Kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng về một số bệnh không lây liên quan đến biến đổi khí hậu

Kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng về một số bệnh không lây liên quan đến biến đổi khí hậu

Luận văn Kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng về một số bệnh không lây liên quan đến biến đổi khí hậu tại Bình Lục – Hà Nam, năm 2013.Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới [1].

Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: dự báo đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 – 4%, giá sẽ tăng 13 – 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế – xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai [1].
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La- Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn [1].
Biến đổi khí hậu có xu hướng tạo ra các bệnh mới hay các chứng rối loạn về sức khỏe, các nguy cơ tổn thương và tử vong. Trong số 155.000 người chết do tác động về sức khỏe của hiện tượng biến đổi khí hậu vào năm 2000, có trên 85% các ca tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp. Hiện tượng biến đổi về lượng mưa làm ảnh hưởng tới dòng  chảy của sông, tình trạng lũ lụt, điều kiện vệ sinh và kết quả là sự lây lan các bệnh tiêu chảy trong đó có dịch tả. Những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản của muỗi và do đó gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Các đợt nắng nóng làm gia tăng tình trạng xuất hiện các sự cố sức khỏe nghiêm trọng như các chứng suy hô hấp, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ đặc biệt ở người già [2].
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto.
Để có thể đối phó và khắc phục được hậu quả của BĐKH trong đó có các ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật không chỉ có chính phủ, các cơ quan, ban, ngành mà cần phải sự tham gia tích cực từ phía người dân. Tuy nhiên người dân đã quan tâm và đánh giá đúng đắn hậu quả của biến đổi khí hậu cũng như cách thực hành giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đâu hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng về một số bệnh không lây liên quan đến biến đổi khí hậu tại Bình Lục – Hà Nam, năm 2013”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống một số bệnh không lây liên quan đến biến đổi khí hậu của người dân huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2013.
2. Mô tả kiến thức, thái độ về biến đổi khí hậu của người dân huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2013.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm về biến đổi khí hậu 3
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu 3
1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 4
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 5
1.2.1. Thực trạng và xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam 5
1.2.2. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam 9
1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe 13
1.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường sống và sức khỏe
người dân 13
1.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến bệnh không lây nhiễm 15
1.3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng một số
bệnh không lây nhiễm 23
1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm nghiên cứu 29
2.2. Thời gian nghiên cứu 29
2.3. Đối tượng nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.4.2. Mẫu nghiên cứu 29
2.4.3. Các biến số nghiên cứu 31
2.4.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 35
2.4.5. Hạn chế của nghiên cứu 35
2.4.6. Sai số và biện pháp khắc phục 35
2.5. Xử lý số liệu 35 
2.6. Đạo đức nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về một số BKLN 39
7 • 7 • o •
3.2.1 Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh THA 39
3.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh ĐQN 44
3.2.3. Kiến thức thái độ của người dân về bệnh bệnh sỏi thận 48
3.2.4. Thói quen liên quan đến thực hành phòng chống BKLN 50
3.3. Kiến thức, thái độ của người dân về biến đổi khí hậu 53
3.3.2. Kiến thức của người dân về BĐKH 53
3.3.3. Thái độ của người dân về BĐKH 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống một số BKLN liên
quan đến BĐKH 62
4.1.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tăng huyết áp 62
4.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh đột quỵ não 65
4.1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh sỏi thận 68
4.1.4 Về thói quen, lối sống liên quan đến phòng bệnh 69
4.2. Bàn luận về phòng chống biến đổi khí hậu 72
42.1. Kiến thức về phòng chống biến đổi khí hậu 72
4.2.2. Thái độ về phòng chống biến đổi khí hậu 73
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 87 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục y tế dự phòng (2010). Chiến lược truyền thông về biến đổi khí hậu.

2. Bộ Y tế (2009). Báo cáo toàn văn hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với các tiến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi.

3. Bộ tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. p 65.

4. Tổ chức Y tế Thế giới (2009). Mười thông tin bạn cần biết về biến đổi khí hậu. http://www.who.int/globalchange/summary/en/index6.html

5. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010). biến đổi khí hậu và tác động ở việt Nam.

6. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 3557/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 27/9/2010 về việc Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Y tế giai đoạn 2010-2015.

7. Thông tấn xã Việt Nam (2010). Biến đổi khí hậu làm gia tăng các bệnh dịch nguy hiểm.

http://www. vnmedia. vn/newsdetail. asp?NewsId=164584&CatId=23

8. Lê Mạnh Hùng (2013). Tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

9. EPA – cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (2013). Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người. http://www.epa.gov/climatechange/impacts-adaptation/health.html

21. Hoàng Khánh (1996). Tình hình tai biến mạch máu não người lớn tại bệnh viên trung ương Huế trong 10 năm (1984-1993). Luận văn thạc sỹ

22. Brook RD, Weder AB and Rajagopalan S (2011). Environmental

hypertenionology” the effects of environmental factors on blood pressure in Clinical practice and Research. The Journal of Clinical Hypertension. 2011 Nov;13(11):836-42. doi: 10.1111/j.1751-

7176.2011.00543.x. Epub 2011 Oct 18.

23. Sun Z (2010). Cardiovascular responses to cold exposure. Front Bioscience, 2010 January 1; 2: 495-503.

24. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Tạ Văn Bình và cộng sự (2002). Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu nguy cơ, bao gồm cả đái

tháo đường tại 4 tỉnh phía Bắc Việt nam. Tạp chí Tim mạch 2/2002.

25. Hoàng Văn Minh, Kim Bảo Giang (2009). Tỷ lệ hiện mắc, mô hình sử dụng dịch vụ y tế và chi phí điều trị một số bệnh mãn tính của người dân thành phố Hà Đông, Hà Nội, 2009. Tạp chí nghiên cứu Y học, 2010

70(5): 43-48

26. Lê Thị Thanh, Trương Việt Dũng, Phạm Thị Bích Ngọc (2008). Mô

hình bệnh tật tại bệnh viện và trạm y tế xã tại Đồng Tháp năm 2008. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2010 70(5): 49-55.

27. Nguyễn Thị Kim Chúc, Nguyễn Hoàng Long (2010). Mô hình tử vong ở Việt Nam, kết quả từ nghiên cứu điều tra nguyên nhân tử vong bằng phương pháp phỏng vấn. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2010 70(5): 56-61.

28. Lê Văn Thạch (1997). Lipostabil trong điều trị rối loạn chuyển hoá mỡ. Tạp chí thực hành số 5(335) năm 1997; 13-15

35. Kanitta Bundhamcharoen, Patarapan Odton, Sirinya Phulkerd và cộng sự (2011). Burden of disease in Thailand: changes in health gap between 1999 and 2004. BMC Public Health, 2011; 11: 53.

36. Connor MD, Walker R, Modi G và cộng sự (2007). Burden of stroke in black populations in Sub-Saharen Africa. Lancet Neurological, 2007 Mar;6(3):269-78.

37. Paul SL, Srikanth VK, Thrift AG (2007). The large and growing burden of stroke. Current Drug Targets. 2007 Jul;8(7):786-93.

38. Mukherjee D, Patil CG 2011. Epidemiology and global burden of stroke. World Neurosurgery. 2011 Dec;76(6 Suppl):S85-90.

39. Mattle HP, Hennerici M, Sztajzel R (2003). Pathophysiology, etiology and diagnosis of stroke. Ther Umsch. 2003 Sep;60(9):499-507.

40. Takahashi K, Bokura H, Kobayashi S và cộng sự (2007). Metabolic syndrome increases the risk of ischemic stroke in women. Internal Medicine. 2007;46(10):643-8.

41. Lindenstrom E, Boysen G, Nyboe J (1993). Risk factors for stroke in Copenhagen, Denmark. II. Life-style factors. Neuroepidemiology. 1993;12(1):43-50.

42. Iso H, Sato S, Kitamura A và cộng sự (2007). Metabolic syndrome and the risk of ischemic heart disease and stroke amongJapanese men and women. Stroke, 2007 Jun;38(6):1744-51.

43. O’Neill MS, Carter R, Kish JK và cộng sự (2009). Preventing heat- related morbidity and mortality: New approaches in a changing climate. Maturitas. 2009 Oct 20;64(2):98-103.

44. McGeehin MA, Mirabelli M (2001). The potential impacts of climate variability and change on temperature-related morbidity and mortality in the United States. Environmental Health Perspective. 2001 May;109 (Suppl 2): 185-9.

45. Hori A, Hashizume M, Tsuda Y và cộng sự (2012). Effects of weather variability and air pollutants on emergency admissions for cardiovascular and cerebrovascular diseases. Internatioal Journal of Environmental Health Respective. 2012 Mar 5.

46. Nguyễn Văn Đăng (2006). Tai biến mạch máu não. NXB Y học.

47. Đặng Quang Tâm (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại thành phố Cần Thơ. Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

48. Phạm Quang Phước (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại Thị xã Sơn La. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Học viện Quân Y.

49. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Cường (2001). Thực trạng tai biến mạch

máu não và một số yếu tố nguy cơ tại môi trường Hà Nội. Công trình nghiên cứu khoa học Đại học Y khoa Hà Nội.

53. Romero V, Akpinar H, Assimos DG. Kidney stones (2010). A global picture of prevalence, incidence and associated risk factors. Review in Urology. 2010 Spring;12(2-3):e86-96.

54. Curhan GC, Willett WC, Rimm EB và cộng sự (1998). Body size and risk of kidney stones. Journal of Amerian Society of Nephrolithiasis. 1998 Sep;9(9):1645-52.

55. Brikowski TH, Lotan Y, Pearle MS (2008). Climate related increase in the prevalence of urolithiasis in the United States. Proc Natl Acad Sci U SA. 2008 Jul 15;105(28):9841-6.

56. Nguyễn Huy Dung (2000). Một số suy ngâm về giáo dục sức khỏe trong bệnh Tăng Huyết Áp. Tạp chí Tim mạch (số 21), Hà Nội, tr 71.

57. Lê Ngọc Trọng (1990). Tình hình tăng huyết áp ở đồng bằng dân tộc Dao – Hợp Tiến – Đồng Hỷ – Thái Nguyên. kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học 1980 -1990, NXB Y học, tr 44-45.

58. Dương Đình Thiện, Phan Minh Hồng, Nguyễn Văn Đăng (1996). Một số nhận xét về tình hình dịch tễ học Tai biến mạch máu não tại huyện Thanh Oai 1989 -1994. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Thần kinh. Bệnh Viện Bạch Mai, NXB Y học Hà Nội, tr 128-132.

59. Phạm Khuê (2005). Đề phòng tai biến mạch máu não ở người cao tuổi. NXB Y học Hà Nội.

60. Nguyễn Đức Hoàng, Lê Thanh Hải, Hoàng Khánh (2004). Khảo sát các nguy cơ ở bệnh nhân Tai biến mạch mãu não. Chuyên đề hội nghị khoa học chuyên ngành đột quỵ toàn quốc lần thứ nhất, Y học Việt Nam số đặc biệt 8/2004, tr 132-136.

61. Đàm Khải Hoàn (2010). Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe ở miền núi phía Bắc. NXB Y Học Hà Nội.

62. Giang Văn Hào (2013). Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của

người dân về các bệnh không lây nhiễm. Đề tài cấp cơ sở của Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Thái Bình.

63. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà nam http://hanam.gov.vn/vi- vn/Pages/Article.aspx?Channelĩd=61&articleĩD=179

64. Trường Đại học Y Hà Nội – Khoa Y tế công cộng (2004). Phương

pháp nghiên cứu khoa học trong Y học về sức khỏe cộng đồng. NXB Y học, trang 58-71.

65. Nguyễn Văn Thắng (2012). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và hiệu quả một số giải pháp can thiệp dự phòng đột quỵ não tại tỉnh Hà Tây.

Luận án tiến sỹ y học, bệnh viện Trung ương quân đội 108.

66. Tạc Văn Nam (2012). Đánh giá kết quả truyền thông giáo dục sức khỏe cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não cho người cao tuổi tại thị Xã Bắc Kạn. luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II.

67. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010). Nghiên cứu về hiểu biết, thực hành một số thói quen gây nguy cơ đột quỵ não của người cao tuổi tại hai xã Lam Điền và Trường Yên thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

68. Phan Chí Dũng (2012). Mô tả kiến thức, thái độ của người dân tại 4 tỉnh Hưng Yên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ về biến đổi khí hậu năm 2011. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng.

Leave a Comment