Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Lai Châu, năm 2012
Luận văn Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Lai Châu, năm 2012.Dịch HIV ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, đến 31/12/2013, dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố, 98% số huyện và 78% số xã, phường. Số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là 214.795 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 63.922 và đã có 65.401 trường hợp tử vong do AIDS [1].
Lai Châu là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có 7 huyện, 1 thị xã với 108 xã, phường, thị trấn trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn, 22 xã biên giới. Thành phần dân tộc: trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc với 85,6% là các DTTS trong đó đông nhất là dân tộc Thái (32,75%), Mông (23,16%), dân tộc Kinh (14,38%)…[2].
Tính từ năm 2008 đến 2012 số trường hợp nhiễm luỹ tích toàn tỉnh Lai Châu là 2.497 trường hợp, người nhiễm có ở 82/108 xã, phường, thị trấn. Hình thái lây nhiễm HIV: qua đường máu là chủ yếu chiếm 62% (nhiễm do sử dụng chung bơm kim tiêm khi TCMT), trên thực tế tỷ lệ này còn cao hơn do nhóm không rõ nguyên nhân cũng chủ yếu là đối tượng TCMT; Lây nhiễm qua QHTD là 7%; Lây nhiễm nhóm PNMT là 2% ngoài ra còn một số nhóm lây nhiễm do nhiều nguyên nhân khác [3].
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế về tình hình phòng, chống HIV/AIDS ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi có số lượng lớn đồng bào DTTS sinh sống như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên hiện có tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp hai lần so với tỷ lệ chung của toàn quốc. Trong đó, báo cáo của các địa phương cho thấy, dịch HIV/AIDS cũng đang gia tăng tại các huyện, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố có nhiều đồng bào DTTS, cho đến thời điểm cuối năm 2012 có khoảng 15.910 người DTTS nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó 12.040 người bệnh AIDS. Còn theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2012, HIV/AIDS đã len lỏi đến hầu hết vùng đồng bào DTTS trên cả nước [4].
Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên là 3 huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu. Trong đó dân tộc Mông chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dân số của các địa phương này. Huyện Tam Đường có 44.108 nhân khẩu, dân tộc Mông có 14.008 người (chiếm 31,76%). Huyện Phong Thổ dân số 71.320 người, dân tộc
Mông có 20.941 người (chiếm 29,36%). Huyện Tân Uyên dân số 51.060 người, dân tộc Mông có 9.082 người chiếm 17,79% [5].
Đây là 3 huyện có số người nhiễm HIV cao nhất toàn tỉnh Lai Châu. Tính đến 30/6/2014, Tam Đường là (442 người), Phong Thổ (196), Tân Uyên (276). Tổng số người nhiễm HIV của 3 huyện là 916 người. Trong khi đó, tổng số người nhiễm HIV của toàn tỉnh Lai Châu là 1960 người. Như vậy, số người nhiễm HIV của 3 huyện gần bang u tổng số người nhiễm HIV của toàn tỉnh. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm dân tộc Mông chiếm 7% trên tổng số người nhiễm HIV của tỉnh Lai Châu. Đây cũng là những huyện có số người nghiện ma túy là 1201 người, chiếm gần 40% tổng số người nghiện ma túy trong toàn tỉnh (3151 người) [3].
Từ tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV của 3 địa phương này cho thấy, nhiễm HIV/AIDS đã và đang có khuynh hướng lan rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Điều này cần phải có những nghiên cứu, đánh giá và triển khai các biện pháp can thiện nhằm ngăn chặn và hạn chế nguy cơ nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và nhóm đồng bào dân tộc Mông nói riêng.
Với các lý do trên, cần phải nghiên cứu nhằm tìm hiểu đồng bào dân tộc Mông hiểu biết về HIV/AIDS như thế nào? Họ có quan tâm, có ý thức và thực hành đúng trong phòng, chống HIV không? Họ có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV? Họ có những yếu tố cản trở nào trong việc tiếp cận với các thông tin về HIV/AIDS? Những yếu tố nào khiến họ có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và làm lan truyền HIV ra cộng đồng?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Lai Châu, năm 2012”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012.
KHUYẾN NGHỊ
•
Từ những kết luận trên, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
1. Cần tăng cường truyền thông, chú trọng qua kênh ti vi; truyền thông thêm cho nhóm đối tượng là nữ, làm nghề nông nghiệp, trình độ học vấn thấp… và thực hiện truyền thông sau các mùa vụ. Tài liệu truyền thông nên sử dụng bằng tiếng phổ thông;
2. Khuyến khích người nhiễm HIV công khai tình trạng bệnh của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động trên địa bàn để đồng bào dân tộc có cái nhìn thiện cảm, qua đó góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng;
3. Khuyến khích người dân sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, nhất là quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Xem xét đặt bao cao su, bơm kim tiêm tại nhà văn hóa thôn bản hoặc tại nhà già làng, trưởng bản, trưởng thôn hoặc nhân viên y tế thôn bản…
4. Lồng ghép hoặc gắn kết công tác phòng chống HIV/AIDS với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mở rộng dịch vụ can thiệp cho nhóm đồng bào dân tộc, đặc biệt dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV. Nghiên cứu áp dụng mô hình tư vấn xét nghiệm lưu động giúp cho đồng bào dân tộc dễ dàng tiếp cận…
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Lai Châu, năm 2012
1. Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và kế hoạch năm 2014, tr 1-5, Hà Nội.
2. Cục Thống kê tỉnh Lai Châu (2012), Niên giám thống kê tỉnh, Lai Châu.
3. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Lai Châu: HỈV/AỈDS năm 2012 và kế hoạch 2013 (2013) , tr 1-10, Lai Châu.
4. Báo Nhân dân (2013), Nguy cơ lây nhiễm HIV ở các vùng đồng bào DTTS http://www.nhandan.com.vn.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2013), Thông tin kinh tế xã hội. http://laichau.gov.vn/.
6. Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (2012), Chiến lược quốc gia phòng, chống HỈV/AỈDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, tr 15, Hà Nội.
7. Bộ Y tế – Cục phòng, chống HIV/AIDS (2013) Báo cáo thực trạng công tác phòng, chống HỈV/AỈDS đồng bào dân tộc thiểu số, tr 2-10, Hà Nội.
8. Trương Tấn Minh, Trần Văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Quân ”Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống HỈV/AỈDS trên người dân 15- 49 tuổi tại Khánh Hòa” Tạp chí Y học Thực hành (số 742 – 743/2010), tr 66 – 71, Hà Nội.
9. Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam, Tạ Thị Lan Hương ”Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009” Tạp chí Y học Thực hành (số 742 – 743/2010) , tr 124-127, Hà Nội.
10. Ban quản lý dự án phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ (2012): Báo cáo điều tra chọn mẫu về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số tại ba tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang, tr 2 – 15, Hà Nội.
11. Cục phòng, chống HĨV/ATDS Việt Nam (2013), Báo cáo Thủ tướng tình hình HIV/AIDS, tr 1 – 7 Hà Nội.
12. Tỉnh ủy Lai Châu – Các dân tộc tỉnh Lai Châu. http://laichau.dcs.vn/solc/news
13. Bộ Y tế – Cục phòng chống HĨV/ATDS (2007), Khung theo dõi và đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia, Nhà xuất bản Y học, tr 69-75, Hà Nội.
14. Phan Thu Hương, Tỷ lệ nhiễm HIV, Giang Mai và các hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa, Tạp chí Y học thực hành (số 742-743), tr 271-277, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thủy, Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan của đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắc Lắk năm 2012, Tạp chí Y học thực hành (số 889-890), tr 27- 31, Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Nhân, Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2012, Tạp chí Y học thực hành (số 889-890), tr.374-376, Hà Nội.
17. Hồ Quang Trung, Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mường tại 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn tỉnh Phú Thọ năm 2013, Tạp chí Truyền nhiễm (8/2014), tr. 73-78, Hà Nội.
18. Hoàng Xuân Chiến (2012), Thực trạng nhận thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan đến lây nhiễm HIV của đồng bào thiểu số khu vực biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên năm 2012, Trung tâm Phòng, chống HĨV/ATDS Điện Biên, tr 71-75.
19. Nguyễn Thanh Truyền (2006), Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của nam ngư dân đánh bắt cá xa bờ tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Y học thực hành (số 742-743), tr 120-124, Hà Nội.
20. Trần Thanh Thủy, Khảo sát kiến thức, thái độ và về phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại thành phố Đà Nang năm 2011-2012, Tạp chí Y học thực hành (số 889-890), tr 191-198, Hà Nội.
21. Lê Thị Mỹ Hạnh, Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012, Tạp chí Y học thực hành (số 889-890), tr 386-389, Hà Nội.
22. Nguyễn Vũ Thượng, Các yếu tố liên quan đến thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Nam, Tạp chí Y học thực hành (số 889-890), tr 124-127, Hà Nội.
23. Phan Thu Hương và cộng sự (2012), Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào dân tộc Thái tại Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa năm 2006-2012”, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa, tr 33.
24. Phan Thu Hương (2013) “Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc Thái tại Thanh Hóa”, đề tài luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng, tr 63, Hà Nội.
25. Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng thế giới tài trợ (2012): ”Điều tra mẫu về kiến thức, thái độ và thực hành của đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm tuổi 15-49 tại một số tỉnh, thành phố”, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Kim Phượng, Nghiên cứu kiến thức và thái độ về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD của người dân 3 xã Cuôrknia, Tân Hòa, Eabar hyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắk năm 2011, Tạp chí Y học thực hành (số 889-890), tr 133-136, Hà Nội.
27. Vũ Văn Hoàn, Lê Lan Hương (2006) , Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống STDs và HIV/AIDS của thanh thiếu niên dân tộc thái 15-24 tuổi tại xã Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La năm 2006, Hà Nội.
28. Bộ Y tế – Cục phòng chống HIV/AIDS (2013), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS, báo cáo các quý, Hà Nội.
29. Bộ Y tế – Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2013) Hành động phòng, chống HIV/AIDS, Công ty TNHH Một thành viên In Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.
30. Bộ Y tế – Tạp chí AIDS và Cộng đồng (2005) HIV/AIDS-Nhìn nhận và phản ánh, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
31. Bộ Y tế – UBDSGĐTE (2005), Báo cáo đánh giá hiệu quả dự án “Cộng đồng hành động phòng, chống HIV/AIDS”, Ngân hàng phát triển Châu Á, Hà Nội
32. Viện dân tộc, Ủy ban dân tộc Việt Nam (2010), Số liệu thống kê 2010, http://viendantoc.org.vn/
33. Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2012): Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, http://vaac.gov.vn
34. UNFPA (tháng 12, 2011) Các dân tộc Việt Nam: Phân tích các chỉ tiêu chính từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Hà Nội.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nhiễm HIV và nguy cơ nhiễm HIV ở Việt Nam và ở đồng bào dân
tộc thiểu số 3
1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam 3
1.1.2 Tình hình dịch HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số 5
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân
tộc Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam 6
1.2.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân
tộc Kinh 6
1.2.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào
dân tộc thiểu số 7
1.3. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam: 9
1.3.1. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở người Kinh 9
1.3.2. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số: 11
1.4. Một số đặc điểm đồng bào dân tộc Mông ở Lai Châu: 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
2.2. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 15
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 15
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 15
2.3.3. Cách chọn mẫu 16
2.3.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 17
2.3.5. Giải thích một số khái niệm 25
2.3.6. Thu thập thông tin 25
2.3.7. Điều tra viên 26
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 27
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc
Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012 29
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 29
3.1.2. Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS 32
3.1.3. Thái độ về phòng, chống HIV/AIDS 34
3.1.4. Thực hành về phòng, chống HIV/AIDS 35
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống
HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012 39
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về HIV/AIDS 39
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi về HIV/AIDS 42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mông 15-49 tuổi, tại tỉnh Lai Châu, năm 2012 46
4.1.1. Kiến thức về HIV/AIDS 46
4.1.2. Thái độ về HIV/AIDS 49
4.1.3. Hành vi nguy cơ 51
4.1.4. Tiếp cận với các dịch vụ và chương trình can thiệp 53
4.2 Một số yếu tố liên quan 54
4.2.1 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS 54
4.2.2 Một số yếu tố liên quan tới hành vi về HIV/AIDS 56
4.3. Những sai số và hạn chế của đề tài 57
KẾT LUẬN 59
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Chỉ số, biến số nghiên cứu 17
Bảng 3.1. Đặc trưng nhân khẩu – xã hội của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.2. Kiến thức về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.3. Thái độ về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.4. Sử dụng BCS trong QHTD 35
Bảng 3.5. Hành vi sử dụng ma túy 36
Bảng 3.6. Tiếp cận các kênh truyền thông đại chúng trong 4 tuần qua 37
Bảng 3.7. Nhận được các thông tin về tuyên truyền phòng, chống HIV 38
Bảng 3.8. Nhận được các hỗ trợ từ chương trình phòng, chống HIV 38
Bảng 3.9: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với học vấn, nghề nghiệp và thời gian
xa nhà 39
Bảng 3.10: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với giới tính, tuổi và hôn nhân 40
Bảng 3.11: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với từng nhận dịch vụ về HIV, từng nhận thông tin về HIV và ma túy, thường xuyên tiếp cận thông tin. … 41
Bảng 3.12. Hành vi từng sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan khác 42
Bảng 3.13. Hành vi thường xuyên sử dụng BCS trong 12 tháng qua và một số yếu
tố liên quan khác 43
Bảng 3.14. Hành vi từng đi xét nghiệm HIV và một số yếu tố liên quan khác 44
Biểu đồ 1.1: Kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số 8
Biểu đồ 1.2: Thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV của đồng bào dân tộc thiểu số 9
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn 30
Biểu đồ 3.2 Sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Mông 31
Biểu đồ 3.3. Mức độ tiếp cận thông tin đại chúng 32
Biểu đồ 3.4. Nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cho bản thân 34
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ĐTNC từng đi xét nghiệm HIV và biết nơi xét nghiệm 36