KIỂM CHỨNG GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỒI MÁU NÃO VÀ XUẤT HUYẾT NÃO TRÊN LỀU

KIỂM CHỨNG GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỒI MÁU NÃO VÀ XUẤT HUYẾT NÃO TRÊN LỀU

 KIỂM CHỨNG GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT NHỒI MÁU NÃO VÀ XUẤT HUYẾT NÃO TRÊN LỀU

Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Thành,Trần Ngọc Tài
TÓM TẮT :
Trong tai biến mạch máu não, việc chẩn đoán thể tai biến, nhất là phân biệt giữa nhồi máu não và xuất huyết não trên lều, có vai trò quan trọng cho điều trị và tiên lượng bệnh. Năm 1999, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu và thiết lập được một thang điểm dựa trên các yếu tố lâm sàng để chẩn đoán phân biệt hai thể bệnh này, thang điểm như sau: Kiểu khởi phát (chậm, bậc thang: 0đ, tức thì: 2đ, nhanh trong 2 giờ: 4đ) + Tri giác khởi phát (tỉnh: 0đ, lừ đừ-ngủ gà: 0,5đ, mê: 3đ) + Nhức đầu khởi phát (có: 1,5đ, không: 0đ) + Oi (có: 1đ, không:0đ) + 1/20*Huyết áp tâm trương (mmHg) – Tiền căn thoáng thiếu máu não, tai biến thực sự, hoặc tiểu đường (có ít nhất 1: 1,5đ, không có cả 3: 0đ) – 7,5. Nếu điểm số < -1, chẩn đoán là nhồi máu não; nếu > +1, chẩn đoán xuất huyết não; nếu trong khoảng -1 đến +1 thì chẩn đoán không rõ, cần chụp cắt lớp điện toán não. Nghiên cứu hiện tại được tiến hành từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 8 năm 2001 nhằm kiểm chứng giá trị của thang điểm này. Nghiên cứu này được thực hiện trên 190 bệnh nhân (86 nhồi máu não và 104 xuất huyết não). Kết quả cho thấy thang điểm có độ nhạy chẩn đoán xuất huyết não và nhồi máu não lần lượt là 84,2% và 88%, với độ chính xác chung là 85,9%. Như vậy sơ bộ có thể kết luận thang điểm này đủ tin cậy để áp dụng thực tế, hứa hẹn giúp các bác sĩ lâm sàng có được chẩn đoán phân biệt giữa nhồi máu não và xuất huyết não trên lều nhanh chóng và có cơ sở, nhất là ở những nơi chưa có điều kiện chụp cắt lớp điện toán.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment