KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ THẢO DƯỢC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ THẢO DƯỢC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ THẢO DƯỢC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tăng Khánh Huy1, Dương Ngọc Nhi2
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Văn Lang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Thuốc y học cổ truyền (YHCT) cũng như thảo dược ngày càng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng dân cư nói chung. Do đó, sinh viên thuộc các chuyên ngành y khoa với tư cách là những nhân viên y tế tương lai, cần phải có một số kiến thức về thuốc YHCT để tự trang bị cho bản thân. Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức về thuốc YHCT cũng như thái độ và việc thực hành YHCT ở sinh viên y khoa năm thứ nhất. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 390 sinh viên thuộc các chuyên ngành y khoa Đại học Y dược TP.HCM bởi bảng câu hỏi khảo sát đã được xác nhận. Các phân tích thống kê mô tả được thực hiện bởi phần mềm SPSS. Kết quả: Dữ liệu cho thấy 98/390 sinh viên (25,1%) sử dụng thảo dược trong đó 82 người (83,7%) sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ trong 6 tháng qua. Sự hiểu biết của nam về các nguồn gốc thảo dược kém hơn so với nữ (p<0,05), tuy nhiên, kiến thức về lạm dụng thảo dược cũng như tác dụng phụ lại tốt hơn (p<0,05). Một số lượng đáng kể những người được hỏi (253; 64,8%) cho rằng thảo dược có thể được sử dụng cùng với thuốc thông thường hoặc y học chính thống. Về thái độ, đa số đồng ý với lợi ích của thảo dược trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe (188; 48,2%) và chữa bệnh (215; 55,1%). Sinh viên nam có thái độ, xu hướng sử dụng thảo dược nhiều hơn đáng kể so với các sinh viên nữ (p<0,05). Tuy nhiên, sinh viên y khoa không muốn sử dụng thảo dược (206; 52,8%), không giới thiệu cho gia đình (266; 68,2%) cũng như không khuyên người khác sử dụng thảo dược khi có vấn đề về sức khỏe (211; 54,3%). Kết luận: Các sinh viên năm nhất y khoa Đại học Y dược TP.HCM không nhận thức được một số khía cạnh quan trọng liên quan đến thảo dược, như kết hợp sử dụng thảo dược với tân dược mà không có sự tư vấn; đa số không muốn sử dụng thảo dược cho bản thân cũng như không hướng dẫn người khác. Việc đưa các bài học thích hợp về thảo dược vào chương trình giảng dạy y khoa có thể lấp đầy khoảng trống này và làm rõ những quan niệm sai lầm của sinh viên.

Thuốc  YHCT  hay  thảo  dược  được  mô  tả  là việc  sử  dụng  các  loại  thảo  mộc  hoặc  các  sản phẩm  thực  vật  có nguồn  gốc  từ  các  bộ  phận khác  nhau  của  cây  để  làm  thuốc  và  được  sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để duy trì sức khỏe,  tăng  cường  miễn  dịch  hoặc  để  chữa bệnh(1). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển sử dụng nhiều loại sản phẩm thuốc thảo dược khác nhau cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu(1).Sinh viên năm thứ nhất là đối tượng mới làm quen với môi trường giáo dục y khoa, do đó việc nghiên cứu kiến thức và thái độ của sinh viên đối với các loại thuốc thảo dược là điều hết sức cần thiết và phù hợp cho đến hiện nay. Ở Việt Nam, hầu như không có nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng YHCT trên đối tượng sinh viên này.Việc sử dụng thảo dược trong cộng đồng dân cư nói chung ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh nhân thường áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà trước khi tìm kiếm sự góp ý của bác sĩ. Kiến thức về các loại thảo dược sẽ giúp các bác sĩ tư vấn dùng thuốc một cách tốt hơn; các sinh viên y khoa với tư cách là những nhân viên y tế tương lai, cần phải nắm được kiến thức cũng như cách sử dụng thảo dược. Vì chưa có nghiên cứu nào khảo sát sinh viên y khoa về thảo dược tại Việt Nam, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về thảo dược của các sinh viên năm 1 thuộc các chuyên ngành y khoa thuộc Đại học Y dược TP.HCM

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment