KIẾN THỨC THÁI Độ VÀ HÀNH VI Tự CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 KHÁM VÀ ĐIÊU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC KIẾN THỨC THÁI Độ VÀ HÀNH VI Tự CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 KHÁM VÀ ĐIÊU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY .Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới. Theo số liệu năm 2008, Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) ước tính trên thế giới có hơn 250 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu không có sự can thiệp kịp thời [34]. Tại Việt nam bệnh ĐTĐ đang gia tăng rất nhanh. Năm 2002 bệnh viện nội tiết trung ương đà thông báo rằng tỷ lệ mac bệnh ĐTĐ ở các thành phố lớn là 4,4% và ở trên cả nước là 2,34% [2]. Năm 2008, theo thống kê của bệnh viện Chợ rẫy có 1800 bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị.
Bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến chứng về tim mạch, thận, mắt, thần kinh, da và chân. Biến chứng ở bàn chân là một biến chứng thường xảy ra đối với bệnh nhân ĐTĐ. Khoảng 15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ có những tổn thương, loét ở chân trong khoảng thời gian họ mắc bệnh. Phần lớn các trường hợp bị đoạn chi được phát triển từ một vết loét ở chân[28]. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận năm 2009, tại bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí Minh có đến 21% người bệnh ĐTĐ týp 2 có biến chứng về bàn chân [14]. Tại khoa nội tiết bệnh viện chợ Rẩy người bệnh ĐTĐ nằm viện vì loét/nhiễm trùng bàn chân chiếm 25 – 35% trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú [6]. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị cắt đoạn chi cao gấp 17-40 lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ [28] [38]. Biến chứng ở bàn chân có thể là đau, giảm cảm giác ở chân, da thay đổi, loét ở chân, giảm tuần hoàn ở chân, hoại tử và đoạn chi [20]. Biến chứng ở chân có thể để lại những hậu quả nặng nề như hoại tử, đoạn chi, tàn tật, trầm cảm và tử vong.
Theo IDF, hơn 1 triệu người bị cắt cụt chi dưới mỗi năm do biên chứng của bệnh ĐTĐ. Trung bình cứ 30 giây trên thế giới có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi. Nhân ngày đái thái đường thế giới, ngày 14/11/2005,
WHO và IDF đã kêu gọi sự chú ý đến vấn đề biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ và phát biểu rằng: “ước tính có khoảng 70% các trường hợp bị đoạn chi dưới trên toàn thế giới có liên quan đến bệnh ĐTĐ và 85% các trường hợp đoạn chi đó có thể phòng ngừa được bằng cách chăm sóc bàn chân thích hợp, kiểm soát tốt đường huyết và giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự chăm sóc của người bệnh” [35],
Điều trị cho những biến chứng bàn chân nghiêm trọng của bệnh nhàn ĐTĐ rất tốn kém. Bởi vậy đó là 1 gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe [35]. Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ, tại Mỹ chi phí điều trị cho một vết loét ở chân là 8000 đô la Mỹ, vết loét có nhiễm trùng là 17000 đô la Mỹ, cho 1 trường hợp bị đoạn chi là 45000 đô la Mỹ[21]. Tại Việt Nam chi phí trực tiếp khoảng 3.522.000 đồng Việt nam/ Bn loét chân không đoạn chi và 6.228.000 đồng / Loét chân và đoạn chi (năm 2003) [7]. Theo nghiên cứu của bệnh viện nội tiết trung ương, bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng ở chân thường đến viện vào giai đoạn muộn. Điều này làm tăng chi phí điều trị và kéo dài thời gian nằm viện hơn so với nhũng bệnh nhân không có biến chứng ở chân là 2 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng ở chân bị cắt đoạn chi cũng rất cao khoảng 40%.
Đặc biệt khi có biến chứng ở bàn chân bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tập luyện điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân ĐTĐ.
Trong khi đó những biến chứng ở chân của bệnh nhân ĐTĐ có thể hạn chế, phòng ngừa nếu được chăm sóc thích hợp [17] [20]. Nguy cơ bị đoạn chi của người bệnh ĐTĐ có thể giảm từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng, giáo dục cho người bệnh biết cách tự chăm sóc [51].
Bởi vậy người nghiên cứu muốn đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Từ đó người nghiên cứu sẽ đưa ra những kiến nghị xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe về cách chăm sóc bàn chân ĐTĐ để nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của người bệnh và giảm những biến chứng đáng tiếc về bàn chân cho người bệnh ĐTĐ týp2.
Câu hỏi nghiên cứu:
Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 như thế nào?
Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học với kiến thức, thái độ, và hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 như thế nào?
Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ với hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
L Mục tiêu tổng quát
Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ týp 2 đang theo dõi và điều trị tại bệnh viện Chợ Ray.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định mức độ kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy.
2.2. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc bàn chân với các đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy.
2.3. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ với hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỎ ĐÀU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Học thuyết điều dưỡng và ứng dụng 4
1.2. Dịch tễ bệnh học đái tháo đường 7
1.3. Đại cương về bệnh học đái tháo đường 8
1.3.1. Định nghĩa 8
1.3.2. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ 9
1.3.3. Phân loại ĐTĐ 9
1.3.4. Các biến chứng mạn tính ĐTĐ 10
1.3.5. Biến chứng bàn chân ĐTĐ 11
1.3.6. Chăm sóc bàn chân ĐTĐ 16
1.3.7. Nội dung GDSK hướng dẫn bệnh nhân ĐTĐ chăm sóc bàn chân 18
1.4. Các nghiên cửu liên quan 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 25
2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.3. Kỹ thuật chọn mẫu 26
2.4. Tiến trình nghiên cứu
2.5. Thu thập dữ liệu 27
2.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 27
2.5.2. Công cụ thu thập dữ liệu 27
2.5.3. Liệt kê biến số và định nghĩa 27
2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ KT, TĐ, HV cs bàn chân của BN 30
2.5.5. Xử lý và phân tích dữ liệu 30
2.6. Y đức 31
2.7. Khả năng khái quát và tính ứng dụng 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1 .Đặc điểm chung nhóm điều trị 33
3.2. Thống kê về kiến thức 41
3.3. Thống kê về thái độ 46
3.4. Thống kê về hành vi 49
3.5. Tổng hợp phân loại mức độ điểm kiến thức, tháo độ, hành vi 52
3.6. Các mối liên hệ 53
3.6.1. Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học
với KT chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 53
3.6.2. Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học
với TĐ chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 56
3.6.3. Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học
với HV chăm sóc bàn châncủa bệnh nhân ĐTĐ týp 2 59
3.6.4. Mối liên hệ giữa kiến thức và hành vi chăm sóc bàn chân 62
3.6.5. Mối liên hệ giữa thái độ và hành vi chăm sóc bàn chân 64
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 65
4.2. Kiến thức chăm sóc bàn chân. 70
4.3. Thái độ chăm sóc bàn chân.
4.4. Hành vi chăm sóc bàn chân 75
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc chân của người bệnh 78
4.6. ứng dụng của học thuyết Orem vào nghiên cứu 79
ĐIỂM MẠNH, YÉU CỦA NGHIÊN cửu 81
KÉT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng đồng thuận
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi
Phụ lục 3. Danh sách bệnh nhân tham gia phỏng vấn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 .Tiêu chuẩn đánh giá mức độ K.T, TĐ, HV CSBC 30
Bảng 3.1. Phân bố điều trị 33
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi 34
Bảng 3.3. Phân bố cư trú 34
Bảng 3.4. Phân loại trình độ học vấn 35
Bảng 3.5. Nghề nghiêp của người bệnh 35
Bảng 3.6. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ 36
Bảng 3.7. Biến chứng ĐTĐ và các bệnh kèm theo 36
Bảng 3.8. Tình trạng gia đình 37
Bảng 3.9. Nhận thông tin giáo dục sức khoẻ 38
Bảng 3.10. Nguồn thông tin về chăm sóc bàn chân bệnh nhân nhận được 39 Bảng 3.11. Nguồn thông tin người bệnh mong muốn nhận được nhất 40
Bảng 3.12. Mức độ tổn thương bàn chân của người bệnh 40
Bảng 3.13. Thống kê kiến thức về các nguy cơ của bàn chân ĐTĐ 41
Bảng 3.14. Thống kê kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày 41
Bảng 3.15. Thống kê kiến thức về bảo vệ bàn chân ĐTĐ 42
Bảng 3.16. Thống kê kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân 43
Bảng 3.17. Thống kê kiến thức về khám, xử trí những bất thường ở chân 44 Bảng 3.18. Phân loại mức độ kiến thức 44
Bảng 3.19. Thống kê về thái độ chăm sóc chân 46
Bảng 3.20. Phân loại mức độ thái độ 48
Bảng 3.21. Thống kê về hành vi chăm sóc chân 49
Bảng 3.22. Phân loại mức độ hành vi 51
Bảng 3.23. Bảng phân loại mức độ KT, TĐ, và HV chăm sóc chân 52
Bảng 3.24. Mô tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới KT CSBC 53
Bảng 3.25. Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến KT 55
Bảng 3.26. Mô tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới TĐ CSBC 56
Bảng 3.27. Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến TĐ 58
Bảng 3.28. Mô tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới HV CSBC 59
Bảng 3.29. Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến HV 61
Bảng 3.30. Phân tích mối quan hệ giữa KT và HV chăm sóc chân 62
Bảng 3.31. Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi chăm sóc chân 64
Nguồn: https://luanvanyhoc.com