Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015

Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015

Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015. Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông và mùa xuân. Cúm mùa lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho hoặc hắt hơi [1]. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai [1],[2],[3].

Bệnh cúm mùa rất phổ biến trong cộng đồng và phân bố rộng khắp toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hằng năm trên thế giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn bị nhiễm bệnh cúm mùa, trong đó 3-5 triệu người bị bệnh cúm nặng phải nhập viện và khoảng 250.000- 500.000 trường hợp tử vong [4]. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây mỗi năm ghi nhận khoảng từ 1- 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm mùa, con số này đưa cúm mùa lên đứng hàng đầu trong số 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất [5]. 
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nhân viên y tế (NVYT) trong đó có bác sỹ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm mùa cao hơn so với những người không làm trong lĩnh vực này. Bác sỹ cũng có thể là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc, điều trị. Theo TCYTTG, vắc xin cúm là biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm mùa [6]. Với đặc thù công việc có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa, bác sỹ là nhóm được TCYTTG khuyến cáo cần được tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm [7]. Tuy vậy, việc tiêm vắc xin cúm mùa vẫn còn gặp phải khó khăn do nhận thức bệnh cúm mùa không phải là bệnh nguy hiểm đối với những người lao động trưởng thành, khoẻ mạnh cũng như quan niệm sai lầm về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin cúm mùa của chính bác sỹ [7],[8],[9].
Cho đến nay tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu quan tâm về kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về cúm mùa như nghiên cứu của Phí Văn Kiên (2015) tại hai bệnh viện của Hà Nội hay nghiên cứu của Hà Thị Cẩm Vân (2015) cũng được tiến hành tại Hà Nội. Các nghiên cứu này cho thấy kiến thức, thái độ của bác sỹ khá tốt nhưng thực hành tiêm vắc xin cúm mùa còn kém [9],[10].Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ tại thành phố (TP) Hồ Chí Minh, một trong những thành phố trọng điểm lưu hành bệnh cúm mùa. Từ tình hình trên đề tài“Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015” được nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:
1.    Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa của các bác sỹ một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
2.    Phân tích một số yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin cúm mùa của các bác sỹ một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
 
Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015
TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm bệnh cúm mùa ở người
1.1.1. Khái niệm bệnh cúm mùa
Cúm mùa là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp và thường xảy ra hằng năm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ, đau khớp, khó chịu, đau họng và chảy nước mũi. Hầu hết người bệnh thường hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy vậy bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch,…[1],[2].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm mùa
Tác nhân gây bệnh cúm mùa là vi rút cúm (Influenza virus), thuộc nhóm Orthomyxovirid,và chia thành các týp A, B,C.
1.1.2.1. Cấu trúc vi rút cúm
Vi rút cúm mùa có cấu trúc phức tạp gồm 3 phần:
– Phần lõi của vi rút là RNA một sợi đơn.
– Phần vỏ cáp sít gồm các capsome sắp xếp theo kiểu đối xứng xoắn
– Vỏ ngoài cùng là một lớp lipid có nguồn gốc từ tế bào chủ.
Vỏ ngoài cùng của vi rút cúm mùa có bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên HA (hay còn gọi là kháng nguyên H) là một glycoprotein có khả năng ngưng kết hồng cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút bám vào thụ thể và thâm nhập vào tế bào chủ và kháng nguyên NA có bản chất là 1 enzyme đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong việc giải phóng vi rút từ tế bào nhiễm và lan tỏa vi rút trong đường hô hấp. Có 16 loại kháng nguyên HA (H1-H16) và 9 loại kháng nguyên NA (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm mùa. Tại Việt Nam các phân týp vi rút cúm mùa thường gặp gồm có cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B [17],[20],[25].
1.1.2.2. Tính chất vi rút cúm mùa
Một tính chất đặc biệt quan trọng của vi rút cúm mùa là khả năng thay đổi chủng vi rút cúm theo thời gian. Trong quá trình lưu hành của vi rút cúm mùa, 2 kháng nguyên, nhất là kháng nguyên H liên tục biến đổi dẫn tới hình thành các chủng vi rút cúm mùa mới. Những biến đổi nhỏ liên tục của kháng nguyên H còn gọi là “trượt kháng nguyên” là nguyên nhân chính gây ra các vụ dịch cúm mùa [12]. Hiện tượng biến đổi kháng nguyên tăng liên tục từ mùa này sang mùa khác đã gây khó khăn cho việc sản xuất vắc xin hữu hiệu phòng ngừa bệnh cúm.
1.1.2.3. Khả năng đề kháng của vi rút cúm mùa
Với bản chất là lipoprotein, vi rút cúm mùa có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các chất hoà tan lipit như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cồn,… [14].
Vi rút cúm mùa thích nghi với nhiệt độ thấp nhưng chết nhanh khi nhiệt độ tăng cao, cụ thể với nhiệt độ phòng (200C) vi rút cúm mùa sống được vài giờ, ở nhiệt độ 560C sẽ bị bất hoạt sau 30 phút. Trong không khí, vi rút cúm mùa có thể tồn tại đến 4 giờ, trong chăn màn đến 2 tuần, bụi nhà đến 5 tuần. Ở nhiệt độ 00C- 4¬¬0C vi rút cúm mùa sống được đến 30 ngày, ở nhiệt độ âm vi rút sống được nhiều tháng, còn nếu đông khô có thể sống được hàng năm [2],[14],[21].
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học
1.1.3.1. Nguồn bệnh
Đối với bệnh cúm mùa, người bệnh thể điển hình hoặc thể nhẹ là ổ chứa vi rút. Bệnh nhân đào thải vi rút ra môi trường bên ngoài khi ho, hắt hơi cùng với chất bài tiết qua đường hô hấp. Thời gian đào thải vi rút kéo dài từ 1 ngày trước cho tới 7 ngày sau khi khởi phát [1],[2],[18],[19]. Thời gian đào thải vi rút cúm ở trẻ em dài hơn, có thể lên tới 13 ngày [20].
1.1.3.2. Phương thức lây truyền
Cúm mùa là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền rất nhanh, bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút cúm qua ho, hắt hơi. Cúm mùa có thể lây lan trực tiếp hay gián tiếp do tiếp xúc bàn tay với đồ vật có dính dịch tiết của người bệnh. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh [2].
1.1.3.3. Tính cảm nhiễm, đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng
Mọi người đều có thể mắc bệnh, sau khi mắc bệnh cơ thể sinh miễn dịch với chủng vi rút gây nhiễm nhưng kháng thể không bền vững [1],[5],[21],[22]. Ngay sau khi nhiễm vi rút cúm, kháng thể IgA và tế bào lympho T tăng lên trong máu người nhiễm cúm để chống lại cả 2 kháng nguyên HA và NA. Khoảng 2 tuần sau khi mắc bệnh, kháng thể trung hòa HA và NA cùng xuất hiện trong máu người bị nhiễm vi rút cúm và đạt mức độ cao nhất vào 3-4 tuần sau. Sau đó kháng thể kháng cúm có thể tồn tại trong nhiều tháng đến một năm và chỉ đặc hiệu đối với chủng vi rút cúm mà cơ thể đã nhiễm và quá trình bảo vệ có thể bị giảm hoặc mất hẳn nếu có một sự thay đổi kháng nguyên của chủng vi rút mới [21],[23].
1.1.3.4. Mô hình bệnh tật bệnh cúm mùa
Tỷ lệ và mức độ nặng của mỗi cá thể nhiễm vi rút cúm tùy thuộc vào tình trạng miễn dịch có sẵn, tuổi của cá thể đó và độc tính của vi rút cúm gây bệnh. Những yếu tố này tạo nên sự khác biệt lớn giữa các vụ dịch cúm [2],[21]. Bệnh nặng và tử vong chủ yếu xảy ra ở những nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em dưới 2 tuổi, người già và người mắc bệnh mạn tính. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, dịch bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm [17].
Hàng năm, trên thế giới các vụ dịch cúm mùa gây bệnh cho khoảng 500 đến 800 triệu người, tỉ lệ tấn công lâm sàng của cúm mùa trong các vụ dịch dao động từ 10-20% ở cộng đồng và có thể lên tới 50% trong các quần thể kín như trường học nội trú, nhà trẻ [8],[21].
Tại Việt Nam, hằng năm vẫn ghi nhận khoảng 1-1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa, phân bố khắp 63 tỉnh, thành phố. Trung bình mỗi năm có 20 ca tử vong do mắc cúm mùa [1],[25]. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế (BYT) đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Đặc điểm bệnh cúm mùa ở người    3
1.2. Vắc xin cúm mùa    9
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin cúm mùa    11
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của bác sĩ    13
1.5. Một số thông tin về bệnh viện tiến hành nghiên cứu    16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    18
2.2. Đối tượng nghiên cứu    19
2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu    19
2.4. Phương pháp nghiên cứu    21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    29
3.1. Đặc điểm đặc trưng của đối tượng nghiên cứu    29
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ của bác sỹ về cúm mùa và thực hành tiêm vắc xin cúm mùa    31
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm mùa    40
3.4. Phân tích đa biến về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ    46
Chương 4: BÀN LUẬN    49
4.1.Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin cúm mùa    50
4.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin cúm mùa    57
4.3. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu    64
KẾT LUẬN    65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1:     Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa trong tiêm chủng dịch vụ từ năm 2006-2013 tại Việt Nam    11
Bảng 2.1:     Mô tả chọn mẫu    22
Bảng 2.2:     Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu chung của ĐTNC    22
Bảng 2.3:     Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu kiến thức của ĐTNC về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa.    23
Bảng 2.4:     Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu thái độ của ĐTNC về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa    25
Bảng 2.5:     Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu về thực hành tiêm vắc xin cúm mùa và nguồn tiếp cận thông tin của ĐTNC    26
Bảng 2.6:     Cách tính điểm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ    27
Bảng 3.1:     Thông tin chung của ĐTNC    29
Bảng 3.2:     Thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của ĐTNC    30
Bảng 3.3:     Thực trạng kiến thức của ĐTNC về bệnh cúm mùa    31
Bảng 3.4:     Thực trạng kiến thức ĐTNC về sử dụng vắc xin cúm mùa    32
Bảng 3.5:     Điểm kiến thức của ĐTNC về từng lĩnh vực    33
Bảng 3.6:     Điểm kiến thức chung của ĐTNC    33
Bảng 3.7:     Thực trạng thái độ của ĐTNC    36
Bảng 3.8:     Điểm thái độ của ĐTNC    37
Bảng 3.9:     Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến thức    40
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc lĩnh vực chuyên môn và nguồn tiếp cận thông tin với kiến thức    41
Bảng 3.11:     Mối liên quan giữa các đặc điểm chung của ĐTNC với thái độ    42
Bảng 3.12:     Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc lĩnh vực chuyên môn và nguồn tiếp cận thông tin với thái độ    42
Bảng 3.13:     Mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của ĐTNC với thực hành tiêm vắc xin cúm    43
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc lĩnh vực chuyên môn và nguồn tiếp cận thông tin với thực hành tiêm vắc xin cúm mùa    44
Bảng 3.15:     Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ tiêm vắc xin cúm mùa    45
Bảng 3.16:     Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành tiêm vắc xin cúm mùa    45
Bảng 3.17:     Mối liên quan giữa thái độ và thực hành tiêm vắc xin cúm mùa    46
Bảng 3.18.     Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kiến thức của bác sỹ về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa    46
Bảng 3.19:    Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thái độ của bác sỹ    47
Bảng 3.20:     Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của các bác sỹ    48

 
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1:     Bản đồ bệnh viện Chợ Rẫy    18
Hình 2.2:     Bản đồ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh    18
Hình 2.3:     Khung lý thuyết nghiên cứu    20

Biểu đồ 3.1:     Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo giới    34
Biểu đồ 3.2:     Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo nhóm tuổi    34
Biểu đồ 3.3:     Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo chuyên ngành    35
Biểu đồ 3.4:     Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo thâm niên    35
Biểu đồ 3.5:     Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo chức vụ công tác    36
Biểu đồ 3.6:     Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo giới    37
Biểu đồ 3.7:     Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo nhóm tuổi    38
Biểu đồ 3.8:     Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo chuyên ngành    38
Biểu đồ 3.9:     Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo thâm niên    39
Biểu đồ 3.10:     Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo chức vụ    39
Biểu đồ 3.11:     Thực hành tiêm vắc xin cúm của bác sỹ    40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    BYT (2011). Quyết định 2078/QĐ-BYT ngày 23/6/2011 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa của BYT, Hà Nội.
2.    Lê Văn Hiệp (2009), Bệnh cúm và vắc xin, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3.    Thomas, J.K. (2007), Avian influenza: a review. Am J Health Syst pharm,64(2). 149-65.
4.    Boni, M.F. at al (2009). Modeling the progression of pandemic influenza A (H1N1) in Viet Nam and the opportunities for reassionrtment with other influenza virus. BMC,(7), 43.
5.    Cục Y tế dự phòng và Môi trường – BYT (2010). Đại dịch cúm giai đoạn 2007-2010.
6.    World Health Organization (2011). Manual for the laboratory diagnosis and virological surveillance of influenza. Global Influenza SurveillanceNetwork.
7.    Word health Organization (2012). Vaccines against influenza WHO position paper – November 2012. Weekly Epideniol Rec.
8.    Hollmeyer, H.G. at al(2009). Influenza vaccination of health care workers in hospitals- a review of studies on attitudes and predictors.Vaccine, 27(30), 3935-44.
9.    Phí Văn Kiên (2015). Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin cúm mùa của NVYT hai bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội năm 2015 và yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà nội
10.    Hà Thị Cẩm Vân (2015), Thực trạng tiêm vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2014 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
11.    CDC (2009), Type of Seasonal Influenza 
<http://www.cdc.gov/flu/about/viruses/types.htm>, Accessed 20 July 2016
12.    Kamps B.S., Hoffmann C., Preiser W (2006), Influenza report 2006, Flying Publisher, Wuppertal, Germany.
13.    Wright P.V.F., Neumann G., Kawaoka Y (2007), “Orthomyxoviruses”, In: Fields Virology, 5th Edition, (Eds. Knipe D.M., and Howley P.M.),
14.    Nguyễn Thị Thường (2014), Nghiên cứu sản xuất các gam chuẩn cho RT-PCR ứng dụng trong chẩn đoán cúm và kiểm định công hiệu vắc xin sởi, Luận văn Tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
15.    Phạm Quang Thái, Lê Quỳnh Mai, Matthijs R.W et al (2014). Pandemic H1N1 virus transmission and shedding dynamics in index case households of a prospective Vietnamese cohort. The journal of infection.In press
16.    Wilschut J.C., McElhaney J.E., Palache A.M (2006), Influenza, 2nd Edition, Mosby Elsevier, Philadelphia, PA, USA.
17.    Nguyễn Trần Hiển (2011) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và vi rút học của cúm A/H1N1/09, đại dịch ở tỉnh miền Bắc- Trung- Tây Nguyên, Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch.
18.    Hofmann, F.at al 2006. Influenza vaccination of healthcare wrokers: a literature riview of attitudes and beliefs.Infection, 34(3), 142-7.
19.    Dinh, P.N (2006). Risk factors for human infection with avian influenza A H5N1, Viet Nam, Emerg Infect Dis, 12(12) 1841 -7.
20.    Đỗ Thủy Ngân (2011), Nghiên cứu sản xuất vắc xin cúm A/H1N1 trên tế bào thận khỉ tiên phát và tế bào MDCK, Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1.
21.    Word health Organization (2012). Vaccines against influenza WHO position paper – November 2012. WeeklyEpideniol Rec, 87(47), 461-76.
22.    Neuzil K.M., Mellen B.G., Wright P.F., et al (2000), “The effect of influenza on hospitalizations, outpatient visits, and courses of antibiotics in children”, N Engl J Med, 342(4), 225-31.
23.    Nguyễn Thị Thu Yến et al (2013). National surveillance for influenza and influenza -like illness in Vietnam, 2006-2010. Vaccine. In press.
24.    Cục Y tế dự phòng (2016), Khuyến cáo phòng, chống dịch cúm mùa <http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-dich-benh-trong-mua-he/961/khuyen-cao-phong-chong-cum-mua>, xem ngày 10/7/2016.
25.    Nguyễn Thị Kim Phượng và Lê Thị Quỳnh Mai (2014), “Vắc xin phòng chống cúm: lịch sử phát triển, công nghệ hiện tại và tương lai”, Tạp chí y học dự phòng. XXIV(2), 151.
26.    Opatowski L., Fraser C., Griffin J., et al (2010), “Transmission Characteristics of the 2009 H1N1 influenza Pandemic: Comparision of 8 Southern Hemisphere Countries”, Options for the Control of Influenza VII Abstract Book, 50-58
27.    WHO (2004), WHO Guidelines on the Use of Vaccines and Antivirals during Influenza Pandemics, WHO, Geneva, Switzerland.
28.    Bali. NK1at al (2013). Knowledge, attitute, and practices a bout the seasonal influenza vaccination among healthcare workers in Srinagar, Idia. Influenza Other Respir Viruses, 7(4), 540-5.
29.    H1. Seale at al. (2010), “Influenza vaccination amongs hospital health care workers in Beijing”, Occup Med (Lond).60(5),  335-9.
30.    Z1. Khazaeipour, N. Ranjbarnovin and N. Hoseini (2010), “Influenza immunization rates, knowledge, attitudes and practices of health care workers in Iran”, J Infect Dev Ctries. 28(4(10)), 636-44
31.    Martinez-Baz. at al (2013). Attitudes, perceptions and factors asociated with influenza vaccination among primary healthcare professionals in Navarre, 2011-2012. An Sist Sanit Navar,36 (2), 270-70
32.    L. Carla (2014), Morbility and Mortality Weekly Report 19 September 2014)-Weekly, Weekly.64(7).
33.    Dominguez. A1 at al (2013). Knowledge of and attitudes to influenza vaccination in healthy primary healthcare workers in Spain, 2011-2012. PloS One, 8(11), e81200.
34.    Z1. Khazaeipour, N. Ranjbarnovin and N. Hoseini (2010), Influenza immunization rates, knowledge, attitudes and practices of health care workers in Iran, J Infect Dev Ctries. 28(4(10)), 636-44
35.    Darunee Ditsugneon (2013). Influenza Vaccine Knowledge, Attitude, and Practice (KAP) among Pregnant Women and Physicians in Thai Land: An Evaluation Survey on Immunization Program.
36.    Nguyễn Hải Tuấn, Nguyễn Thị Thu Yến, Trần Như Dương và cộng sự (2012). Kết quả ban đầu đánh giá gánh nặng của bệnh cúm tại một số bệnh viện huyện ở Việt Nam. Tạp chí Y học dự phòng, 8(135), 23-30.
37.    Abu-Gharbieh E1. và các cộng sự. (2010), Influenza vaccination: healthcare workers attitude in three Middle East countries, Int J Med Sci. 21(7(5)), 319-25.
38.    Glenzen W.P., Taber L.H., Frank A.l., et al (1997), “Influenza virus infections in infants”, Pediatr Infect Dis Journal, 16. 1065-1068.
39.    Naz. Hasan, Cevik. Figen và Aykın1. Nevil (2009), Influenza vaccination in healthcare workers, J Infect Developing Countries. 3(1),  50-54.
40.    Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017 bệnh viện Chợ Rẫy
41.    Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017 bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh
42.    Lưu Ngọc Hoạt, Đại học Y Hà Nội (2015) Nghiên cứu khoa học, Tập 1: Phương pháp viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Y học, 51-60, 126, 115. 
 

 

Leave a Comment