KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ CHĂM SÓC HẬU SẢN CỦA CÁC BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK

KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ CHĂM SÓC HẬU SẢN CỦA CÁC BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK

KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ CHĂM SÓC HẬU SẢN CỦA CÁC BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK
Đinh Thị Ngọc Lệ1, Võ Minh Tuấn1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Khoảng 87% bà mẹ gặp các vấn đề liên quan tới thời kì hậu sản, trong đó nặng nề nhất là tử vong mẹ và tử vong con. Huyện Krông Năng có 30,8% là dân tộc thiểu số với đặc điểm đời sống kinh tế khó khăn, hạn chế tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Hiện chưa có nghiên cứu về vấn đề chăm sóc hậu sản trên địa bàn.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các bà mẹ dân tộc thiểu số có kiến thức, hành vi chăm sóc hậu sản đúng tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trong cộng đồng được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/2019 đến 7/2020. Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ dân tộc thiểu số đã sinh con tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Kết quả: trong thời gian 9 tháng thực hiện nghiên cứu trên 493 bà mẹ dân tộc thiểu số đã sinh con tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi ghi nhận được: Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức CSHS cho mẹ đúng là 23,73%. Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức CSHS cho con đúng là 28,19 %. Tỷ lệ các bà mẹ có hành vi CSHS cho mẹ đúng là 56,19 %. Tỷ lệ các bà mẹ có hành vi CSHS cho con đúng là 36,71 %.

Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, hành vi chăm sóc hậu sản cho mẹ cũng như cho con của các bà mẹ dân tộc thiểu số tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk rất thấp. Kết quả của nghiên cứu góp phần đưa ra số liệu y học thực chứng về các vấn đề cần tập trung giải quyết trong công tác chăm sóc hậu sản cho mẹ cũng như cho con trong địa bàn nghiên cứu.

Theo số liệu của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 134 triệu đứa trẻ được sinh ra(1). Theo số liệu của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình vào năm 2018(2) tại Việt Nam hơn 1,5 triệu trẻ được sinh ra, điều này cũng có nghĩa là hàng triệu bà mẹ sẽ trải qua giai đoạn hậu sản. Thời kỳ hậu sản đi kèm với hàng loại  thay đổi ở các hệ cơ quan: hệ sinh dục, hệ tiết niệu, hệ nội tiết. Nhưng đây lại là giai đoạn bị ít được quan tâm đối với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng, nên thời kỳ này mang lại không ít khó khăn cho bà mẹ. Có đến 87% bà mẹ gặp các vấn đề trong thời kỳ hậu sản như: táo bón, nứt vết may, khó khăn kho cho con bú…

KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ CHĂM SÓC HẬU SẢN CỦA CÁC BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK

Leave a Comment