Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động năm 2018
Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động năm 2018.Đại dịch HIV/AIDS đã và đang gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới. HIV/AIDS đã trở thành căn bệnh thế kỷ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cộng đồng và tương lai nòi giống của các dân tộc. Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, cho đến nay dịch đã lan tràn ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.Dịch HIV/AIDS hiện không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị mà đã có xu hướng lan rộng ở các khu vực khác như các khu vực có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy cao, đặc biệt là vùng biên giới, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, có 97,5% số quận huyện và 70,5% số xã, phường, thị trấn đã báo cáo có người nhiễm HIV. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2017của Bộ Y tế, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6.883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 3,484, số bệnh nhân tử vong là 1.260 trường hợp, phát hiện mới khoảng 9,800 người nhiễm [1].
Theo báo cáo của UNAIDS, đến hết năm 2016 số người hiện mắc HIV/AIDS trên toàn thế giới là 36,7 triệu người (30,8 – 42,9 triệu người), trong đócó17,8 triệu phụ nữ trên 15 tuổi và 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi [2].
Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cũng như khiến công tác dự phòng lây nhiễm HIV trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp, trong đó kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng đối với HIV/AIDS hạn chế là một trong những yếu tố thuận lợi cho HIV/AIDS lan truyền khó kiểm soát. Chính vì vậy, Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS lên 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020. Tuy nhiên, nghiên cứu trên một số nhóm đối tượng khác nhau cho thấy tỷ lệ người dân có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS hiện nay còn thấp [3][4][5]. Đồng thời có rất nhiều nhóm đối tượng vẫn chưa được nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS.
Đối với lực lượng Công an, đại dịch HIV/AIDS đã và đang có những ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh việc quản lý số đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS đang học tập, giáo dục, cải tạo trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý, CBCS Công an còn phải trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến HIV/AIDS như đối tượng nghiện chích ma túy, đối tượng mại dâm ở ngoài xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, CBCS còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề bị phơi nhiễm với HIV.
Trước tình hình tội phạm liên quan đến ma túy nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quản lý đối tượng tại địa bàn, truy bắt dẫn giải, điều tra xét hỏi tới quản lý, giam giữ tại các trại giam, tạm giam CBCS thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm với HIV. Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.Một trong những chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Cảnh sát cơ động đã được nêu trong Pháp lệnh Cảnh sát cơ động là thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, chống khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, trong quá trình thi hành công vụ, CBCS thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, do đó mà việc cung cấp kiến thức phòng chống HIV/AIDS, dự phòng phơi nhiễm HIV cho cán bộ chiến sỹ nói chung và đặc biệt là cán bộ chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng là thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ, thực hành phơi nhiễm HIV/AIDS trong lực lượng Cảnh sát cơ động.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:”Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động năm 2018“với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động, năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động năm 2018.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS 4
1.1.1. Định nghĩa HIV/AIDS 4
1.1.2. Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS 4
1.1.3. Các giai đoạn của dịch HIV/AIDS 6
1.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS 7
1.2.1. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS tại Việt Nam 7
1.2.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên thế giới 9
1.3. Tổng quan về phơi nhiễm HIV 11
1.3.1. Khái niệm về phơi nhiễm HIV 11
1.3.2. Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp 11
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 15
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam 18
1.5. Các chỉ tiêu về KAP tại Việt Nam 21
1.6. Một số đặc điểm của lực lượng Cảnh sát cơ động 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3. Đối tượng, cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 23
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin 24
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin 24
2.4.2. Quy trình thu thập thông tin 25
2.4.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 25
2.5. Xử lí và phân tích số liệu 27
2.6. Sai số và khống chế sai số 28
2.7. Đạo đức nghiên cứu 29
Chương 3 KẾT QUẢ 30
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 30
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ chiến sỹ tân binh lực lượng Cảnh sát cơ động 33
3.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS và phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động 33
3.2.2. Thái độ của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát cơ động về phơi nhiễm HIV/AIDS 41
3.2.3. Kiến thức về thực hành dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS 43
3.3. Một số yếu tố liên tới kiến thức, thái độ, thực hành phơi nhiễm 46
Chương 4 : BÀN LUẬN 49
4.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 49
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS 50
4.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS và phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động K20. 50
4.2.2. Thái độ của cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động K20 54
4.2.3. Thực hành của cán bộ chiến sỹ về phòng chống nhiễm HIV/AIDS 56
4.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành phơi nhiễm HIV/AIDS 58
4.4. Hạn chế của nghiên cứu 60
KẾT LUẬN 61
KHUYẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảmmiễn dịch mắc phải
BCS Bao cao su
CBCS Cán bộ chiến sỹ
CSYT Cơ sở y tế
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
HIV Virus suy giảm miễn dịch ở người
KAP Kiến thức, thái độ, thực hành
MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới
NGO Tổ chức phi chính phủ
QHTD Quan hệ tình dục
TP Tội phạm
UNAIDS Chương trình liên hiệp phòng chống AIDS
K02 Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=210) 30
Bảng 3.2: Mức độ thường xuyên tiếp xúc với tội phạm (n=210) 31
Bảng 3.3: Thời gian làm việc và thời gian đấu tranh với tội phạm (n=210) 31
Bảng 3.4: Đường lây nhiễm HIV/ AIDS 33
Bảng 3.5: Kiến thức về lây nhiễm HIV/AIDS 35
Bảng 3.6: Kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS 35
Bảng 3.7: Kiến thức về hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS 37
Bảng 3.8: Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm HIV 39
Bảng 3.9: Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về HIV/AIDS (n=210) 40
Bảng 3.10: Nguồn thông tin cung cấp về phơi nhiễm HIV (n=188) 40
Bảng 3.11: Thái độ với người phơi nhiễm HIV 41
Bảng 3.12: Thái độ trong kiểm tra và bảo vệ chính bản thân mình phơi nhiễm HIV 42
Bảng 3.13: Lo lắng bị lây nhiễm HIV khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức dự phòng phơi nhiễm 43
Bảng 3.14: Thái độ của CBCS về phơi nhiễm HIV 43
Bảng 3.15: Trang bị dự phòng, xử trí sau khi bị thương và xử trí trang phục khi bị dính máu/dịch tiết của tội phạm 44
Bảng 3.16: Tập huấn công tác dự phòng phơi nhiễm HIV cho CBCS 45
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thái độ với tuổi, giới, bậc học 46
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kiến thức về lây nhiễm HIV/AIDS và giới, tuổi, bậc học 47
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa ý thức dự phòng HIV/AIDS và tính chủ động trong đấu tranh phòng chống tội phạm 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tính chủ động trong đấu tranh phòng chống tội phạm 32
Biểu đồ 3.2: Chuẩn bị, hỗ trợ về y tế 32
Biểu đồ 3.3: Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS 33
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ CBCS đã nghe về phơi nhiễm 36
Biểu đồ 3.5: Dự phòng phơi nhiễm HIV 38
Biểu đồ 3.6: Mức độ cần thiết của dự phòng phơi nhiễm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm 38
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ CBCS có kiến thức về điều trị phơi nhiễm bằng ARV 39
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tiếp xúc với máu/ dịch tiết của tội phạm và hình thức tiếp xúc trong 12 tháng 44