KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI MẮC TIÊU CHẢY CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI NAM ĐỊNH NĂM 2021
KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI MẮC TIÊU CHẢY CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI NAM ĐỊNH NĂM 2021
Nguyễn Văn Cao1, Đỗ Thị Thuỳ Dung1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp đang điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022. Kết quả: 20,9% bà mẹ có kiến thức đúng dấu hiệu tiêu chảy cấp. 40,9% bà mẹ trả lời đúng tác dụng của dung dịch Oresol nhưng về thời gian sử dụng dung dịch Oresol đã pha đúng chỉ là 9,1%. Đa số bà mẹ biết được các biện pháp phòng tiêu chảy cấp cho trẻ liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và dùng trong ăn uống, rửa tay sạch bằng xà phòng cho trẻ, các biện pháp phòng khác ít được biết đến. Kết luận: Kiến thức của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi về bệnh tiêu chảy cấp còn chưa tốt.
Tiêu chảy cấp (TCC) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do TCC, trong đó 80% là trẻ từ 0-2 tuổi. Trung bình trẻ dưới 3 tuổi mắc từ 3-4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt bệnh mỗi năm [8].Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị TCC là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và TCC tạo thành một vòng bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻbị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia nghèo, đang hoặc kém phát triển, trong đó có Việt Nam.Tại Việt Nam, TCC là một trong mười bệnh có tỉ suất mắc và chếtcao trong nhiều thập niên qua, ước tính hàng năm nước ta có 12000 trường hợp tử vong do tiêu chảy. Số ca bệnh TCC năm 2012 ở 28 tỉnh miền Bắc là 433000, chỉ đứng sau số ca có triệu chứng cúm (870000). Số ca tử vong ước tính (2005) là 9600-12400 ca tử vongở trẻ dưới 5 tuổi do tiêu chảy. Trong số trẻ dưới 5 tuổi, 15% sẽ phải nhập viện do tiêu chảy và 50% cần tới phòng khám [5]. Tại Nam Định theo nghiên cứu của Tưởng Thị Huế thì kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc TCC chưa tốt: kiến thức tốt chiếm tỷ lệ rất thấp 1,2%; kiến thức khá 37,8%, kiến thức trung bình 48,8%, kiến thức kém 12,2% [4]. Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sáu tháng đầu năm 2021 có hơn 2000 lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc TCCđến khám và điều trị. Trong đó có khoảng 170 trẻ dưới 2 tuổi mắc TCC, có nhiều trường hợp trẻ tái mắc hoặc cả anh, chị, em trong gia đình đều bị mắc bệnh tiêu chảy cấp. Chính vì thế việc nâng cao kiến thức của các bà mẹ trong giai đoạn trẻ bị bệnh TCC có vai trò quyết định đến việc giảm mức độ trầm trọng của bệnh cũng như quá trình hồi phục của trẻ. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Mô tả kiến thức của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bà mẹ, trẻ dưới 2 tuổi, tiêu chảy cấp
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2009). Tài liệu hướng dẫn chăm sóc và xử trí tiêu chảy ở trẻ em( Ban hành kèm theo Quyết định số: 4121 /QĐ – BYT ngày 28 tháng 10 năm 2009của Bộ Trưởng -Bộ Y Tế).
2. Nguyễn Đức Hùng (2013). Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2013, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
3. Phan Hoàng Thùy Linh; (2017). Thực trạng kiến thức,thái độ, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2017, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
4. Tưởng Thị Huế (2017). Thay đổi kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định sau can thiệp giáo dục, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định
5. Tổng cục Thống kê (2015). Niên giám thống kê (tóm tắt) 2015, NXB Thống kê, 245-266.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com