Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc

Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc

Luận văn Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013.Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là vấn đề y tế công cộng toàn cầu vì đã có trên 100 quốc gia báo cáo có ca bệnh, phân bố ở tất cả 5 Châu lục với 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, số mắc mới hàng năm là 50 triệu người nhiễm vi rút Dengue, trong đó khoảng 500.000 người mắc SXH với khoảng 12.000 – 15.000 ca tử vong/năm [1]. Năm 2012, SXH được xếp vào bệnh do muỗi truyền quan trọng nhất trên thế giới.

Việt Nam được xác định là một trong 8 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXH. Năm 2009, cả nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc SXH, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 121 ca/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08% [2]. Năm 2010, dịch cũng đã xảy ra ở cả 4 khu vực với 125.854 ca mắc, 100 ca tử vong, số mắc tăng 13,59% và số ca tử vong tăng 14,94% so với năm 2009 [3]. Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 [4]. Bệnh lưu hành rộng rãi ở Việt Nam nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung. Bệnh có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và gây dịch lớn ở 
cả 4 khu vực trong toàn quốc và là một trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh vì vậy để phòng bệnh SXH phần lớn phụ thuộc vào sự hiểu biết, kiến thức của người dân về bệnh này và thái độ, thực hành của họ để phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây trên thế giới chỉ ra rằng kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống SXH chưa đồng đều [5], [6], [7]. 54% người dân có kiến thức tốt về triệu chứng và cách lây truyền bệnh, 47% cho rằng bệnh SXH nguy hiểm và có thể phòng được [8]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy có khoảng cách giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về SXH. Một nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp năm 2006 cho kết quả người dân có kiến thức đúng về SXH là 50%, thái độ đúng là 57%, thực hành đúng chỉ chiếm 26%[9]. Hay một nghiên cứu khác tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho kết quả kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống SXH tương ứng là 63%, 52,5%, 53% [10].
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận trong việc phòng tránh bệnh SXH. Trong khi Bình Thuận là tỉnh ven biển thuộc khu vực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc SXH cao trong cả nước và huyện Hàm Thuận Bắc là một trong những huyện có tỷ lệ mắc SXH cao nhất trong tỉnh [11]. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến ngày 20/8/2013, toàn tỉnh có 774 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2012 (tháng 8/2012 là 995 ca); toàn tỉnh phát hiện 119 ổ dịch bệnh. Các địa phương như Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc,… tập trung nhiều ca mắc nhất [11]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013”.
Đây là một phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam ” do Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện từ năm 2012-2015. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho những nhà lãnh đạo địa phương và các cấp chủ động phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
1.    Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết tại hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
1.    World Health Organization (2003), “Guidlines for dengue surveillance and mosquito control”. Regional Office for the Western Pacific Mannila. 2nd edition: p. 1-10.
2.    Cục Y tế dự phòng, Niêm giám thống kê các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. 2009, Cục thống kê Hà Nội: Hà Nội.
3.    Viện VSDT Trung ương, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch khu vực Miền bắc năm 2010. 2011. p. 6-10.
4.    Trần Văn Tiến, Đ.Q.H (1984), “Dịch Dengue xuất huyết tại Việt Nam từ 1975 – 1983”. Tạp chí Y học Việt Nam. 2: p. 28-40.
5.    S.F, et al (2010), “Knowledge, attitudes and practices regarding dengue infection in Westmoreland, Jamaica”. West Indian Med J. 59(2): p. 139-146.
6.    A.Y, et al (2013), “Epidemiologic update on the dengue situation in the Western Pacific Region, 2011”. Western Pacific Surveillance and Response Journal. 4(2).
7.    World Health Organization (2009), “Dengue guidelines for diagnosis, tretment, prevention and control”, ed. N. Edition. Geneva.
8.    S.F, et al (2010), “Knowledge, attitudes and practices regarding dengue infection in Westmoreland, Jamaica. West Indian “. Med J. 59(2): p. 139-146.
9.    Lê Thị Thanh Hương, T.T.H. (2006), ” Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”. Tạp chí Y tế công cộng. 9.
10.    Trương Phi Hùng, et al (2010), “Kiến thức, thái độ thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết của thân nhân bệnh nhân sốt xuất huyết tại bệnh viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh năm 2010”. Tạp chí Y Hoc Thành phố Hồ Chí Minh. 15(1): p. 119-125.
11.    http://dangcongsan.vn/cpy/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co id=10
008&cn id=604091
12.    Bộ Y tế (2006), “Giám sát chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 7,11,22,90.
13.    Trần Văn Tiến (2003), “Giám sát và kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở người”. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
14.    Russell P.K., Do Van Qui, Nassalak A., Simassathien P., Yuill T.M., Gould D.j., (1969), “Mosquito vectors of Dengue vi rútes in South Vietnam”. MedHyg. 18: p. 455- 459.
15.    Nguyễn Trung Thành, Lê Diên Hồng (1971), “Tình hình dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội năm 1969”. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học 1966-1971. Bộ Y tế: p. 66-67.
16.    Vũ Thị Phan, Phạm Huy Tiến, Nguyễn Thọ Viễn (1970), “Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết và biện pháp phòng chống muỗi”. Y học thực hành. 166: p. 302-314.
17.    Vũ Thị Phan, Phạm Huy Tiến (1973), “Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết năm 1969 ở miền Bắc Việt Nam. “. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Viện Sốt Rét, Ký Sinh Trùng và Côn Trùng: Nhà xuất bản Y học. 259-271.
18.    Vũ Sinh Nam, Phạm Thị Ngọc Diệp, Hoàng Kim, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Tú Bình và Nguyễn Thị Liên (1990), “Tình hình muỗi Aedes aegypti ở một số địa phương trong những năm gần đây”. Kỷ yếu công trình Viện vệ sinh dịch tễ trung ương 3-41.
19.    Vũ Sinh Nam (1995), “Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Degue ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam”, Luận án TS Y Dược.
20.    Đỗ Quang Hà ( 1992), “Tình hình Dengue xuất huyết tại miền Nam Việt Nam từ 1975-1990 và sách lược phòng chống”, Luận án PTS Y học.
21.    Đỗ Quang Hà (1992), “Tình hình sốt xuất huyết tại miền Nam Việt Nam từ năm 1975 -1990 và sách lược phòng chống”. Hà Nội.
22.    Vũ Sinh Nam (1995), ” Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống vector truyền bệnh SXH Dengue ở một số địa phương miền Bắc, Việt Nam”. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
23.    World Health Organization (2001), “Tài liệu hướng dẫn phòng chống sốt Dengue và SXHD”. Nhà Xuất bản Y học.
24.    Brian Kay and Vu Sinh Nam (2002), “Control of Aedes vectors of Dengue in 3 provinces of Viet Nam by use Mesocyclops (Copepoda) and community – based methods validated by entomologic,clinical and serological surveilance”. Americal journal of tropical Medicine and Hygien. 66(1): p. 40-48.
25.    World Health Organization (2007), ” Dengue Net Global surveillance of dengue and dengue haemorrhagic fever”.
26.    Guilarde AO, Turchi MD, Siqueira JB Jr Dengue and dengue hemorrhagic fever among adults:clinical outcomes related to viremia,serotypes and antiboy response. 2008 [cited; Available from: http:www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18269315.
27.    World Health Organization (2009), “Dengue guidelines for diagnosis, tretment, prevention and control “. Geneva: WHO. New Edition.
28.    World Health Organization, Global strategy for Dengue prevention and control 2012-2020. 2012. p. 240-241.
29.    Trần Văn Tiến, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Thị Kim Tiến, Đỗ Quang Hà, Trương Uyên Ninh Tình hình bệnh SXHD ở Việt Nam, Hội nghị Quốc tế về sốt rét và các bệnh nhiệt đới 2000: Colombia. 2000. p. 157.
30.    Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Hoàng Long, Trần Thị Oanh, Phan Trọng Lân (2012), “Phân tích đặc điểm bệnh sốt xuất huyết dengue giai đoạn 2009-2011 tại Việt Nam”. Tạp chí Y học Dự phòng. 135(8): p. 106.
31.    Đặng Văn Chính, Báo cáo kỹ thuật tổng kết đề tài đánh giá chương trình giám sát và kiểm soát SXH các tỉnh phía Nam Việt Nam. 2011.
32.    Lý Lệ Lan và Lê Hoàng Ninh (2004), “Kiến thức, thái độ thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân quận 5 năm 2004”. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 9.
33.    Nguyễn Ngọc San, Lê Bách Quang (2010), ” Nhận thức, thái độ, thực hành phòng chống muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết của cộng đồng, cán bộ y tế và biện pháp can thiệp tại Hà Nội, 2004-2006″. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. 14: p. 20.
34.    Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2012), “Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2012”,
35.    Vũ Trọng Dược, Đ.T.V.A., Trần Vũ Phong và cộng sự, (2011), ” Điều tra kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 11 tỉnh miền núi phía Bắc, 2011″. Tạp chí Y Hoc Dự Phòng. tập XXI(8).
36.    Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Lâm (2010), “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống Sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại trường trung học cơ sở Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2009”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. 14(2).
37.    Trần Văn Hai (2006), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2006”. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 12(4).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    ĐẠI CƯƠNG VỀ SỐT XUẤT HUYẾT    4
1.1.1.    Khái niệm về SXH    4
1.1.2.     Đặc điểm dịch tễ học    4
1.2.    BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG SXH    8
1.2.1.    Các biện pháp chống muỗi đốt    8
1.2.2.    Các biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh    8
1.3.    TÌNH HÌNH BệNH SXH            10
1.3.1.    Tình hình bệnh SXH trên thế giới    10
1.3.2.     Tình hình SXH ở Việt Nam …7    12
1.3.3.     Tình hình SXH ở Tỉnh Bình Thuận và huyện Ham Thuận Bắc    13
1.4.    Các nghiên cứu về Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXH trên thế giới và Việt
nam    14
1.4.1.    Trên Thế giới:    14
1.4.2.    Tại Việt Nam:    15
h’GgTe À TỢN5 VÀ    PHWNCPnAP=5
2.1.    ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU    20
2.2.    THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    20
2.3.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    20
2.3.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:    20
2.3.2.    Tiêu chí loại trừ đối tượng:    20
2.4.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU        20
2.4.1.     Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang    20
2.4.2.    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:    20
2.5.     CÁC BIẾN SỐ VÀ CHI Số      22
2.6.    KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU    26
2.6.1.    Công cụ thu thập số liệu:    26
2.6.2.    Phương pháp thu thập số liệu:    26
2.7.     XỬ LÝ VÀ PHẨN TÍCH Số LIệU            27
2.8.    SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ    27
2.9.     ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    28
Chương 3._ KẾT QUẢ NGHIÊN CPU    29
3.1.    KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXH CỦA NGƯỜI DẩN
HUYỆN HÀM THUẬN BẮC    Error! Bookmark not defined.
3.1.1.     Thông tin chung về đối tượng:    29
3.1.2.    Kiến thức phòng chống SXH của người dân huyện Hàm Thuận Bắc    31
3.1.3.    Thái độ phòng chống SXH của người dân huyện Hàm Thuận Bắc    38
3.1.4.     Thực hành phòng chống SXH của người dân huyện Hàm Thuận Bắc    39
3.2.    MỘT SỐ YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN KIếN THứC, THÁI Độ, THựC HÀNH
PHÒNG CHỐNG SXH CỦA NGƯỜI DẩN HUYệN HÀM THUậN BắC    44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    53
4.1.    VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA ĐTNC    53
4.1.1.    Về đối tượng nghiên cứu    53
4.1.2.    Về kiến thức, thái độ, thực hành của ĐTNC    54
4.1.2.1.    Về kiến thức    54
4.1.2.2.    Về thái độ, thực hành                56
4.2.    VỀ MỘT SỐ YEU Tố LIÊN QUAN ĐếN KIếN THứC, THÁI Độ, THựC HÀNH
PHÒNG BỆNH SXH…..            ..            59
4.2.1.    Về một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh SXH    59
4.2.2.    Về một số yếu tố liên quan đến thái độ, thực hành phòng bệnh SXH    60
4.2.3.    Về mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành phòng bệnh SXH    61
4.3.    VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU            61
KẾT LUẬN    63
KHUYẾN NGHỊ.    65
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn    29
Bảng 3.2. Kiến thức về    đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết    32
Bảng 3.3. Kiến thức về    loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết    32
Bảng 3.4. Kiến thức về lứa tuổi thường gặp mắc bệnh sốt xuất huyết    33
Bảng 3.5. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết    34
Bảng 3.6. Kiến thức về    thời gian sinh sản và phát triển của muỗi    35
Bảng 3.7. Kiến thức về    nơi muỗi đẻ trứng    35
Bảng 3.8. Kiến thức về việc phòng chống bệnh    36
Bảng 3.9. Thái độ về sự phát triển dịch của bệnh sốt xuất huyết    38
Bảng 3.10. Thái độ về mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết    38
Bảng 3.11. Thái độ về sự tránh tiếp xúc với người bệnh sốt xuất huyết    38
Bảng 3.12. Thực hành về việc thả cá diệt bọ gậy    40
Bảng 3.13. Thực hành về nhà ở và môi trường xung quanh    41
Bảng 3.14. Kết quả quan sát vệ sinh nhà tắm    42
Bảng 3.15. Mối liên quan đơn biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với kiến
thức phòng chống SXH    44
Bảng 3.16. Mối liên quan đơn biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với thái
độ, thực hành phòng chống SXH    46
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, thực hành phòng chống
SXH    48
Bảng 3.18. Mối liên quan đa biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với kiến
thức phòng chống SXH    49
Bảng 3.19. Mối liên quan đa biến giữa một số đặc tính của ĐTNC với thái độ, thực hành phòng chống SXH    51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Xu hướng mắc bệnh SXH trên thế giới 1955-2007    10
Biểu đồ 1.2. Vùng nguy cơ SXH trên thế giới    11
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ ĐTNC hiểu biết về khả năng lây truyền của bệnh SXH … 31
Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ ĐTNC biết thời gian muỗi đốt     36
Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung về phòng chống SXH    37
Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung đạt của hai xã nghiên cứu     37
Biểu đồ 3.5: Thực hành mắc màn bất cứ khi nào ngủ    39
Biểu đồ 3.6: Thái độ, thực hành chung của ĐTNC     42
Biểu đồ 3.7: Thái độ, thực hành đạt của ĐTNC ở hai xã nghiên cứu    43

Leave a Comment