Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế hai bệnh viện tuyến trung ương
Luận văn thạc sĩ y học Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế hai bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội năm 2015 và yếu tố liên quan.Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi [1]. Vi rút gây bệnh thường gặp là cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B [1],[2].
Bệnh cúm lan truyền khắp nơi trên thế giới qua các dịch theo mùa trong năm, tính chất ngày càng nghiêm trọng bởi sự biến chủng nguy hiểm và tiềm tàng của vi rút cúm [3]. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 – 30% trẻ em và 5 – 10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500 – 800 triệu người/năm, trong đó khoảng 3 – 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 – 500.000 trường hợp tử vong [4]. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc bệnh cúm.
Tiêm phòng vắc xin cúm mùa hàng năm là một trong những biện pháp phòng lây nhiễm cúm. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã khuyến cáo nhân viên y tế (NVYT) là nhóm nguy cơ cao cần được tiêm vắc xin cúm mùa [5]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có quy định bệnh cúm là bệnh bắt buộc phải sử dụng vắc xin đối với người có nguy cơ mắc bệnh, người sống tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch [6], đồng thời ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa trong đó khuyến cáo NVYT nên được tiêm phòng vắc xin cúm mùa hàng năm [1]. Ngoài ra, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc xin cúm giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn đến 2030 nêu rõ lộ trình giai đoạn 2021 – 2030 “Xem xét đưa vắc xin cúm mùa vào tiêm chủng mở rộng cho nhóm đối tượng nguy cơ cao” [7] trong đó có NVYT [1].
Một số nghiên cứu cho thấy, so với những người không làm trong lĩnh vực y tế, NVYT là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn và là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc, điều trị. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh cúm làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh đối với NVYT [8]. Việc NVYT phải tạm thời nghỉ việc do bị mắc bệnh cúm gây nên gánh nặng về kinh tế, ảnh hưởng đến công việc nhưng nếu họ đi làm khi đang mắc bệnh cúm thì chính NVYT là nguồn lây nhiễm vi rút cúm [9],[10]. Mặc dù đã có khuyến cáo, quy định NVYT cần được tiêm vắc xin cúm mùa [5]. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cúm mùa vẫn gặp phải những khó khăn do nhận thức rằng bệnh cúm không phải là bệnh nguy hiểm đối với những người trong độ tuổi lao động, khỏe mạnh cũng như quan niệm sai lầm về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin cúm mùa của chính NVYT [11],[12],[13].
Cho đến nay tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về cúm [14],[15] cũng như điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của người người dân về phòng chống cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) [16],[17],[18],[19]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về kiến thức, thái độ, thực hành tiêm phòng vắc xin cúm mùa của NVYT là các bác sỹ. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế hai bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội năm 2015 và yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của các bác sỹ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của các bác sỹ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về tiêm vắc xin cúm mùa.
Kết quả nghiên cứu đóng góp cho việc đề xuất một số giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát bệnh dịch cúm tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế hai bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội năm 2015 và yếu tố liên quan
1. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa, Quyết định số 2078/QĐ-BYT ngày 23/6/2011 của Bộ Y tế, Hà Nội.
2. CDC (2014). Seasonal Influenza: Flu Basics, Available at: http://www.cdc.gov/flu/about/disease/index.htm, Accessed 18 September 2011.
3. Cunha., Burke A. (2004). Influenza: historical aspects of epidemics and pandemics. Infectious Disease clinics of North America, 18, 141-155.
4. Boni, M.F. at al (2009). Modeling the progression of pandemic influenza A (H1N1) in Vietnam and the opportunities for reassortment with other influenza virus. BMC, (7), 43.
5. World Health Organization (2012). Vaccines against influenza WHO position paper – November 2012. Weekly Epidemiol Rec, 87(47), 461-76.
6. Bộ Y tế (2011). Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, Thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2013). Kế hoạch phát triển và sử dụng vắc cúm, giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030, Quyết định số 1950/QĐ-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế, Hà Nội.
8. Kuster, S.P. at al (2011). Incidence of influenza in healthy adults and healthcare workers: a systematic review and meta-analysis. PLoS One, 6(10), p. e26239.
9. Molinari, N.A. at al (2007). The annual impact of seasonal influenza in the US: measuring disease burden and costs. Vaccine, 25(27), p. 5086-96.
10. Pearson, M.L, C.B. Bridges, and S.A. Harper (2006). Influenza vaccination of health-care personnel: recommendations of the Healthcare Infection Control Practices Advisory Committee (HICPAC) and the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep, 55(RR-2), p. 1-16.
11. Hofmann, F. at al (2006). Influenza vaccination of healthcare workers: a literature review of attitudes and beliefs. Infection, 34(3), 142-7.
12. Hollmeyer, H.G. at al (2009). Influenza vaccination of health care workers in hospitals–a review of studies on attitudes and predictors. Vaccine, 27(30), 3935-44.
13. Poland, G.A., Tosh, P, and Jacobson, R.M (2005). Requiring influenza vaccination for health care workers: seven truths we must accept, Vaccine, 23(17-18), 2251-5.
14. Dinh, P.N. (2006). Risk factors for human infection with avian influenza A H5N1, Vietnam, 2004, Emerg Infect Dis, 12(12), 1841-7.
15. Thomas, J.K. (2007). Avian influenza: a review. Am J Health Syst Pharm, 64(2), 149-65.
16. Hồ Thị Thiên Ngân, Trần Ngọc Hữu, Phạm Hữu Khanh và cộng sự (2010). “Kiến thức – thái độ – thực hành của người dân về phòng chống cúm A/H1N1 đại dịch tại huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh và quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), 7-12.
17. Nguyễn Thị Hường và Trần Hữu Bích (2006). Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống cúm gia cầm của người dân và một số yếu tố liên quan tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2006. Tạp chí Y tế Công cộng, 7(7), 19-24.
18. Trần Ngọc Hữu (2010). Kiến thức – thái độ – thực hành của người dân khu vực phía Nam về các biện pháp phòng chống cúm H1N1 đại dịch. Y học thực hành, 813(3).
19. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2008). Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân thuộc một số vùng dân tộc thiểu số đối với cúm H5N1, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế.
20. Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế (2013). An toàn tiêm chủng vắc xin cúm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21. Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế (2010). Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22. Wright, P.V.F. and Neumann, G. (2007). Orthomyxoviruses. Fields Virology, 5th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, PA,USA, 1691- 1740.
23. Brundage, J.F. (2006). Cases and deaths during influenza pandemics in the United States. Am J Prev Med, 31(3), 252-6.
24. Stern, A.M. and Markel, H. (2005). The history of vaccines and immunzation: familiar patterns. Health Aff (Millwood), 24(3), 611-21.
25. Martínez-Baz. at al (2013). Attitudes, perceptions and factors associated with influenza vaccination among primary healthcare professionals in Navarre, 2011-2012″. An Sist Sanit Navar, 36(2), p. 263-73.
26. Bali. NK1 at al (2013). Knowledge, attitude, and practices about the seasonal influenza vaccination among healthcare workers in Srinagar, India. Influenza Other Respir Viruses, 7(4), p. 540-5.
27. Domínguez. A1 at al (2013). Knowledge of and attitudes to influenza vaccination in healthy primary healthcare workers in Spain, 2011-2012. PLoS One, 8(11), p. e81200.
28. Chen, M.I. and Lee, V.J. (2010). Risk factors for pandemic (H1N1) 2009 virus seroconversion among hospital staff, Singapore. Emerg Infect Dis, 16(10), 1554-61.
29. S.H., Choi., Chung, J.W. and Jeon, M.H. (2010). Risk factors for pandemic H1N1 2009 infection in healthcare personnel of four general hospitals. J Infect.
30. Darunee Ditsungnoen (2013). Influenza Vaccine Knowledge, Attitude, and Practice (KAP) among Pregnant Women and Physicians in Thailand: An Evaluation Survey on Immunization Program, Available from: http://nvi.ddc.moph.go.th/vaccourse2013/007.pdf
31. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2008). Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức và biện pháp ứng phó của nhân viên y tế đối với dịch cúm A/H5N1, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế.
32. Hầu Văn Nam, Nguyễn Minh Dũng, Lê Trung Quân và cộng sự (2010), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế Thừa Thiên Huế về cúm H5N1, Sở Y tế Thừa Thiên Huế.
33. Dương Đình Thiện và cộng sự (1993). Dịch tễ học y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 198-199.
34. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt và cộng sự (2011). Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Tĩnh (2012). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về xử lý chất thải của nhân viên Bệnh viện huyện, tỉnh Kiên Giang và một số yếu tố liên quan năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Z1. Khazaeipour, N. Ranjbarnovin và N. Hoseini (2010), “Influenza immunization rates, knowledge, attitudes and practices of health care workers in Iran”, J Infect Dev Ctries. 28(4(10)), tr. 636-44.
37. L. Carla (2014), “Morbility and Mortality Weekly Report 19 September 2014) – Weekly”, Weekly. 63(47).
38. H1. Seale at al. (2010), “Influenza vaccination amongst hospital health care workers in Beijing”, Occup Med (Lond). 60(5), tr. 335-9.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm bệnh cúm ở người 3
1.1.1. Khái niệm về bệnh cúm 3
1.1.2. Tác nhân gây bệnh 3
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học 4
1.1.4. Nguồn truyền nhiễm 5
1.1.5. Phương thức lây truyền 5
1.1.6. Các biện pháp phòng chống dịch 5
1.2. Tình hình bệnh cúm trên thế giới và tại Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình bệnh dịch cúm trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình dịch cúm tại Việt Nam 8
1.3. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa 9
1.3.1. Lịch sử vắc xin cúm mùa 9
1.3.2. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa trên thế giới 9
1.3.3. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam 11
1.4. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam 13
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 13
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 15
1.4.3. Một số thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới việc sử dụng vắc xin cúm tại Việt Nam 17
1.5. Một số thông tin về hai bệnh viện tiến hành nghiên cứu 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 21
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu. 21
2.3.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu. 23
2.3.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin. 28
2.3.5. Sai số và hạn chế sai số 28
2.3.6. Xử lý và phân tích số liệu 29
2.3.7. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành. 29
2.3.8. Đạo đức nghiên cứu. 31
2.3.9. Sơ đồ nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về bệnh cúm mùa và tiêm vắc xin cúm 35
3.2.1. Thực trạng kiến thức của ĐTNC về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm 35
3.2.2. Thực trạng thái độ của bác sỹ về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm 42
3.2.3. Thực trạng thực hành của ĐTNC về tiêm vắc xin cúm mùa 46
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của ĐTNC 46
3.3.1. Mối liên quan giữa kiến thức của bác sỹ về bệnh cúm mùa và về việc tiêm vắc xin cúm với các yếu tố ảnh hưởng 47
3.3.2. Thái độ của bác sỹ về việc tiêm vắc xin cúm mùa và các yếu tố liên quan 49
3.3.3. Thực hành của bác sỹ về việc tiêm vắc xin cúm mùa và các yếu tố liên quan 51
3.4. Phân tích đa biến về các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm vắc xin cúm của ĐTNC 54
3.5. Các yếu tố thúc đẩy việc tiêm vắc xin cúm mùa của ĐTNC 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2015 56
4.1.1. Kiến thức về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm của ĐTNC 56
4.1.2. Thái độ về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm của ĐTNC 60
4.1.3. Thực hành tiêm vắc cúm của ĐTNC 61
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về tiêm vắc xin cúm mùa 62
4.2.1. Mối liên quan giữa kiến thức của bác sỹ về bệnh cúm mùa và về việc tiêm vắc xin cúm với các yếu tố ảnh hưởng 62
4.2.2. Thái độ của bác sỹ về việc tiêm vắc xin cúm mùa và các yếu tố liên quan 63
4.2.3. Thực hành của bác sỹ về việc tiêm vắc xin cúm mùa và các yếu tố liên quan 63
4.2.4. Các yếu tố thúc đẩy việc tiêm vắc xin cúm mùa của ĐTNC 65
4.3. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu 65
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVBM Bệnh viện Bạch Mai
BVBNĐTW Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
BYT Bộ Y tế
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
NCGTV Nhóm chuyên gia tư vấn về chiến lược tiêm chủng (Strategic Advisory Group of Experts on imminization – SAGE)
NVYT Nhân viên y tế
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO)