Kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ chưa có con phá thai đến 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Luận văn Kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ chưa có con phá thai đến 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.Phá thai (PT) là thủ thuật y học để kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi, thai nhi khỏi tử cung trước khi thai nhi có khả năng sống độc lập ở môi trường ngoài tử cung [1]. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 210 triệu phụ nữ mang thai, trong đó 80 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và phần lớn kết thúc thai nghén bằng việc phá thai. 21,6 triệu phụ nữ phá thai không an toàn mỗi năm, khoảng 47000 người chết vì biến chứng [2].
Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao thế giới. Phá thai chiếm 40% tổng số trường hợp mang thai hàng năm, với tỷ lệ 83/1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [3]. Theo số liệu nghiên cứu, trung bình 1 người phụ nữ có 2,5 lần phá thai [4].
Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 tại Việt Nam đã cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) từ 72,7% (2000) lên 78% (2006), đáng chú ý là tăng tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (67,1%). Tuy nhiên, theo Tổng cục thống kê và Uỷ ban quốc gia dân số, gia đình và trẻ em điều tra biến động dân số 2001-2006, tỷ lệ phá thai giảm đi không đáng kể và vẫn ở mức cao trên thế giới, từ 1,3%
(2001) xuống 1,1% (2006) [5]. Trong khi đó, tai biến trong và sau khi phá thai
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần cuả người phụ nữ.
Nghiên cứu tại Nam Định (1999-2001) với 2500 phụ nữ phá thai và 2500 phụ nữ nhóm chứng cho thấy 20,3% tổng số phụ nữ phá thai chịu ảnh hưởng của tai biến [6].
Tại Việt Nam, các yếu tố như tuổi, số con, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế thiếu thốn, sử dụng biện pháp tránh thai không đúng làm tăng nguy cơ phá thai [7], [8], [9], [10]. Sự thiếu hiểu biết về phá thai và hậu quả của phá thai không an toàn, không xem chương trình kế hoạch hoá gia đình và thông tin biện pháp tránh thai trên truyền hình là yếu tố tăng tỷ lệ phá thai [8], [11]. Trên thực tế, những nghiên cứu trên ít đề cập đến kiến thức, thái độ, hành vi và những yếu tố liên quan đến chính nó của người phụ nữ phá thai, đặc biệt phụ nữ chưa có con. Đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm bởi phá thai không những gây biến chứng vô sinh mà còn liên quan đến các thai kỳ về sau [12]. Nếu như chúng ta xác định được kiến thức, thái độ,
hành vi và 1 số yếu tố liên quan đến phá thai ở những phụ nữ chưa có con và áp dụng vào chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản, ngăn ngừa phá thai thì tỷ lệ, biến chứng do phá thai sẽ giảm và hạn chế đáng kể ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi.
Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản (SKSS)- Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ)- Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở đào tạo, nghiên cứu dịch vụ Kế hoạch hoá gia đình lớn nhất của miền Bắc. Trong vòng 6 tháng (03- 08/2001) có 2344 trường hợp phá thai [13]. Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần giảm tỷ lệ phá thai không an toàn và cải thiện sức khoẻ sinh sản của
phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ chưa có con phá thai đến 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi ở phụ nữ chưa có con phá thai đến 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2. Phân tích một số yếu tố Hên quan đến kiến thức, hành vi ở phụ nữ
chưa có con phá thai đến 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Phá thai, các phương pháp phá thai, tai biến phá thai và các biện pháp tránh thai … 3
1.1.1. Định nghĩa Phá thai 3
1.1.2. Các phương pháp phá thai đến 12 tuần 3
1.1.3. Tai biến phá thai 4
1.1.4. Các biện pháp tránh thai 4
1.2. Tình hình phá thai trên thế giới 7
1.3. Tình hình phá thai tại Việt Nam 10
1.4. Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi PT 12
1.4.1. Kiến thức về phá thai 12
1.4.2. Thái độ về phá thai 14
1.4.3. Hành vi về phá thai 15
1.4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi phá thai 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23
2.2.5. Các biến số và một số khái niệm/qui ước dùng trong nghiên cứu … 23
2.2.6. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 25
3.2. Kiến thức về PT của ĐTNC 26
3.3. Thái độ về PT của ĐTNC 29
3.4. Hành vi về PT của ĐTNC 30
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, hành vi ở phụ nữ chưa có con
phá thai đến 12 tuần 33
3.5.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức PT của ĐTNC 33
3.5.2. Một số yếu tố liên quan của ĐTNC với hành vi PT 35
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 39
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 39
4.2. Kiến thức, thái độ, hành vi ở phụ nữ chưa có con phá thai đến 12 tuần
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 40
4.2.1. Kiến thức về phá thai đến 12 tuần của đối tượng nghiên cứu 40
4.2.2. Thái độ về phá thai đến 12 tuần của đối tượng nghiên cứu 43
4.2.3. Hành vi về phá thai đến 12 tuần của đối tượng nghiên cứu 45
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi ở phụ nữ chưa có
con phá thai đến 12 tuần tại BVPSTW 47
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Y Hà nội (2002), Bài giảng Sản phụ khoa II, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2. WHO, Unsafe abortion (2011): Global and regional estimates of incidence of unsafe abortion and associated mortality in 2008, Sixth edition. Geneva,World health organization.
3. Bộ y tế, Tổng cục thống kê (2003), Báo cáo điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
4. Goodkind D (1994),“Abortion in Vietnam: Measurements, puzzle and concerns”. Study Famil planning, 25(6),342- 352.
5. Uỷban quốc gia Dân số- Gia đình và trẻem (2006),Báo cáo tổng kết công tác năm 2006.
6. Trần Thị Trung Chiến (2002), Tai biến nạo hút thai, Trung tâm nghiên cứu thông tin và tưliệu dân số, Hà Nội.
7. Nguyễn ThịThuỳLinh, Lê Hồng Cẩm (2009),Các yếu tốnguy cơphá thai ởphụnữ chưa có con tại BV Đa khoa Long An. Y học TP. HCM. Vol 13- Suppelement of No 1- 2009: 51- 55.
8. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2004), Một số yếu tố liên quan đến nạo phá thai của phụnữcó thai lần đầu tại thành phốHCM, Tạp chí y tếcông cộng, tháng 11/2004, 38- 44.
9. Hà Huy Toan (2003),Những yếu tốliên quan đến nạo hút thai của phụnữcó chồng ởhuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Đại học y tếcông cộng, Hà Nội.
10. Trần ThịPhương Mai và Cs (2002),Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nạo hút thai tại các cơsởy tếtại Việt Nam- Đềtài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.
11. Lương ThịTâm (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành và một sốyếu tố liên quan đến nạo hút thai ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng tại xã Minh Đạo, Tiên Du, Bắc ninh 2007, Luận văn thạc sỹ, Đại học y tếcông cộng, Hà Nội.
12. Nguyễ n Thị Thuỳ, Nguy ễ n Tr ọng Hiế u (1996). The impact of KAP of birth control on unwanted pregnancy. Hùng Vươ ng hospital, HoChiMinh city.
13. Nguyễn Thu Hoài (2006), Tình hình phá thai quý I tự nguyện tại BVPSTW trong năm 2005, Luận văn tốt nghiệp bác sỹy khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
14. Bộy tế(2005),Hướng dẫn chuẩn quốc gia vềcác dịch vụchăm sóc sức khoẻsinh sản.
15. Banerjee S (2007). Increasing access to safe abortion service in Uttarakhand: identifying medical termination of pregnancy(MTP) training centers. New Delhi: Ipas India.
16. Tổng cục thống kê (1997), Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
17. Perera J, de Silva T, Gange H (2004), Knowledge, behaviour and attitude on induced abortion and family plainning a mong Sri Lanka women seeking termination of pregnancy, Ceylon Medical Journal, 49(1),14- 17.
18. Machungo F et al (1997), Reproduction charasteristics and post- abortion health consequences in women undergoing illegal and legal abortion in Maputo, Social Science and Medicine, 45(11),1607- 1613.
19. SS. Jagnayak (2005), A study on abortion pactices in Kerala, southerninstitute for social science research, trivandrum, India.
20. Trịnh Hữu Vách và cộng sự(2003), Thực trạng cung cấp và sửdụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại tỉnh Tiền Giang, Trung tâm NCDS và SKNT, Đại học Y Thái Bình.
21. Chhun Long, Neang Ren (2001), Abortion in Cambodia, Country report.
22. Cesar JA et al (1997), Womens opinion on abortion legalization in a coutry in Souterhn Bazil, Revista de Saude publica, 31(6),566- 571.
23. Weiss P, Zverina J (1998), Factor affecting the attitudes Of Czech toward induced abortion.
24. Bankole Akinrinola, singh Susheela, Haas Taylor (1998), Reasons Why women Have Induced Abortions: Evidence from 27 countries, International Family Planning perspectives, 24(3).
25. Kekovole J, Kiragu K, Muruli L (1997), Reproductive health communication in Kenya: result of a national information, communication, and education situation survey. Baltimore, Maryland, Johns Hopkins School of Public health, Center for Communication Programs.
26. Efroymson D. Vietnam faces modern sexuality problems with inadequated knowledge and solutions. Siecus report 1996; 24(3): 4-6.
27. Lưu ThịHồng (2012), Nhận xét một sốyếu tốliên quan đến việc đi phá thai ởphụnữchưa kết hôn tại Bệnh viện Phụsản Trung ương, Tạp chí phụsản, 10(2), 208- 212
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất