Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải
Luận văn Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 2014-2015. Trên thế giới, vấn đề sức khỏe vị thành niên (VTN) luôn được quan tâm và đầu tư, bởi vấn đề này trực tiếp liên quan đến sự phát triển, tồn vong của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Là một lực lượng nòng cốt của xã hội, “thế hệ tương lai” được tu dưỡng với hi vọng sẽ kế thừa và xây dựng phát triển xã hội, giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất ổn kinh tế, đại dịch HIV/AIDS,… Ngày nay, trẻ VTN có nhiều điều kiện để phát triển cả về thể chất, tinh thần, tiếp cận thông tin và hội nhập. Song song với đó là những chuẩn mực đạo đức thay đổi, tệ nạn xã hội gia tăng, kéo theo nhiều hệ quả tác động đối với VTN, một trong đó là xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tình trạng này cùng với sự thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết về sức khỏe giới tính ở VTN dẫn đến nhiều vấn đề xã hội trầm trọng như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), nhiễm HIV/AIDS, xâm hại, lạm dụng tình dục. [1], [2].
Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN. Trên cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước 20 tuổi [3]. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2005, có 90844 người nhiễm HIV, 14560 người bị AIDS và 8494 người tử vong, trong đó 0,84% trẻ dưới 13 tuổi, 8,36% từ 13-19 tuổi. Cũng như nhiều quốc gia, các vấn đề về sức khỏe giới tính ở VTN đang là những vấn đề nan giải và cần quan tâm giải quyết ở nước ta.
Hiện nay có không ít các nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe giới tính VTN nhằm góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe của các em. Những nghiên cứu ở VTN này thường tập trung chủ yếu trên đối tượng từ 15¬19 tuổi, như các cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam – SAVY 1 (2003) và SAVY 2 (2008) với quy mô hơn mười nghìn thanh thiếu niên trên khắp các vùng miền cả nước. Số ít các nghiên cứu còn lại thực hiện trên đối tượng VTN 12-15 tuổi như nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng tại thành phố Hồ Chí Minh (2008) hay nghiên cứu tại một xã trung du miền núi Bắc Bộ của tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Tiến (2013) [4], [5].
Xác định được mức độ cần thiết của một nghiên cứu trên lứa tuổi THCS (12-15 tuổi) ở một vùng nông thôn đồng bằng để góp thêm một cái nhìn khách quan về tình hình sức khỏe giới tính ở VTN Việt Nam, do nguồn lực có hạn, chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh tại trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu xuất phát từ nguyên nhân nữ giới là đối tượng phải chịu những gánh nặng bệnh tật lớn từ vấn đề sức khỏe sinh sản như tử vong do biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh, thương tổn, nhiễm trùng… [6].
Đề tài: “Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 2014-2015”
Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe giới tính của nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 2014-2015.
2. Mô tả nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về sức khỏe giới tính của nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 2014¬2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UNICEF (2011), “Tuổi vị thành niên-tuổi của những cơ hội”, Tình hình trẻ em thế giới 2011.
2. Trường đại học y Hà Nội (2004), Sức khỏe lứa tuổi, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Đào Xuân Dũng (2010), “Báo cáo chuyên đề: dậy thì-sức khỏe sinh sản-sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên Việt Nam”, Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niêm Việt Nam lần thứ 2 – SAVY 2.
4. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng và Trương Trọng Hoàng (2008), “Kiến thức thái độ và nhu cầu về giáo dục giới tính của học sinh trường THCS Ngô Tất Tố, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh”, Y học thành phố Hồ Chí Minh- tập 14-phụ bản số 1.
5. Nguyễn Thị Tiến (2013), “Kiến thức, thái độ, nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trường THCS xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2013 “, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng – khóa 2009-2013.
6. UNICEF (2009), Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009 – Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
7. Tổ chức Y tế thế giới (1982), Tuyên ngôn của Tổ chức Y tế thế giới, Alma Ata.
8. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2001), “Thúc đẩy sự thay đổi: cơ sở cho lồng ghép giới”, Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á (SEAGEP).
9. Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Vai trò của giới từ góc nhìn văn hóa, Nhân học y tế, NXB Y học, Hà Nội.
10. Hội nghị quốc tế (1994), Dân số và phát^ triển.
11. Bộ Y tế (2011), “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
12. Nguyễn Chương (2014), “Sức khỏe sinh sản vị thành niên”, Bài giảng sức khỏe sinh sản.
13. Trường đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng Sản phụ khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
14. UNFPA (2007), “Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam”, Báo cáo rà soát các nghiên cứu giai đoạn 2000-2005.
15. Bộ Y tế – Tổng^ cục thống kê (2005), “Chương 11: Các yếu tố nguy cơ và yếu
tố bảo vệ”, Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niêm Việt Nam lần thứ 1 – SAVY1.
16. Kristin N. Mmari (2013), “International Perspectives on Sexual and Reproductive Health”, Population Council. 39(3).
17. Tổng thư ký Liên hợp quốc KOFI A.ANNAN (2002), Thông điệp gửi đến Hội nghị dân số Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 5, Hội nghị khu vực ICPD+10.
18. UNICEF (2005), “Con đường chưa có lối: Trẻ vị thành niên, nghèo đói và giới”, Tình trạng dân số thế giới 2005, New York.
19. Annk. Blane & Anna. Way (1997), Contraceptive Knowledge and use and sexual Behavior: contraceptive Study of Adolescents in Developing Countries.
20. David L. Evans & Jonh H. Tripp (2006), “Sex education: The case for primary prevention and peer education”. 16(2), tr. 95-99.
21. Soiy Anusomteerakul & Pakvilai Srisaeng (2012 ), “Adolescents’ Reproductive Health Status In Urban Slums In The Khon Kaen Municipality, Thailand”, American Journal of Health Sciences.
22. Scaling Up the Response for Children (2006), “East Asia and Pacific Regional consultation on Children and HIV/AIDS “.
23. FHI 360/PROGRESS and the Ministry of Health Kenya (2011), “Adolescent and youth sexual and reproductive health”.
24. Annabel Erulkar (2013), “International Perspectives on sexual and Reproductive Health”. 39.
25. Williams E Nwagwu (2007), “The Internet as a source of reproductive health information among adolescent girls in anurban city in Nigeria”, BMC Public Health.
26. Ủy bạn Dân số- Gia đình và Trẻ em Việt Nam (2004), Tài liệu tuyên truyền luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Lao Động, Hà Nội.
27. UNICEF (2003), Tình trạng ^dân số thế’ giới 2003, New York.
28. Bộ kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê (2011), “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình Hà Nội”.
29. Mai Xuân Phương (2013), Thực trạng chung về mang thai tuổi vị thành niên và các chương trình/chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
30. Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Nga và Nguyễn Đức Thành (2009), “Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương: các kết quả sơ bộ từ dự án nghiên cứu dọc tại Chililad”, Hội y tế công cộng Việt Nam.
31. UNICEF và Chính phủ Việt Nam (2010), “Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam”.
32. UNFPA & EU (2005), “Final report on baseline survey for Reproductive Health Initiative for Youth in Asia (RHIYA) “.
33. Bộ Y Tế^ (2008), “Báo cáo Quốc gia lần thứ ba về việc theo dõi thực hiện Tuyên Bố Cam kết về HIV và AIDS”.
34. Đoàn Kim Thắng, Nguyễn Thị Văn và Phan Quốc Thắng (2002), “Nhu cầu giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh phổ thông trung học: nghiên cứu trường hợp tại 4 trường nội thành Hà Nội”, Xã hội học số 4.
35. Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (2013), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Hà Nội.
36. Tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình và UUNFPA. (2011), Nội dung chủ yếu về Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011¬2020.
37. Tổng cục thống kê Bộ Y tế (2003), “Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam “.
38. Trường đại học y Hà Nội (2013), Bài giảng Sản phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Trường (2007), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
40. Nguyễn Văn Nghị (2011), Nghiên cứu quan niệm, kiến thức, hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản ở vị thành niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương 2006-2009, Hà Nội.
41. Australian Aid và World Vision. (2014), Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em, Tầm nhìn Thế giới Việt Nam.
42. ActionAid Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Giới – Gia đình – Môi trường trong Phát triển (CGFED) (2014), “Cho phụ nữ và trẻ em gái: nơi giấc mơ thành sự thật”.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Chăm sóc sức khỏe giới tính 3
1.2 Vai trò của chăm sóc sức khỏe giới tính 4
1.3 Tình hình chăm sóc sức khỏe giới tính ở vị thành niên 9
1.4 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu: 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Địa điểm nghiên cứu: 15
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 15
2.3 Thời gian nghiên cứu: 15
2.4 Phương pháp nghiên cứu: 15
2.5 Biến số và các chỉ số nghiên cứu 16
2.6 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 19
2.7 Sai số và cách khắc phục: 20
2.8 Phương pháp xử lý số liệu 21
2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.2 Kiến thức của nữ sinh về sức khỏe giới tính 23
3.3 Thái độ chăm sóc sức khỏe giới tính của nữ sinh 30
3.4 Hành vi trong chăm sóc sức khỏe giới tính của nữ sinh 32
3.5 Nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về sức khỏe giới tính của nữ sinh 35
Chương 4: BÀN LUẬN 39
KẾT LUẬN 54
KHUYẾN NGHỊ 56
Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=217) 22
Bảng 3.2 Kiến thức của nữ sinh về những thay đổi khi dậy thì (n=217) 23
Bảng 3.3 Kiến thức của nữ sinh về kinh nguyệt (n=133) 23
Bảng 3.4 Kiến thức của nữ sinh về có thể có thai khi tiếp xúc với người khác
giới trưởng thành (n=217) 24
Bảng 3. 5 Kiến thức của nữ sinh về ảnh hưởng xấu của nạo phá thai đến sức
khỏe (n=217) 25
Bảng 3.6 Kiến thức của nữ sinh về nguyên nhân, hậu quả, 27
Bảng 3.7 Kiến thức của nữ sinh về xâm hại, lạm dụng tình dục (n=217) 28
Bảng 3. 8 Kiến thức chung về sức khỏe giới tính của nữ sinh (n=217) 29
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kiến thức của nữ sinh về các BPTT (n=217 ) 24
Biểu đồ 3. 2 Kiến thức của nữ sinh về một số BLTQĐTD (n=217) 26
Biểu đồ 3.3 Thái độ của nữ sinh đối với hành vi quan hệ tình dục ở tuổi VTN
(n=217) 30
Biểu đồ 3.4 Thái độ của nữ sinh với việc tìm hiểu, chăm sóc sức khỏe giới
tính (n=217) 31
Biểu đồ 3.5 Tự đánh giá của nữ sinh trong vệ sinh cơ quan sinh dục (n=217)
33
Biểu đồ 3.6 Tự đánh giá của nữ sinh trong vệ sinh kinh nguyệt (n=133) 33
Biểu đồ 3. 7 Nhu cầu về đối tượng cung cấp thông tin 35
Biểu đồ 3.8 Nhu cầu về nguồn cung cấp thông tin sức khỏe giới tính của nữ
sinh (n=215) 36
Biểu đồ 3.9 Nhu cầu về các nội dung sức khỏe giới tính muốn tìm hiểu của
nữ sinh (n=215) 37
Biểu đồ 3. 10 Nhu cầu về hình thức tiếp cận thông tin 38
Sơ đồ 3.1 Xử trí của nữ sinh khi có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt (n=96) … 32