Kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023
Khóa luận tốt nghiệp Kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023.Co giật ở trẻ em là một tình trạng rất thường gặp gây rối loạn chức năng sống nghiêm trọng. Hầu hết các cơn CGDS đều xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến5 tuổi, cao nhất ở 18 tháng tuổi, 6 – 15% trường hợp xảy ra sau 4 tuổi và ít gặp sau 6 tuổi [19].
Trên Thế Giới đã có nhiều công trình nghiên cứu CGDS ở trẻ em. Tác giả Ali AlZweihary và cộng sự nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ và thực hành cha mẹ của trẻ em bị sốt co giật ở Al-Qassim, Ả Rập Xê Út” kết quả là 32,2% có kiến thức tốt; 67,8% có kiến thức kém; 43% có thái độ tích cực; 57% có thái độ tiêu cực [18]. Cũng theo tác giả Shibeeb và Altufaily (2019) cho thấy cho thấy về phân phối điểm kiến thức: 43% bà mẹ có kiến thức tốt, 17% có kiến thức kém, 40% có kiến thức trung bình. Về phân phối điểm thực hành 38% bà mẹ thực hành tốt, 23% bà mẹ thực hành kém, 39% bà mẹ thực hành trung bình. Trong đó 63% bà mẹ đặt trẻ nằm nghiêng, 63% bà mẹ đặt trẻ ở bề mặt an toàn, 75% bà mẹ cho rằng cần hạ nhiệt độ cho trẻ, 88% bà mẹ quan sát biểu hiện và thời gian co giật, 75% bà mẹ vội vàng đưa trẻ đến viện, 64% bà mẹ cho vật ngáng lưỡi trẻ [22].
Ở Việt Nam, CGDS khá thường gặp nhưng công trình nghiên cứu về CGDS ở trẻ em còn ít, đặc biệt kiến thức, thái độ về bệnh CGDS còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân làm tăng cao tần suất mắc bệnh nhiễm khuẩn trẻ em ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là do kiến thức, thái độ của bà mẹ còn hạn chế trong đó có bệnh CGDS. Tác giả Đoàn Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2012) nghiên cứu về “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ đối với sốt co giật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2” cho kết quả: 30% bà mẹ có kiến thức đúng, 4% có thái độ đúng, 60% bà mẹ biết về sốt co giật. Yếu tố có liên quan đến tỷ lệ kiến thức và thái độ đúng ở bà mẹ chính là việc nhận thông tin từ nhân viên y tế; chưa nhận thấy mối liên quan giữa việc có kiến thức đúng của bà mẹ với có thái độ đúng trước sốt cao co giật. [4]. Cũng theo Nguyễn Thị Lan Phương và cộng sự (2018) nghiên cứu về “Khảo sát kiến thức, thái độ của thân nhân bệnh nhi có con co giật điều trị nội trú tại khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2018” cho kết quả kiến thức tổng quát về co giật của thân nhân bệnh nhi còn chưa cao và cách xử trí đúng về co giật của thân nhân còn rất thấp. Có 66,2% thân nhân có đủ kiến thức về co giật; 20,8% thân nhân có kiến thức đúng về nguyên nhân co giật; 45,4% có kiến thức đúng về sự ảnh hưởng của cơn co2 giật. 46,2% có cách xử trí đúng khi trẻ bị co giật; 68,5% thân nhân có thái độ xử trí sai; 86,9% thân nhân biết rằng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Mối quan tâm của thân nhân bệnh nhi khi trẻ lên cơn co giật: trong lần co giật đầu tiên có 94,6% thân nhân lo lắng hoảng hốt nhưng khi tái phát cơn co giật vẫn có 90% thân nhân lo lắng hoảng hốt. Có 31,5% thân nhân giữ bình tĩnh khi trẻ giật lần đầu nhưng khi tái phát thì 58,5% giữ được bình tĩnh [12].
Cũng như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, thông thường là người mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết và điều trị bệnh cho trẻ. Họ cần có những hiểu biết về bệnh để có thái độ đúng và cách xử trí kịp thời khi trẻ bị sốt về CGDS giúp dự phòng và giảm tỷ lệ tái phát cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Mặc dù, Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định dịch vụ chăm sóc y tế cho nhân dân cũng như cho trẻ em đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó xuất phát từ thực tế trong thực hành lâm sàng, khi tiếp xúc với các bà mẹ chứng kiến con mình co giật họ thường mất bình tĩnh, lo lắng sợ hãi kết hợp với thiếu kiến thức về bệnh dẫn đến những hành vi xử trí không đúng, thậm chí còn gây hại đến trẻ. Đối với nhân viên y tế, phương thuốc tốt nhất truớc cơn CGDS của em bé không chỉ đơn thuần là xử trí cắt cơn và tìm nguyên nhân gây sốt mà chính là việc truyền đạt thông tin hiệu quả cho cha mẹ bệnh nhi. Hiểu biết đầy đủ và đúng đắn phần nào trấn an ba mẹ bệnh nhi, giúp họ bình tĩnh và tự tin xử trí khi đối mặt với các cơn tái phát trong tương lai. Như vậy, một cái nhìn toàn diện và tổng quát về kiến thức, thái độ, thực hành của ba mẹ đối với sốt co giật là rất cần thiết đối với nhân viên y tế để từ đó xây dựng một kế hoạch tác động hiệu quả và phổ biến trong cộng đồng, cải thiện nhận thức của người dân về bệnh lý thường gặp này.
Vì vậy, để giúp bà mẹ có kiến thức đúng và thái độ đúng về xử trí, phòng tránh co giật do sốt cao, một trong những điều khả thi nhất, dễ thực hiện và ít tốn kém là cải thiện kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần cho các bà mẹ có con bị sốt qua truyền thông, giáo dục sức khỏe. Muốn thực hiện được điều này chúng ta phải xác định được kiến thức, thái độ về co giật do sốt cao đơn thuần ở trẻ của bà mẹ thực tại như thế nào?
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023”.3
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………. ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………………. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………….. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU ………………………………………………………………………………………………….. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………………………………………………… 4
1.1. Cơ sở lý luận. ……………………………………………………………………………………… 4
1.1.1. Các định nghĩa. ……………………………………………………………………………….. 4
1.1.2. Dịch tễ học co giật do sốt (CGDS) ở trẻ em: ………………………………………… 5
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ phát sinh co giật do sốt. …………………………………………5
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tới đợt tái phát co giật do sốt. …………………………………. 6
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng. ……………………………………………………………………… 7
1.1.6. Hậu quả của cơn giật. ………………………………………………………………………. 8
1.1.7. Xử trí cơn co giật. ……………………………………………………………………………. 9
1.1.8. Quy trình kỹ thuật dự phòng và xử trí sốt và CGDS. …………………………… 10
1.1.9. Tư vấn kiến thức, thái độ, thực hành cho các bà mẹ về CGDS của trẻ. …… 11
1.2. Cơ sở thực tiễn. …………………………………………………………………………………. 12
1.2.1. Một số nghiên cứu trong nước. ………………………………………………………… 12
1.2.2. Một số nghiên cứu trên thế giới. ………………………………………………………. 13
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ………………………………………………………………… 15
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. …………………………………………. 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………………………………. 15
2.1.2. Thời gian và địa điểm …………………………………………………………………….. 15
2.2.1. Thiết kế. ……………………………………………………………………………………….16
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu. ………………………………………………………. 16
2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu. …………………………………………. 16
2.2.4. Các biến số nghiên cứu. ………………………………………………………………….. 17
2.2.5. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá. ………………………………………………….. 19
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu. ………………………………………………………… 20iv
2.2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu. ………………………………………………………. 20
2.2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số…………………………………………………. 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………. 22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC). ……………………………….. 22
3.1.1. Đặc điểm chung của ĐTNC. ……………………………………………………………. 22
3.1.2. Đặc điểm chung của trẻ bị sốt đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. …….. 23
3.2. Yếu tố truyền thông của các ĐTNC. ……………………………………………………… 24
3.3. Kiến thức về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của ĐTNC. ……………………. 25
3.3.1. Kiến thức về phòng co giật do sốt cao đơn thuần theo nội dung của ĐTNC. …….. 25
3.3.2. Kiến thức về phòng co giật do sốt cao đơn thuần theo điểm trung bình của ĐTNC. 27
3.4. Thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của ĐTNC. ……………………….. 28
3.4.1. Thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần theo nội dung của ĐTNC. . 28
3.4.2. Thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần theo điểm trung bình của ĐTNC. … 29
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn
thuần của ĐTNC ……………………………………………………………………………………… 29
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….. 36
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………. 36
4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của các ĐTNC. ……………………………………….36
4.1.2. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt. ………………………………………………. 37
4.2. Kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của ĐTNC. …………. 37
4.2.1. Kiến thức về sốt của ĐTNC. ……………………………………………………………. 37
4.2.2. Kiến thức, thái độ về co giật do sốt cao đơn thuần của ĐTNC. ……………… 38
4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần
của ĐTNC. ……………………………………………………………………………………………… 41
Chương 5: KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….. 44
5.1. Kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của của ĐTNC. …… 44
5.1.1. Kiến thức về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của của ĐTNC. ………….. 44
5.1.2. Thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của của ĐTNC. …………….. 44
5.2. Mối liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của
ĐTNC: …………………………………………………………………………………………………… 44
Chương 6: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ……………………………………………………………… 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU KHẢO SÁ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số nhân khẩu học. …………………………………………………………………… 17
Bảng 2.2. Biến số kiến thức, thái độ về phòng sốt, co giật do sốt cao đơn thuần của các
ĐTNC. ………………………………………………………………………………………. 18
Bảng 2.3. Biến số thông tin truyền thông. ………………………………………………………… 19
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC ………………………………………………… 22
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của trẻ ………………………………………………………………….. 23
Bảng 3.3. Yếu tố truyền thông ………………………………………………………………………. 24
Bảng 3.4. Phân bố kiến thức về sốt của ĐTNC. ………………………………………………… 25
Bảng 3.5. Phân bố kiến thức về các phương pháp hạ sốt cho trẻ của ĐTNC …………… 25
Bảng 3.6. Phân bố kiến thức về co giật do sốt cao đơn thuần của ĐTNC ………………. 26
Bảng 3.7. Điểm trung bình kiến thức của ĐTNC……………………………………………….. 27
Bảng 3.8. Phân loại mức độ kiến thức của ĐTNC ……………………………………………… 27
Bảng 3.9. Thái độ về phòng co giật do sốt cao đơn thuần của ĐTNC ……………………. 28
Bảng 3.10. Điểm trung bình thái độ của ĐTNC ……………………………………………….. 29
Bảng 3.11. Phân loại mức độ của ĐTNC …………………………………………………………. 29
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học đến mức độ kiến thức của
ĐTNC ……………………………………………………………………………………….. 29
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và ĐKKT đến mức độ kiến thức của
ĐTNC ………………………………………………………………………………………. 30
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa TĐHV đến mức độ kiến thức của ĐTNC ………………. 30
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa yếu tố truyền thông đến mức độ kiến thức của ĐTNC …… 31
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa mức độ thái độ đến mức độ kiến thức của ĐTNC …… 32
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học đến mức độ thái độ của ĐTNC …. 32
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc ĐKKT đến mức độ thái độ của ĐTNC ……………. 33
Bảng 3.19. Mối liên quan yếu tố truyền thông đến mức độ thái độ của ĐTNC ……….. 33
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nguồn thông tin đến mức độ thái độ của ĐTNC ……… 34
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa mức độ kiến thức đến mức độ thái độ của ĐTNC …… 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com