăn…………………………………………………………………………………………………………………38
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và không tuân thủ điều trị39
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị với không tuân thủ điều trị THA.40
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa kiến thức và không tuân thủ điều trị THA………….. 41
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thông tin về hỗ trợ điều trị với không tuân thủ điều
trị THA…………………………………………………………………………………………………………4
https://thuvieny.com/khong-tuan-thu-dieu-tri-tang-huyet-ap-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-cua-benh-nhan-ngoai-tru/