Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai

Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai

Luận văn Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) là bệnh gây ra bởi sự phát tán của vi khuẩn gây bệnh từ những ổ nhiễm khuẩn khu trú ở nội tâm mạc và nội mạc động mạch. Theo Gordon A.Ervy [1], VNTMNK là vấn đề y khoa vừa lý thú, vừa trầm trọng, vừa phức tạp. Ở Mỹ, tần suất mới mắc VNTMNK tương đối ổn định từ năm 1950 đến năm 2000, chiếm khoảng từ 3,6 đến 7,0 trường hợp trên 100.000 bệnh nhân mỗi năm. Ở Pháp năm 1991 và 1999 tỷ lệ mới mắc lần lượt là 3,1 và 2,6 trên 100.000 dân.

Ở Việt Nam, theo tác giả Đặng Văn Chung [2], tỉ lệ mắc VNTMNK là 4,3% trong tổng số các bệnh tim vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Người ta thấy 40% – 80% các bệnh nhân VNTMNK có tổn thương tim từ trước [3], chủ yếu là bệnh van tim, 30% do thấp và 10 % – 20% do bệnh tim bẩm sinh như còn ống động mạch, thông liên thất, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch chủ. Phẫu thuật tim mạch đặc biệt là van nhân tạo cũng đóng góp quan trọng vào tỉ lệ mắc cao của VNTMNK. Theo tác giả Phạm Gia Khải [4] 96,4% VNTMNK trên bệnh tim có trước và 3,6% VNTMNK trên van nhân tạo. Ở trẻ em theo nghiên cứu của Baltimor [5] VNTMNK trước hết liên quan đến tim bẩm sinh, kế đó là bệnh tim do thấp và đặt catheter mạch máu.
Đặt ống thông tĩnh mạch kéo dài, tiêm chích ma túy, các thủ thuật vùng tiểu khung, nội soi, nhổ răng là những yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho vãng khuẩn huyết, đặc biệt là VNTMNK ở những người không có bệnh tim từ trước.
Trong khi đó vai trò của ổ nhiễm khuẩn khu trú có nguồn gốc từ răng miệng đối với bệnh toàn thân, đặc biệt là trong bệnh VNTMNK bán cấp có nguồn gốc từ ổ nhiễm khuẩn răng là không thể phủ nhận [6], [7], [8], [9], [10]. Mọi bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải đều có thể là đối tượng bị thêm nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn răng miệng chiếm vị trí hàng đầu.
J Vincent [8] nghiên cứu trên 161 trường hợp VNTMNK có nguồn gốc từ ổ nhiễm khuẩn răng chiếm 27%.
J Car [9] VNTMNK do nhóm streptococcus chiếm ưu thế có nguồn gốc ở đường tiêu hóa, đường vào do răng chiếm 24,3%. Tác giả Phạm Gia Khải [6] nghiên cứu trên 25 trường hợp VNTMNK có đường vào từ răng miệng là 7,1%, sau đường vào bằng tiêm chích ma túy.
Thực tế, bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến, chiếm một tỉ lệ khá cao trong cộng đồng và gặp ở tất cả các lứa tuổi, các vùng địa lý từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Việc thực hiện vệ sinh răng miệng chưa đúng cách còn phổ biến. Chính vì vậy việc đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân VNTMNK là hết sức cần thiết. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu :
1.    Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân VNTMNK tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân VNTMNK. 
ĐẶT VẤN ĐỀ  Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Tổng quan về bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn    3
1.1.1.    Lịch sử của bệnh, định nghĩa và phân loại    3
1.1.2.    Dịch tễ học    4
1.1.3.    Sinh lý bệnh     5
1.1.4.    Lâm sàng    6
1.2.    Tình hình bệnh răng miệng    8
1.3.    Mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và bệnh viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn    9
1.3.1.    Mối liên quan giữa bệnh răng miệng và bệnh VNTMNK.    9
1.3.2.    Điều trị dự phòng trong VNTMNK    11
1.3.3.    Hướng dân sử dụng kháng sinh dự phòng trong VNTMN    12
1.3.4.    Tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng trong phòng ngừa
VNTMNK…            .                    .    13
1.4.    Hành vi sức khỏe răng miệng    15
1.4.1.    Hành vi sức khỏe    15
1.4.2.    Kiến thức, thái độ, hành vi    16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1.    Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu    19
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    19
2.1.2.    Thời gian    19
2.1.3.    Đối tượng nghiên cứu    19
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    19
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    19
2.2.2.    Chọn mâu    19 
2.2.3.    Nội dung nghiên cứu    20
2.2.4.     Xử lý và phân tích số liệu    22
2.2.5.     Đạo đức nghiên cứu    22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    23
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    23
3.2.    Kiến thức chung về bệnh và vệ sinh răng miệngcủa đối tượng nghiên
cứu    26
_3.2.1. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh    26
3.2.2.    Kiến thức của bệnh nhân về chăm sóc răng miệng    30
3.3.    Thái độ về chăm sóc răng miệng của đối tượng nghiên cứu    32
3.4.    Hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân    34
3.5.    Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và mức độ kiến thức của đối
tượng nghiên cứu    37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    42
4.1.    Một số đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu    42
4.2.    Hiểu biết của các đối tượng tham gia nghiên cứu về bệnh và chăm sóc
răng miệng    43
4.2.1.    Hiểu biết của các đối tượng tham gia nghiên cứu về bệnh    43
4.2.2.    Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc răng miệng    45
4.2.3.    Hiểu biết chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh và cách chăm
sóc răng miệng    47
4.3.    Thái độ của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc răng miệng    47
4.4.    Hành vi của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc răng miệng    48
4.5.    Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với kiến thức, thái độ và
hành vi của đối tượng nghiên cứu    50
KẾT LUẬN      52
KIẾN NGHỊ    53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bảng 3. 1. Phân bố theo giới tính    23
Bảng 3. 2. Phân bố theo nghề nghiệp    24
Bảng 3. 3. Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh răng miệng    25
Bảng 3. 4. Tỉ lệ bệnh nhân biết đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh VNTMNK    26
Bảng 3. 5. Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng bệnh VNTMNK có thể dự phòng    26
Bảng 3. 6. Tỉ lệ bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng    27
Bảng 3. 7. Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể phòng bệnh
VNTMNK    28
Bảng 3. 8. Tỉ lệ bệnh nhân biết về kháng sinh dự phòng khi làm thủ thuật xâm lấn
răng miệng    29
Bảng 3. 9. Tỉ lệ bệnh nhân biết về thời gian đi khám răng miệng định kì    30
Bảng 3. 10. Tỉ lệ nguồn bệnh nhân tìm hiểu thông tin về chăm sóc răng miệng
    31
Bảng 3. 11. Tình hình sức khỏe răng miệng của bệnh nhân trong 3 tháng cho đến khi
vào viện    31
Bảng 3. 12. Sức khỏe răng miệng theo đánh giá của bệnh nhân    32
Bảng 3. 13. Thái độ về khám răng miệng của bệnh nhân    33
Bảng 3. 14. Hành vi chăm sóc răng miệng hàng ngày của bệnh nhân    35
Bảng 3. 15. Hành vi khám răng miệng của đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3. 16. Hành vi chăm sóc răng miệng khi bị chảy máu răng    36
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và mức độ kiến thức của đối
tượng nghiên cứu    37
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của đối tượng nghiên cứu    39
Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi của đối tượng nghiên cứu    39
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi của đối tượng nghiên cứu    40 
Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa hướng dẫn chăm sóc răng miệng và số lần đi khám
răng trong năm của bệnh nhân    40
Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa kiến thức cho rằng chăm sóc răng miệng tốt có phòng được bệnh VNTMNK hay không với mức độ thái độ    41 
Biểu đồ 3. 1. Phân bố theo nhóm tuổi    23
Biểu đồ 3. 2. Phân bố theo trình độ học vấn    24
Biểu đồ 3. 3. Số bệnh nhân mắc bệnh tim có    sẵn    25
Biểu đồ 3. 4. Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng các ổ    nhiễm trùng răng miệng có thể
gây bệnh VNTMNK    27
Biểu đồ 3. 5. Tỉ lệ nguồn thông tin hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho bệnh
nhân    28
Biểu đồ 3. 6. Tỉ lệ cách chăm sóc răng miệng hàng ngày bệnh nhân cho là
đúng    30
Biểu đồ 3. 7. Mức độ hiểu biết chung của đối tượng về bệnh và cách chăm sóc
răng miệng    32
Biểu đồ 3. 8. Tỉ lệ bệnh nhân tin điều chỉnh chăm sóc răng miệng tốt làm
giảm nguy cơ mắc VNTMNK    33
Biểu đồ 3. 9. Thái độ về chăm sóc răng miệng của đối tượng nghiên cứu    34
Biểu đồ 3. 10. Hành vi chăm sóc răng miệng sau bữa ăn chính của bệnh nhân ..34 Biểu đồ 3. 11. Hành vi chăm sóc răng miệng của đối tượng nghiên cứu    37

 

Leave a Comment