Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai Công ty ở Đồng Nai năm 2020

Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai Công ty ở Đồng Nai năm 2020

Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai Công ty ở Đồng Nai năm 2020
Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thị Hương, Nguyễn Xuân Phúc, Ngô Ngọc Thanh, Tạ Thị Kim Nhung
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng 52,4% người lao động biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này, khoảng 40,0% người lao động có kiến thức về việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 39,0% người lao động chưa biết về dấu hiệu mắc bệnh, 56,9% người lao động chưa biết bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm, 45,1% người lao động không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuổi nghề cao và việc không hút thuốc là những yếu tố liên quan đến việc có kiến thức tốt hơn về bệnh bụi phổi silic và cách phòng chống mắc bệnh. Phải nâng cao kiến thức cho người lao động về phòng bệnh để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra, đặc biệt là những người lao động có tuổi nghề thấp và hiện đang hút thuốc.

Tại Việt Nam, cho đến năm 2016 đã có 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Bệnh bụi phổi silic (BPSi) là bệnh đã được công nhận đền bù tại Việt Nam từ năm 1976, chiếm tỷ lệ 88% trong tất cả các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được giám định tại Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 1997.1,2Tính cho tới năm 2016, chỉ có 5.855 người khám bệnh bụi phổi silic, có 325 người được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic trong toàn quốc, chiếm 5,5%.3 Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh BPSi là một trong các bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất, tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic ở các nước đang phát triển trong số người lao động (NLĐ) làm nghề phải tiếp xúc với bụi silic vào khoảng 20 – 50%.4 Hiện nay, bệnh BPSi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hàng năm vẫn có hàng ngàn người tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh bụi phổi silic là bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động về bệnh. Thực tế kiến thức của người lao động về phòng bệnh BPSi của người lao động chưa được tốt. Trên thế giới, hiện nay mới chỉ có ít nghiên cứu kiến thức về bệnh BPSi, tiêu biểu như nghiên cứu tiến hành tại Nam Phi cho thấy tỷ lệ người lao động có kiến thức đúng về bệnh bụi phổi silic là 20,7%.5 Tại Việt Nam các nghiên cứu đánh giá về kiến thức của người lao động về bệnh BPSi còn rất hạn chế.

https://thuvieny.com/kien-thuc-benh-bui-phoi-silic-cua-nguoi-lao-dong-va-mot-so-yeu-to-lien-quan/

Leave a Comment