Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở  rộng thuộc hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa năm 2015

Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở  rộng thuộc hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa năm 2015

Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở  rộng thuộc hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa năm 2015.Trong năm thập kỷ gần đây tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã giảm đi hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Một trong những vũ khí góp phần quan trọng nhất góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ em chính là tiêm chủng dự phòng , trong đó cốt lõi là Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) lấy đối tượng chính là trẻ em dưới năm tuổi. Tiêm chủng vắc- xin trở thành một trong những vũ khí sắc bén nhất trong bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người. Tổ chức y tế thế giới (WHO) phát động một chương trình rộng lớn có tính toàn cầu là TCMR với mục dích chính là dự phòng chủ động các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm trước hết cho trẻ em dưới năm tuổi bằng vắc- xin.[1] Các bệnh đầu tiên trong mục tiêu của Chương trình TCMR là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh lao.

Tiêm chủng là một công cụ đã được chứng minh cho việc kiểm soát và thậm chí xóa bỏ các bệnh truyền nhiễm.  Chiến dịch tiêm chủng được thực hiện bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 1967-1977 đã loại trừ bệnh đậu mùa, căn bệnh đe dọa tính mạng 60% dân số thế giới. Giữa năm 2000 và 2008, số ca tử vong do sởi trên toàn thế giới đã giảm hơn 78%, và một số khu vực đã thiết lập mục tiêu xóa bỏ căn bệnh này. Uốn ván bà mẹ và trẻ sơ sinh đã được loại bỏ trên 20 trong số 58 quốc gia có nguy cơ cao [2].
Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức WHO và Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF). Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới một tuổi  trên toàn quốc đã có cơ hội tiếp cận với Chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.[3] Trong nhiều năm qua, Việt Nam được đánh gái là “Điểm sáng” về triển khai Chương trình TCMR trong khu vực và trên thế giới. Năm 2000 Tổ chức Y tế thế giới đánh giá và công nhận Thanh toán Bại liệt tại Việt Nam, năm 2005 WHO đánh giá và công nhận Loại trừ Uốn ván sơ sinh trên quy mô tuyến huyện.[4]
Tuy nhiên nước ta, trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như sởi, bạch hầu, ho gà , viêm não Nhật Bản v.v cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.[5] Mặt khác bà mẹ là đối tượng trực tiếp nuôi dưỡng trẻ và đưa trẻ đi tiêm chủng do đó nhận thức của bà mẹ về tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của bà mẹ về tiêm chủng.  Vấn đề thu thập thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ có con dưới 1 tuổi trở nên hết sức cấp thiết giúp cho địa phương, cán bộ y tế tìm ra những những mặt còn tồn tại và đưa ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiểu biết, thái độ và thực hành của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng, góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em, nâng cao sức khỏe cộng đồng.Đề tài là một phần của đề tài: “ Đánh giá thực trạng tiêm chủng ở một số tỉnh thuộc dự án tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm do Gavi hỗ trợ”. 
Vì những lý do cấp thiết như trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở  rộng thuộc hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa năm 2015” với các mục tiêu sau: 
1.    Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 1 tuổi thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa về tiêm chủng mở rộng năm 2015.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở rộng năm 2015 thuộc địa dư nêu trên.
 

MỤC LỤC Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở  rộng thuộc hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa năm 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan về tiêm chủng mở rộng.    3
1.1.1. Một số khái niệm về tiêm chủng.    3
1.1.2. Tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới.    4
1.1.3. Tình hình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.    4
1.2. Mục tiêu của dự án tiêm chủng mở rộng.    7
1.2.1. Mục tiêu chung.    7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.    7
1.3. Các loại vắc xin.    8
1.3.1. Vắc xin BCG.    8
1.3.2. Vắc xin Sabin.    8
1.3.3. Vắc xin BH-HG-UV.    9
1.3.4. Vắc xin sởi.    9
1.3.5. Vắc xin VGB.    10
1.3.6. Vắc xin Hib.    10
1.3.7. Vắc xin Viêm não Nhật Bản.    10
1.3.8. Vắc xin uốn ván.    11
1.4. Tiêm chủng.    11
1.4.1. Lợi ích khi tiêm chủng và nguy cơ khi không tiêm chủng.    11
1.4.2. Chống chỉ định trong tiêm chủng.    12
1.4.3. Kỹ thuật tiêm chủng.    12
1.4.4. Qui trình tiêm chủng.    13
1.4.5. Lịch tiêm chủng cho trẻ em.    14
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và tỷ lệ không được tiêm chủng.    15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.    16
2.2. Thiết kế nghiên cứu.    16
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.    16
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.    16
2.4.1. Cỡ mẫu.    16
2.4.2. Cách chọn mẫu.    16
2.5. Công cụ thu thập thông tin.    17
2.6. Phương pháp thu thập thông tin.    17
2.7. Sai số và cách khống chế.    17
2.7.1. Các sai số hay gặp phải.    17
2.7.2. Cách khắc phục sai số.    17
2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.    17
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.    18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    19
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    19
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về tiêm chủng mở rộng.    20
3.2.1. Tiếp cận về truyền thông.    20
3.2.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng.    22
3.3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ , thực hành của bà mẹ có con dưới một tuổi về TCMR.    30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    35
4.1. Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.    35
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.    36
4.2.1. Về tiếp cận truyền thông.    36
4.2.2. Về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng    37
4.2.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.    40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    19
Bảng 3.2. Tỷ lệ % bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng tiếp cận thông tin về TCMR.    20
Bảng 3.3. Hình thức truyền thông phù hợp với bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng    21
Bảng 3.4. Tỷ lệ % bà mẹ biết nội dung của tiêm chủng mở rộng    22
Bảng 3.5. Tỷ lệ % bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng biết lịch tiêm chủng.    23
Bảng 3.6. Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức về tác dụng, lợi ích của tiêm chủng vắc xin.    24
Bảng 3.7. Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức về tiêm đúng lịch và tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.    25
Bảng 3.8. Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức về tiêm chủng cho phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh đẻ.    26
Bảng 3.9. Tỷ lệ % bà mẹ có kiến thức về biểu hiện và xử trí đối với trẻ sau tiêm chủng.    28
Bảng 3.10. Thái độ của bà mẹ về TCMR.    29
Bảng 3.11. Tỷ lệ % bà mẹ thực hành đúng về TCMR.    30
Bảng 3.12. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích yếu tố liên quan đến kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.    30
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy logistic phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch của bà mẹ.    32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Phạm Ngọc Đính (2012), Tiêm chủng mở rộng với mục tiêu thiên niên kỷ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em truy cập ngày, tại trang web http://tiemchungmorong.vn/vi/content/tiem-chung-mo-rong-voi-muc-tieu-thien-nien-ky-giam-ty-le-tu-vong-o-tre-em.html.
2.    WHO (2013), The Expanded Programme on Immunization, truy cập ngày, tại trang web http://www.who.int/immunization/programmes_systems/supply_chain/benefits_of_immunization/en/.
3.    Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (2013), Lịch sử hình thành và phát triển Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Tiêm chủng mở rộng, truy cập ngày 22/11/2015, tại trang web http://tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-su-tcmr.html.
4.    Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (2013), Thành quả tiêm chủng mở rộng, Tiêm chủng mở rộng, truy cập ngày, tại trang web http://tiemchungmorong.vn/vi/content/thanh-qua.html.
5.    Trần Như Dương (2015), Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cho nhân loại, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, truy cập ngày 20/12/2015, tại trang web http://nihe.org.vn/vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-chung/tin-moi/vac-xin-va-tiem-chung-la-bien-phap-phong-benh-quan-trong-va-hieu-qua-nhat-de-lam-giam-ty-le-mac-benh-va-ty-le-tu-vong-cho-nhan-loai-c12497i15086.htm.
6.    Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (2005), Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, 20 năm chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam (1985-2005).
7.    Bộ Y tế Sách hướng dẫn chương trình tiêm chủng mở rộng Ban chỉ đạo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
8.    Dương Hữu Ái, “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Vaccine uốn ván một liều không có chất bảo quản”.
9.    Bộ Y tế (2008), Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT, chủ biên.
10.    Trường đại học Y Hà Nội, Dịch tễ học, Khoa Y Tế Công cộng.
11.    Cruikshank.R, “Epidemiclogi community health in warm climate countries.”.
12.    Hồ Thư và Nguyễn Phúc Duy Tìm hiểu kiến thức và thái độ thực hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi  ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế   Tạp chí Y học thực hành.
13.    Dương Thị Hồng Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Liên Hương và các cộng sự ” (2013), Đánh giá tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 1 tuổi tại tỉnh Sơn La năm 2012″, Tạp chí Y học Dự phòng,  XXIII., Vol. số 6.
14.    Nguyễn Tuấn, Lê Quang Phong và Võ Viết Quang (2013), Đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho trẻ dưới 1 Tuổi năm 2013.
15.    Phạm Lê An Huỳnh Giao ( 2010), Kiến thức thái độ của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi về tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, thuốc chủng phối hợp, thuốc chủng Rotavirus, Human Papiloma virus tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Tạp Chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol. 14, , .

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment