KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG TRÁNH THAI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020

KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG TRÁNH THAI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020

KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG TRÁNH THAI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN NĂM 2020
Thị Mương1, Diệp Từ Mỹ1, Trần Thị Tuyết Nga1*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Hiện nay, lứa tuổi trung học phổ thông (THPT) đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) như mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Trong đó, vị thành niên người dân tộc thểu số có nhiều hạn chế hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận năm 2020 có kiến thức đúng, thái độ tốt về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD và các yếu tố liên quan.

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên toàn bộ 262 học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận năm 2020. Học sinh tham gia nghiên cứu được phát bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 40 câu bao gồm các thông tin nền, các câu hỏi về kiến thức và thái độ về phòng tránh thai và bệnh LTQĐTD.

Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD là 31,7%. Tỷ lệ học sinh có thái độ chung tốt về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD là 79,8%. Nghiên cứu cũng cho thấy được mối liên quan có tính khuynh hướng giữa học lực của học sinh với kiến thức chung đúng. Theo đó, cứ học lực giảm đi 1 bậc thì tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD giảm 22% (KTC 95% là 0,63 – 0,97).

Kết luận: Kiến thức về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận còn thấp. Cần có chương trình giáo dục SKSS phù hợp với đặc tính của học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

Hiện nay, với tỷ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 33% dân số(1), Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) và chăm sóc SKSS như có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) ở lứa tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Bộ Y Tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi từ 15-19 tuổi, trong đó 60-70% là học sinh và sinh viên(2). Bên cạnh đó, nước ta đã tiếp nhận khoảng hơn 17,3% ca phá thai ở tuổi vị thành niên. Với con số này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành  niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới(3). Trong khi đó, kiến thức, thái độ và thực hành của vị thành niên về SKSS nói chung, về việc sử dụng các biện pháp tránh thai nói riêng chưa đúng, chưa đầy đủ và chỉ khoảng 20,7% vị thành niên sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.

https://thuvieny.com/kien-thuc-thai-do-ve-phong-tranh-thai-va-cac-benh-lay-truyen-qua-duong-tinh-duc-cua-hoc-sinh/

Leave a Comment