Kiến thức, hành vi nguy cơ nhiễm HIV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014

Kiến thức, hành vi nguy cơ nhiễm HIV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014

Luận văn Kiến thức, hành vi nguy cơ nhiễm HIV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014.HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối đe dọa đồng thời cũng là thách thức lớn không chỉ với sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, sự ổn định chính trị – xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới. Những hậu quả mà HIV/AIDS gây ra là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới phải hứng chịu trong đó có Việt Nam [1, 2].

Tại Việt Nam, tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh cho đến hết 31/3/2014, toàn quốc hiện có 218.204 trường hợp số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 67.259) và đã có 69.287 trường hợp tử vong do HIV/AIDS [3]. Tuy nhiên theo ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS năm 2014 có khoảng 256.500 người hiện nhiễm HIV trong cộng đồng. Do đó ước tính còn 38.300 người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Tỷ lệ người hiện mắc HIV toàn quốc trên 100.000 dân theo số báo cáo là 248 người, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (875), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (690), thứ 3 là Thái Nguyên (636) [3]. Đặc biệt là số người tiêm chích ma túy sống chung với HIV/AIDS chiếm tỷ lệ không nhỏ, trên thế giới là 1,7 triệu người, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy ở Việt Nam là 13.4% (so với tỷ lệ nhiễm HIV là 0.45% trong dân số nói chung) [4].
Nhận thức được các nguy cơ này, nhiều biện pháp giảm thiệu tác hại, và tăng cường sự đáp ứng rộng rãi của cộng đồng giúp phòng ngừa và điều trị dựa vào cộng đồng để giải quyết tình trạng lệ thuộc chất gây nghiện đã được triển khai nhằm giúp tránh được những nguy hại do lệ thuộc chất dạng thuốc phiện nói chung, đặc biệt giúp phòng ngừa dịch HIV/AIDS có liên quan đến lạm dụng chất dạng thuốc phiện. Trong năm 2006, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC)- Bộ Y Tế (MOH) đã bắt đầu triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone [5], chương trình đã đem lại những hiệu quả hết sức rõ rệt như cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [5, 6].
Tuy nhiên tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền núi phía bắc, do các tỉnh miền núi thường có điều kiện kinh tế, địa lý khó khăn nên tỷ lệ người nghiện chích ma túy còn cao, cách tiếp cận với dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc nằm trên con đường vận chuyển, buôn bán và sử dụng ma túy hết sức phức tạp và khó kiểm soát, vì vậy công tác điều trị bằng Methadone gặp phải nhiều thách thức lớn. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, hành vi nguy cơ nhiễm HIV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1.    Mô tả kiến thức và hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở các bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở các bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014. 
KHUYÊN NGHỊ
•    Cần đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao hiểu biết cho đối tượng tiêm chích ma tuý về kiến thức phòng tránh HIV/AIDS theo 5 câu hỏi của Bộ Y Tế ban hành năm 2007và 3 con đường lây truyền HIV/AIDS.
•    Nội dung tuyên truyền phòng chống HIV nên tập trung vào kiến thức nguy cơ lây nhiễm HIV, những đường không lây truyền HIV và hành vi sử dụng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục, cấp phát BCS miễn phí.
•    Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc để nâng cao độ bao phủ và tính bền vững của chương trình. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức, hành vi nguy cơ nhiễm HIV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014
1.    “Khuyến nghị về HIV và AIDS và thế giới công việc” (2010), Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, tr. 200.
2.    BỘ Y TẾ (2011), “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030”, tr. 5.
3.    BỘ Y TẾ (2014), “BÁO CÁO Tình hình nhiễm HIV/AIDS và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 4 tháng đầu năm 2014”.
4.    “LỆ THUỘC MA TUÝ Ở VIỆT NAM” (2014), Tiếng Chuông.
5.    BỘ Y TẾ (2014), “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TẠI HẢI PHÒNG VÀ TP. HỒ CHÍ MINH”, tr. 5,22-23.
6.    LÊ HỒNG (2014), “ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI QUẢNG BÌNH – MỘT NHU CẦU CẤP THIẾT”, TẠP TRÍ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH, 5.
7.    BÔ Y TẾ, “Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
8.    MMT VietNam (2014), “TỔNG QUAN VÀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ”, METHADONE MAINTEMANCE THERAPY VIETNAM.
9.    Lan Anh (2014), “Điều trị Methadone cho phạm nhân-Một chính sách nhân đạo “, VGP News.
10.    “Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia” (2014), HIV, tr. 7-11.
11.    Viện Đào Tạo Y Học Dự Phòng Và Y Tế Công Cộng Trường Đại Học Y Hà Nội (2013), “Dịch tễ học HIV/AIDS “, Nhà xuất bản Y học.
12.    Thúy Ngọc (2014), “Hiểu đúng về những hành vi lây nhiễm HIV”,
VNXPRESS. 
13.    Nam Phương (2015), “34% số người nhiễm HIV mới là nữ giới”,
VNXPRESS.
14.    Atul Ambekar, Ravindra Rao, Anan Pun và các cộng sự. (2013), “The trajectory of methadone maintenance treatment in Nepal”, International Journal of Drug Policy, (e57-e60).
15.    Vijay A, Bazazi AR, Yee I và các cộng sự. (2015), “Treatment readiness, attitudes toward, and experiences with methadone and buprenorphine maintenance therapy among people who inject drugs in Malaysia.”, J Subst Abuse Treat, 15(0740-5472).
16.    Marek C. Chwarski, Mahmud Mazlan và Richard S. Schottenfeld (2006), “Heroin dependence and HIV infection in Malysia”, Drug and Alcohol Dependence, 82(1), tr. 39-42.
17.    BỘ Y TÊ (2010), “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone”, tr. 1.
18.    Chen LH, Hedegaard H và Warner M (2014), “Drug-poisoning deaths involving opioid analgesics: United States”, National Center for Health Statistics, tr. 166.
19.    Bộ Y Tế (2011), “Sổ tay thông tin điều trị Methadone dành cho người bệnh”.
20.    Eric C, Strain M.D và Maxime L. Stitzer (2005), “The Treatment of Opioid Dependence”.
21.    Sullivan SG1, Wu Z, Rou K và các cộng sự. (2015), “Who uses methadone services in China? Monitoring the world’s largest methadone programme “, Addiction, 1, tr. 29-39.
22.    Tiếng Chuông (2014), “Bài 2: Điều trị thay thế Methadone “, (8-11).
23.    Cao Kim Thoa (2014), “Điều trị nghiện bằng Methadone: Vì sao còn hạn chế? “, (10-11).
24.    Tạp Chí Y Học Dự Phòng (2014), “Tình hình dịch HIV/AIDS năm 2013 ở Việt Nam”, Tạp Chí Y Học Dự Phòng.
25.    Lê Thanh Thị Bình (2015), “KẾT QUẢ BAN ĐẦU THỰC HIệN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI”, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Yên Bái.
26.    Lâm Thanh Hà (2014), “Phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chương trình Methadone trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN BIÊN.
27.    Nguyễn Đình Minh (2008), “Giải pháp sử dụng Methadone cho người nghiện ma túy từ thử nghiệm đến những vấn đề nan giải”, Báo bảo vệ pháp luật.
28.    Nguyễn Anh Quang (2013), “Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện thay thế bằng thuốc methadone tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013 “, Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp cơ sở.
29.    Nguyễn Anh Quang (2012), “Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội”, Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp cơ sở.
30.    Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2014), “Báo cáo kết quả triển khai chương trình điều trị Methadone tỉnh Điện Biên đến 30/4/2014”.
31.    Nguyễn Dung, Nguyễn Lê Tâm, Trần Thị Ngọc và các cộng sự. (2011), “ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH Về PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA NGƯỜI DÂN 15 – 49 TUỔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2011”, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
I.    LỆ THUỘC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN    3
1.    Khái niệm    3
2.    Nguyên nhân    3
3.     Thực trạng lệ thuộc chất dạng thuốc phiện    4
II.    KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS    5
1.     Định nghĩa về HIV và AIDS    5
2.     Các con đường lây truyền HIV/AIDS chủ yếu trong cộng đồng    6
3.    Tình hình dịch HIV/AIDS    7
III.    CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT
DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE    9
1.     Hiểu biết chung về lịch sử điều trị Methadone    9
2.    Các tác dụng của Methadone    10
3.    Biện pháp điều trị thay thế Methadone    10
4.     Lợi ích của chương trình điều trị Methadone với người bệnh    12
5.    Những ưu điểm và hạn chế trong công tác điều trị Methadone tại nước
ta    13
IV.    TÌNH HÌNH NHIỄM HIV VÀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ METHDONE TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CỦA NƯỚC TA    14
1.     Tình hình nhiễm HIV tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta    14
2.     Hoạt động điều trị methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc    16
V.    CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
CỦA ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG METHADONE    18 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    21
2.2.    Thời gian nghiên cứu    21
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    21
2.4.    Đối tượng nghiên cứu    21
2.5.    Cỡ mẫu và chọn mẫu    21
2.6.    Biến số chỉ số    23
2.7.    Phương pháp thu thập số liệu    25
2.8.    Sai số và cách khống chế sai số    26
2.9.    Xử lý và phân tích số liệu    27
2.10.    Đạo đức trong nghiên cứu    27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    28
3.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    28
3.2.    Kiến thức và hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của bệnh nhân tham
gia điều trị Methadone    31
3.3.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về cách phòng ngừa
HIV/AIDS theo 5 câu hỏi quy định của Bộ Y Tế ban hành năm 2007    39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    43
4.1.    Kiến thức và hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên
cứu    43
4.2.    Các yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi    46
4.3.    Hạn chế của nghiên cứu    47
KẾT LUẬN    49
KHUYẾN NGHỊ    50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bảng 2.1: Biến số và chỉ số    23
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    28
Bảng 3.2: Tiền sử sử dụng chất gây nghiện    29
Bảng 3.3: Kiến thức của đối tượng điều trị Methadone    về    HIV/AIDS    31
Bảng 3.4: Tiền sử tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu . 32
Bảng 3.5: Quan điểm của đối tượng về nguy cơ nhiễm    HIV/AIDS    33
Bảng 3.6: Hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của đối tượng trước khi tham
gia điều trị Methadone    34
Bảng 3.7: Cách phòng ngừa HIV theo 5 câu hỏi quy định của Bộ Y tế ban hành năm 2007 và kiến thức đúng về 3 con đường lây truyền
HIV/AIDS    38
Bảng 3.8: Các yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về cách phòng ngừa HIV/AIDS theo 5 câu hỏi quy định của Bộ Y Tế ban hành năm
2007    39
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức về 3 con đường lây
truyền HIV/AIDS    40
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa hành vi nguy cơ và tình trạng nhiễm
HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu    41
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ loại chất gây nghiện đối tượng nghiên cứu sử dụng lần đầu …. 30 Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ tự đánh giá nguy cơ nhiễm HIV của đối tượng
nghiên cứu    35
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % lý do đối tượng cho rằng mình có nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS    36
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ lý do đối tượng cho rằng mình không có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS    37

Leave a Comment