“Kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
“Kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỉ lệ biến chứng, tăng tử vong cho người bệnh (NB). NKBV làm tăng sử dụng kháng sinh và dễ dẫn tới đề kháng kháng sinh, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Đó là vấn đề quan trọng trong quản lý chất lượng chăm sóc và chi phí điều trị của bệnh viện (BV) cũng như NB ở các quốc gia.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2007 tại các nước đang phát triển cho kết quả 1,4 triệu NB mắc NKBV, chi phí cho NB mắc NKBV khoảng 1.300.000- 2.300.000 USD/ năm. Tại Châu Âu, tỷ lệ tử vong do NKBV khoảng 50.000 ca tử vong/ năm [1].
Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%- 10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Những BV tiếp nhận càng nhiều NB nặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. Tỷ lệ NKBV có thể lên tới 20%- 30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồi sức tích cực (HSTC), ngoại khoa… Các loại NKBV thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN),… [2]. Theo nghiên cứu của Bùi Hồng Giang năm 2013 tại khoa HSTC BV Bạch Mai cho thấy: nhiễm khuẩn hô hấp là 68,1%, NKTN là 8,3% [3].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến NKBV như là môi trường, NB, từ các hoạt động khám và chữa bệnh. Trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. NB có thể mắc NKBV khi nhân viên y tế (NVYT) không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành trong chăm sóc, điều trị. Đặc biệt, điều dưỡng (ĐD) là những người thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc trực tiếp cho NB, nếu không có đủ kiến thức, thái độ và thực hành đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) sẽ ảnh hưởng đến NB. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai, khảo sát về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về KSNK của ĐD BV E năm 2015, tỷ lệ đạt về kiến thức, thái độ và thực hành của ĐD là khá thấp, một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành ở đối tượng nghiên cứu: trình độ học vấn, thâm niên công tác… [4].
Ở nước ta hiện nay, công tác KSNK đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục kiểm tra đánh giá chất lượng BV hàng năm [5]. Tuy nhiên vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn do ngân sách hạn hẹp, tình trạng quá tải, cơ sở vật chất còn yếu kém, phần lớn NVYT chưa nhận thức được tầm quan trọng của KSNK BV.
BV Đa khoa tỉnh Hải Dương là BV hạng I, lưu lượng NB đến khám và điều trị rất đông, mặt bệnh đa dạng từ nhẹ đến nặng nên công tác KSNK có vai trò rất cần thiết, đặc biệt tại một số khoa có nguy cơ lây nhiễm cao như khoa Hồi sức tích cực ngoại và các khoa ngoại. Theo báo cáo của BV Đa khoa tỉnh Hải Dương, có 4 dạng NKBV chính, đều liên quan đến thủ thuật xâm lấn hoặc chăm sóc NB của ĐD là nhiễm trùng vết mổ; nhiễm trùng đường tiết niệu do đặt ống thông; viêm phổi liên quan đến thở máy; nhiễm trùng máu liên quan đến ống thông. Để phòng chống NKBV, BV cũng đưa ra một số biện pháp khuyến cáo như VST, tuân thủ nghiêm ngặt vô khuẩn khi thực hiện các thủ thuật [6]. Nhận thức được đầy đủ việc phòng chống NKBV trong công tác KSNK của BV, nhân viên y tế đặc biệt là đội ngũ ĐD trở nên bức thiết hơn bao giờ hết vì đây là đối tượng thường xuyên chăm sóc NB. Với mục đích tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của ĐD trên cơ sở đó đưa ra giải pháp KSNK phù hợp với BV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương”, với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2018.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2018.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn 3
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn 3
1.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn 3
1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện 3
1.2.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện 3
1.2.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay 4
1.2.3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện 4
1.2.4. Các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện 5
1.2.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện 6
1.2.6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 6
1.3. Kiến thức, thái độ của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn 10
1.3.1. Khái niệm 10
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn. 11
1.4. Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng trong nước và quốc tế. 14
1.4.1. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng trên thế giới 14
1.4.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Việt Nam 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 19
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 19
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 20
2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu 20
2.3.1. Công cụ thu thập 20
2.3.2. Phương pháp thu thập 22
2.4. Biến số nghiên cứu 23
2.4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 23
2.4.2. Kiến thức, thái độ và kết quả thực hành về kiếm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. 24
2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 24
2.5. Sai số và biện pháp hạn chế sai số 24
2.5.1. Sai số 24
2.5.2. Biện pháp hạn chế sai số 25
2.6. Phân tích số liệu 25
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27
3.2. Kiến thức của ĐD về KSNK 28
3.2.1. Tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về NKBV, phòng ngừa NKVM, phòng ngừa NKTN và VST. 28
3.3. Thái độ của ĐD về KSNK 31
3.3.1. Tỷ lệ ĐD có thái độ tích cực về NKBV, phòng ngừa NKVM, phòng ngừa NKTN và VST. 31
3.4. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD 34
3.4.1. Phân tích đơn biến 34
3.4.2. Phân tích đa biến 38
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45
4.2. Kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD 47
4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về KSNK của ĐD 53
4.4. Hạn chế của nghiên cứu 59
KẾT LUẬN 60
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa tuổi với kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 34
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 35
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 35
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thâm niên công tác với kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 36
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa hình thức đào tạo về KSNK với kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 37
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tham gia tập huấn KSNK năm 2018 với kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 38
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về phòng ngừa NKVM với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về phòng ngừa NKTN với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về VST với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thái độ tích cực về phòng ngừa NKVM với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ tích cực về phòng ngừa NKTN với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thái độ tích cực về VST với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thái độ tích cực về kiểm soát nhiễm khuẩn với đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization (2007). Infection prevention and control of epidemic- and respiratory diseases in health care, 7-17.
2. Bộ Y tế (2017). Quyết định số 3916/ QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017, phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bùi Hồng Giang (2013). Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
4. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016). Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng Bệnh viện E năm 2015, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2012). Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở
6. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương (2018). Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Cổng thông tin điện tử.
7. Bộ y tế (2018). Thông tư 16/2018/ TT- BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 1.
8. Bộ Y tế (2009). Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Bộ Y tế (2018). Thông tư 16/2018/TT- BYT quy định về KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 phê duyệt các hướng dẫn KSNK, cùng với tài liệu hướng dẫn thực hành KSNK môi trường bệnh viện.
11. World Health Organization (2007). Standard precautions in health care.
12. World Health Organization (2002). Prevention of hospital- acquired infection. A practical guide. 2nd edition.
13. Nguyễn Việt Hùng (2006). Tỉ lệ căn nguyên nhiễm khuẩn huyết bệnh viện và tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành, 723(6), 178-182.
14. Nguyễn Việt Hùng, Vũ Văn Giang (2005). Đánh giá hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viên thực hành vệ sinh bàn tay ở 36 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2005. Tạp chí Y học lâm sàng, 174-178.
15. Đinh Thị Thanh Huyền, Đỗ Trọng Cán (2017). Nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc 2016. Hội nghị khoa học năm 2017, 28.
16. Economist R and Douglas Scott II (2009). The Direct Medical costs of Healthcare- Associated Infections in U.S. Hospitals and the Benefits of Prevention.
17. Bệnh viện Chợ Rẫy (2006). Quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 2006.
18. Gaynes R. P. Horan T. C., Martone W. J., et al (1992). CDC definitions of nosocomial surgical site infections, 1992: a modification of CDC definitions of surgical wound infections. Infect Control Hosp Epidemiol, 13(10), 606-608.
19. National Collaborating Centre for Women’s and Children’s Health (UK) (2008). Surgical Site Infection. Prevention and Treatment of Surgical Site Infection, London: RCOG Press.
20. Từ điển Oxford (2014). Định nghĩa kiến thức.
21. Richard M. Perloff (2016). The Dynamics of Persuasion: Communication and Attitudes in the Twenty-First Century, Routledge.
22. Sarani H and et al (2014). Knowledge, Attitude and Practice of Nurses about Standard Precautions for Hospital-Acquired Infection in Teaching Hospitals Affiliated to Zabol University of Medical Sciences. Glob J Health Sci, 8(3),193- 198.
23. Tạ Thị Phương (2012). Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội Bệnh viện Đa khoa Đống Đa- Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay 2011- 2012, Đề tài tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Thăng Long.
24. Hồ Thị Nhi Na (2016). Kiến thức và thái độ đối với một số quy định phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế tại một số khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Tạp chí y học dự phòng, 27(1), 175-183.
25. Hoàng Thị Hiền (2015). Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại Bệnh vện Đa khoa Hòe Nhai. Tạp chí y tế công cộng, (40).
26. Deborah J.Ward (2011). The role of education in the prevention and control of infection: a review of the literature. Nurse Educ Today, 31(1), 9-17.
27. Humaun KS and et al (2017). Nurses’ knowledge and practice regarding prevention of surgical site infection in Bangladesh. Pacific Rim International Journal of Nursing Research, 21(3), 244-257.
28. Nguyễn Thị Thu Hà (2016). Thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng hồi sức tích cực về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
29. Mahmoud N. Qasem và Issa M. Hweidi (2017). Jordanian Nurses’ Knowledge of Preventing Surgical Site Infections in Acute Care Settings.Medicine & Healthcare, 7(5), 561-582.
30. Suchitra JB and Lakshmi Devi N (2007). Impact of education on knowledge, attitudes and practices among various categories of health care workers on nosocomial infections. Indian J Med Microbiol, 25(3), 181- 187.
31. Rawan Deham I Aledeilah (2018). Assessment of Knowledge, Attitude and Practice of Hand Hygiene among Health Care Workers in Arar City, Saudi Arabia. The Egyptian Journal of Hospital Medicine,70(3), 491-498.
32. Farid Najafi (2017). Knowledge, Attitude and Practice of Nurses Regarding Nosocomial Infections Control in Teaching Hospitals of Kermanshah University of Medical Sciences, Iran . Arch Hyg Sci, 6(4), 314- 319.
33. Mozhgan Kalantarzadeh (2014). Knowledge and Practice of Nurses About the Control and Prevention of Nosocomial Infections in Emergency Departments. Archives of Clinical Infectious Diseases, 9(4).
34. Oluwakemi Ajike Kolade (2017). Knowledge, attitude and practice of surgical site infection prevention among post-operative nurses in a tertiary health institution in north-central Nigeria. International Journal of Nursing and Midwifery, 9(6), 65- 69.
35. TT Famakinwa (2014). Knowledge and Practice of Post-Operative Wound Infection Prevention among Nurses in the Surgical Unit of a Teaching Hospital in Nigeria, 3(1), 23-28.
36. Jain M (2015). Knowledge and attitude of doctors and nurses regarding indication for catheterization and prevention of catheter-associated urinary tract infection in a tertiary care hospital. Indian J Crit Care Med, 19(2), 76-81.
37. Drekonja DM and at el (2010). Internet survey of Foley catheter practices and knowledge among Minnesota nurses. Am J Infect Control, 38(1), 31-37.
38. Willson M and at el (2009). Nursing interventions to reduce the risk of catheter-associated urinary tract infection. J Wound Ostomy Continence Nurs, 36(2), 137-154.
39. Alireza Sharif (2016). Knowledge, Attitude, and Performance of Nurses toward Hand Hygiene in Hospitals. Glob J Health Sci, 8(8), 57–65.
40. Sreejith Sasidharan Nair (2014). Knowledge, attitude and practice of hand hygiene among medical and nursing students at a Tertiary health care centre in Raichur, India.
41. Nguyễn Thanh Loan và cộng sự (2014). Kiến thức và thực hành về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(5), 129-135.
42. Nguyễn Văn Dũng và Trần Đỗ Hùng (2013). Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành về NKBV của NVYT tại các Bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long 2012. Tạp chí y học thực hành, 857(1), 105-110.
43. Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2016). Đánh giá thực trạng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của học viên học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 11.
44. Phan Thị Dung (2016). Đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng sau can thiệp chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Vệt Đức. Tạp chí nghiên cứu y học, 99(1).
45. Võ Văn Tân (2010). Liên quan giữa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(4), 214-220.
46. Mai Ngọc Xuân (2010). Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm Bệnh viện Nhi Đồng 2. Y học tp. Hồ Chí Minh, 14(2), 436-439.
47. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Long (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, 24.
48. Lê Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Việt Hùng (2008). Thực trạng phương tiện vệ sinh bàn tay, nhận thức và thực hành vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc 2005. Tạp chí y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 136-141.
49. Hoàng Thị Thuý (2012). Nghiên cứu về thực trạng quản lý chất thải y tế và kiến thức thực hành của nhân viên Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2011. Tạp chí Y học thực hành, 816(4), 145-150.
50. Bộ Y tế (2015). Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
51. www.hmtu.edu.vn/Thong-bao/ So_tay_sinh_vien_hoc_ky_II_nam_hoc_ 2017-2018.