KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ NUÔI DƯỠNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON SUY DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 2002

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ NUÔI DƯỠNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON SUY DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 2002

 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ NUÔI DƯỠNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON SUY DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 2002 

Lê Thị Ngọc Dung* – Nguyễn Phước Hưng* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi dưỡng của bà mẹ có con suy dinh dưỡng nhằm góp phần vào phòng chống SDD trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả bằng phỏng vấn trực tiếp 384 bà mẹ có con suy dinh dưỡng dưới ba tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2002.
Kết quả: – Bà mẹ có con SDD có rất ít kiến thức về biểu đồ tăng truởng trẻ em (11,7%), 4 nhóm thức ăn (26,6%), chế độ ăn của trẻ dưới 4 tháng (33,3%) và khi trẻ bị ốm (36,6%). Họ cũng có thái độ kém nhất về việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu (58,9%) và thực hành kém về việc cho con bú sớm (22,4%), không bú bình (45,8%) và xổ giun (36,2%). – Kiến thức về chế  độ ăn khi trẻ bị ốm và thực hành về việc chế biến thức ăn riêng cho trẻ có liên quan nhiều nhất đến mức độ SDD của trẻ. Các kiến thức của bà mẹ liên quan nhiều nhất với học vấn, trong khi đó thực hành của bà mẹ liên quan nhiều nhất đến số con của họ. – Nguồn thông tin về nuôi dưỡng con của bà mẹ có con SDD chủ yếu là phương tiện truyền thông đại chúng (57,1%), kế đến là nhân viên y tế (47,2%). Kết luận: Các nội dung cần chú trọng khi tuyên truyền, tham vấn về DD cho bà mẹ là kiến thức về biểu đồ tăng trưởng trẻ em, 4 nhóm thức ăn, chế độ ăn của trẻ dưới 4 tháng và khi trẻ bị ốm; thái độ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và thực hành cho con bú sớm, không bú bình và xổ giun. Cần quan tâm nhóm bà mẹ có học vấn thấp, làm nội trợ và có con lần đầu

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment