KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG NĂM 2020

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG NĂM 2020

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHO TRẺ BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG NĂM 2020
Học viên: Lý Hải Yến
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Phương Hòa
Giáo viên hỗ trợ: ThS. Đoàn Thị Thùy Dương
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh được đánh giá là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ nhỏ. Huyện Thoại Sơn là một huyện nông thôn mới, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Kinh và Kherme sinh sống, đến hiện tại chưa có đánh giá về thực hành cho trẻ bú sớm. Vì vậy, đề tài “Kiến thức, thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang năm 2020” được tiến hành với 2 mục tiêu: Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức, thực hành cho trẻ bú sớm và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của sản phụ tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Thoại Sơn năm 2020.
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp định tính. Tổng số có 291 sản phụ đến sinh tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Thoại Sơn từ ngày 1/3/2020 đến ngày 30/4/2020, trong đó chọn ra 10 sản phụ để thực hiện phỏng vấn sâu, ngoài ra cũng tiến hành phỏng vấn sâu 10 cán bộ là nhân viên y tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 51% bà mẹ không có kiến thức về sữa non, 70% bà mẹ không biết thời điểm cho trẻ bú sớm. Có 70,8% bà mẹ không biết về lợi ích cho trẻ và 55% số bà mẹ không biết về lợi ích cho mẹ khi cho bú sớm. Tỉ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh là 61%, và trong vòng 90 phút là 73%. Vẫn còn 43% trẻ sinh ra được cho uống các thứ khác ngoài sữa mẹ trước khi bú  mẹ lần đầu. Có tới 31% các bà mẹ vắt bỏ sữa đầu, 71% các bà mẹ gặp khó khăn khi cho trẻ bú sớm. Các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến thực hành cho trẻ bú sớm có ý nghĩa thống kê bao gồm: các bà mẹ dưới 35 tuổi, trình độ học vấn từ THCS trở lên, không theo tôn giáo, có kiến thức đúng về sữa non và có niềm tin về lợi ích mang lại cho trẻ khi được cho bú sớm. Tại cơ sở y tế, triển khai 10 bước thành công NCBSM có ảnh hưởng tích cực đến thực hành cho trẻ bú sớm. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các cơ sở y tế cần củng cố, duy trì các hoạt động tư vấn về NCBSM chú trọng các vấn đề liên quan đến bú sớm cho tất cả các thai phụ, đặc biệt quan tâm tới các sản phụ lớn tuổi, trình độ học vấn thấp, có tôn giáo, sinh con lần đầu

Leave a Comment