Kiến thức, tháỉ độ và một số yếu tố liên quan về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018

Kiến thức, tháỉ độ và một số yếu tố liên quan về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Kiến thức, tháỉ độ và một số yếu tố liên quan về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018.Đau là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cho người bệnh phải tìm kiếm sự điều trị và chăm sóc của bác sỹ, điều dưỡng tại các cơ sở y tế, đồng thời cũng là một trong những triệu chứng phổ biến và đáng sợ nhất đối với người bệnh[17].Đau ảnh hưởng đến tất cả các mức độ của tâm sinh lý và ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống của người bệnh, bao gồm các mối quan hệ với người khác, các hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như khả năng làm việc của họ. Nếu như đau không được giải quyết hoặc quản lý kém là gánh nặng đối với con người, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và xã hội, và đau là mối quan tâm suốt cuộc đời người b.ênh[28].
Tại các cơ sở y tế, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá và quản lý đau. Người điều dưỡng là người thường xuyên tiếp cận, đánh giá tình trạng người bệnh, nhận định mức độ đau và đưa ra các xử trí ban đầu, đồng thời là người quyết định báo bác sỹ để đưa ra những can thiệp phù hợp. Đau có thể không được điều trị vì việc đánh giá không đầy đủ hoặc sử dụng thuốc giảm đau không phù hợp của bác sỹ và điều dưỡng, đặc biệt là các thuốc giảm đau opioid[7].


Trong một nghiên cứu quan trọng về quản lý đau do McCaffery và Ferrell tiến hành (1997), đã tuyên bố rằng: “Điều trị đau không hiệu quả và thiếu kiến thức về quản lý đau đã được chứng minh trong khoảng hai thập kỷ qua. Vì điều dưỡng thường là nền tảng của việc quản lý đau, kiến thức của các điều dưỡng trong lĩnh vực này đặc biệt quan trọng”.Việc chăm sóc và quản lý đau đầy đủ của điều dưỡng chính là một phần trong nỗ lực giải quyết những thiếu sót trong việc điều trị [12].
Trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của các cán bộ y tế, đặc biệt là của điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh. Hầu hết những nghiên cứu này đều cho chúng ta thấy một trong nhiều lý do khiến người bệnh vẫn tiếp tục nhận được sự quản lý đau không đúng cách là do sự thiếu chuyên môn của điều dưỡng và bác sỹ[37]. Đáng chú ý hơn, nhiều nhân viên y tế còn có quan niệm/thái độ chưa phù hợp về đau của người bệnh cũng như việc sử dụng các thuốc liên quan đến đau. Nhiều điều dưỡng có kiến thức không đầy đủ về cơ chế hoạt động cơ bản của thuốc, liều lượng và cách sử dụng của những dược phẩm nhất định, về quản lý đau khác[24].
Bênh viên Đa khoa Trung ương Thai Nguyên là một bênh viên lớn co chưc năng khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc ở tuyến cao nhất.vì vây chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về kiến thức, thái độ của điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh tai đây, làm nền tảng cho việc mở rộng các nghiên cứu và đưa các kiến nghị, can thiệp phù hợp sau này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, tháỉ độ và một số yếu tố liên quan về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018”. 
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018.
2. xác đinhmột số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

MỤC LỤC
Tóm tăt    i
Lời cảm ơn    ii
Lời cam đoan    iii
Danh mục chữ viết tắt    iv
Danh mục bảng    V
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Đại cương về đau và quản lý đau    4
1.2.    Vai trò của điều dưỡng trong quản lý đau    10
1.3.    Các yếu tố liên quan đến quản lý đau của điều dưỡng    15
1.4.    Thực trạng quản lý đau    16
1.5.    Khung nghiên cứu    20
1.6.    Địa bàn nghiên cứu    21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    22
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cửu    22
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    22
2.4.    Cỡ mẫu    22
2.5.    Phương pháp chọn mẫu    23
2.6.    Phương pháp thu thập số liệu    23
2.7.    Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu    24
2.8.    Các khái niệm, thước đo    24
2.9.    Xử lý số liệu    28
2.10.    Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu    28
2.11.    Sai số và cách khắc phục    28
Chương 3: KẾT QUẢ    30
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    30
3.2.    Thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng đối với việc quản lý đau
cho người bệnh    33
3.3.    Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về quản lý đau cho người
bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên    36
Chương 4: BAN LUẬN    40
4.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    40
4.2.    Thực trạng kiẽn thức và thái đọ của điêu dưỡng đối với quản lý đau cho
người bệnh    40
4.3.    Mọt số yểu tố liên quan đẽn kiển thức và thái đọ của điêu dưỡng đối với
quán lý đau cho người bệnh    43
KÊT LUẬN    47
KHUYÊN NGHỊ    48
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN    49
TÀI LIỆU THAM KHẢO    50
PHỤ LỤC 1: BẤN ĐÔNG THUẤN
PHỤ LỤC 2: BQ CÂU HOI
PHỤ LỤC 3: KÊT QUA ĐANH GIA TINH GIA TRỊ VA ĐỘ TIN CẬY CUA BỘ CÔNG
CỤ THU THẬP SÔ LIỆU
PHỤ LỤC 4: DANH SACH ĐIÊU DƯOTMG THAM GIA NGHIÊN CƯU

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment