Kiến thức, thái độ và thực hành về hiv/aids của cán bộ y tế tỉnh thái nguyên
Kiến thức, thái độ và thực hành về hiv/aids của cán bộ y tế tỉnh thái nguyên
Giới thiệu
Ngành y tế Thái Nguyên đang phải đối mặt với sự tăng nhanh số lượng HIV/AIDS trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta còn biết rất ít về sự chuẩn bị nguồn nhân sự cán bộ y tế của địa phương cũng như khả năng thực hành của đội ngũ này để đối phó với thực trạng trên. Do vậy, sự hiểu biết về kiến thức, thái độ và thực hành của các cán bộ y tế của Thái Nguyên về điều trị HIV/AIDS rất quan trọng.
Phương pháp:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp điều tra cắt ngang trên 229 cán bộ y tế (gồm cả bác sỹ và y sỹ) trong thời gian 12/2004. đối tượng được lựa chọn vào nghiên cứu là các cán bộ y tế có tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi tự điền. Phần phân tích số liệu được thực hiện theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích song biến và đa biến. Các phân tích thông kê được tiến hành trên phần mềm SAS 8.0
Các phát hiện chính
1. Kiến thức:
Phần lớn (90-98%) các thầy thuốc đều nhận thức được là chế độ một vợ một chồng, an toàn tình dục, dùng bơm kim tiêm tiệt trùng có thể phòng được lây nhiễm HIV Có sự hiểu sai lệch về một số đường lây truyền khác. 50% nghĩ là dinh dưỡng tốt có thể bảo vệ không bị nhiễm HIV. 17,5% nghĩ là chạm vào2 bệnh nhân HIV/AIDS có thể bị lây nhiễm, 25,6% nghĩ là HIV có thể lây qua đường muỗi đốt, và 20,1% thầy thuốc nghĩ là dùng chung toa let với người nhiễm HIV/AIDS có thể lây truyền HIV. Kiến thức về sinh học của HIV rất hạn chế. Chỉ 20.8% thầy thuốc biết là có trên 1 loại HIV. 72,8% biết là nhìn chung, các test huyết thanh dùng chẩn đoán nhiễm HIV có tác dụng phát hiện sớm nhiễm HIV từ 1-7 tháng sau khi bị phơi nhiễm. 71,8% biết là điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV.
2. Thái độ:
Khoảng 17,8% thầy thuốc lo ngại về sự lây nhiễm HIV qua các tiếp xúc lâm sàng với các bệnh nhân AIDS. 65,6% thầy thuốc đồng ý với quan điểm là nên cho các bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ở các phòng khám hoặc bệnh viện riêng. Phần lớn các thầy thuốc (69,8%) đồng ý là cán bộ y tế nên được phép tiến hành xét nghiệm HIV trên bệnh nhân mà không cần hỏi ý kiến của họ. Tuy nhiên, chỉ 71,2% đồng ý là nên xét nghiệm HIV trên các cán bộ y tế mà không cần hỏi ý kiến của họ. Khoảng 16,6% thầy thuốc tán thành với quan điểm là thày thuốc nên có quyền từ chối khám, điều trị cho bệnh nhân AIDS.
3. Thực hành:
81,4% thầy thuốc đã gặp bệnh nhân HIV/AIDS trong quá trình làm việc. Khoảng 1/3 (31,4%) đã gặp ít nhất trên 20 bệnh nhân HIV/AIDS. Trong số các thầy thuốc đã từng tiếp xúc với bênh nhân HIV/AIDS, trên 1/3 (30,1%) đã cung cấp dịch vụ khám và điều trị cho các bệnh nhân này, số còn lại báo cáo là họ đã chuyển bệnh nhân HIV/AIDS tới các chuyên gia. Trong số các thầy thuốc đã khám và điều trị cho bệnh nhân3 HIV/AIDS, một số (20% – 40%) đã điều trị các nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc dinh dưỡng, điều trị giảm nhẹ nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân HIV/AIDS. Chỉ có 12,4% trong số này có kê đơn các thuốc kháng vi rút. Trong số 27 thầy thuốc dùng thuốc kháng vi rút cho bệnh nhân HIV/AIDS, chỉ có 47,4% áp dụng 3 loại thuốc kháng vi rút, và 42,1% trong số họ kê đơn các thuốc này cho bệnh nhân trong thời gian trên 6 tháng. đại đa số các thầy thuốc (98,5%) nói là họ đã dùng bơm kim tiêm 1 lần trong khi hành nghề. Khoảng 76,8% số thầy thuốc đi găng tay khi tiếp xúc với máu hoặc dịch. 42,7% thầy thuốc đã từng bị kim tiêm đâm phải. 47,0% thày thuốc đã có xét nghiệm máu về HIV.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích