Kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh và một số yếu tố liên quan

Kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh và một số yếu tố liên quan

Luận văn thạc sĩ y học Kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2014.Trên thế giới trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người tử vong do bệnh viêm gan B. Tại Việt Nam, viêm gan B là một bệnh lưu hành với khoảng 10%-12% phụ nữ mang thai nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính. Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đặc biệt với mũi tiêm trong 24 giờ sau sinh. Tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh năm 2013 chỉ đạt 36%. Nghiên cứu này được thực hiện để mô tảkiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh và xác định một số yếu liên quan tại huyện Lương Sơn. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, tiến hành phỏng vấn toàn bộ số phụ nữ đẻ trong quý I năm 2014 của huyện Lương Sơn.

Tổng số có 372 bà mẹ tham gia nghiên cứu, trong đó có 35,8% bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm gan B (khả năng lây truyền, biến chứng, cách phòng, lây truyền mẹ con, biểu hiện của người mang virut) 25,3% có kiến thức đúng về tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh (thời gian tiêm tốt nhất, thời gian lưu trú, phản ứng sau tiêm…). Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh toàn huyện trong quý I năm 2014 là 57,3%. Nhóm trẻ sinh tại bệnh viện tuyến trên (gồm bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương) có khả năng được tiêm vắc xin này cao gấp 2,5 lần so với nhóm trẻ sinh tại phòng khám đa khoa khu vực; cao gấp 4,5 lần so với nhóm trẻ sinh tại trạm y tế xã. Nhóm trẻ có mẹ là cán bộ/viên chức có khả năng được tiêm phòng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cao gấp 4,3 lần so với nhóm trẻ có mẹ buôn bán/làm tự do. Trẻ đẻ thường có khả năng được tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cao gấp 12 lần so với trẻ đẻ mổ. Trẻ được sinh từ những bà mẹ được nhân viên y tế tư vấn về vắc xin VGB sơ sinh ngay sau khi sinh có khả năng tiêm vắc xin này cao gấp 7,6 lần so với trẻ sinh từ những bà mẹ không được tư vấn.
Từ kết quả một số khuyến nghị được đưa ra như: nâng cao kiến thức của các bà mẹ về bệnh viêm gan B và tiêm phòng vắc xin này; tăng cường tư vấn của nhân viên y tế về vắc xin viêm gan B sơ sinh với các bà mẹ ngay sau sinh. Đặc biệt cần tập trung nhiều tới đối tượng phụ nữ buôn bán/làm tự do và cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan virut là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phố biến và nguy hiếm. Nhiễm virut viêm gan, đặc biệt nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của tố chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút này và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh VGB [28]. Cho tới nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VGB nên tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả [13].
Việt Nam nằm ở Châu Á là khu vực có sự lưu hành của HBsAg cao nhất thế giới. Tỷ lệ lưu hành HBsAg ở nước ta nằm trong khoảng từ 10-25% [9], [27], [31]. Tỷ lệ nhiễm vi rút VGB mạn tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới [28]. Lây truyền từ người mẹ mang virút sang con là đường lây truyền quan trọng của vi rút VGB, đặc biệt ở châu Á nơi tỷ lệ lây truyền vi rút VGB trong thời kỳ chu sinh chiếm 40% trong tống số những người mang vi rút VGB mạn [34], do đó tiêm vắc xin VGB cho trẻ sơ sinh là chìa khóa đế giảm gánh nặng bệnh tật liên quan đến VGB. Tố chức y tế thế giới cũng khuyến cáo rằng: tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng VGB càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên [28].
Được sự hỗ trợ của tố chức Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), vắc xin VGB được tiêm cho trẻ dưới 1 tuối tại tất cả các huyện ở Việt Nam từ năm 2003 [17]. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ các vụ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin VGB vào năm 2007, tỷ lệ bao phủ liều sau sinh các năm sau đó rất thấp, từ 64,3% năm 2006 xuống 29% cuối năm 2007 [39], 20% năm 2008 [44], 28% năm 2009 [48], 21,4% năm 2010 [17]. Từ đó đến nay ngành y tế đã có nhiều nỗ lực đế từng bước tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin VGB trong 24h giờ đầu sau sinh trở lại như giai đoạn trước đây như tăng cường công tác chỉ đạo triến khai, kết hợp chặt chẽ y tế dự phòng và điều trị, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe [28]. Năm 2011, tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh là 63% và năm 2012 là 64% [48]. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh tại Quảng
Trị vào tháng 7/2013, tỷ lệ tiêm vắc xin này trên cả nước giảm xuống còn 44% năm 2013 [48].
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ tiêm vắc xin VGB trong vòng 24 giờ sau sinh của tỉnh đạt 15,5 % năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm một cách nhanh chóng xuống 6,7% năm 2007 và 1,5% năm 2008, đến năm 2010 chỉ còn 0,19%. Trước tình hình đó, tố chức PATH đã hỗ trợ tỉnh Hòa Bình triển khai dự án tăng cường tỷ lệ tiêm vắcxin VGB trong vòng 24h đầu sau sinh. Tháng 2/2012 dự án được chính thức triển khai tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết quả tỷ lệ tiêm trong vòng 24 giờ tại bệnh viện đa khoa tỉnh đã đạt 80%. Tuy nhiên, toàn tỉnh tỷ lệ này mới chỉ đạt 57%, thấp hơn so với toàn quốc (64%) [26], [48].
Là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ tiêm vắc xin VGB của huyện Lương Sơn cũng rất thấp. Trước năm 2013 huyện mới chỉ triển khai tiêm tại bệnh viện đa khoa huyện, trong khi khoảng 30% số trẻ lại được sinh tại trạm y tế xã [19]. Tháng 4/2013 vắc xin VGB liều sơ sinh bắt đầu được triển khai tại các trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực 21.Từ khi triển khai tiêm vào tháng 4/2013 đến tháng 7/2013, tỷ lệ tiêm trung bình mỗi tháng đều trên 70%. Tuy nhiên, ngày 20/07/2013, xảy ra vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh tại Quảng Trị, tỷ lệ tiêm giảm vào tháng 8 và tháng 9 còn 20% và 30 % [24].
Vậy, tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh thực tế có đúng như số liệu báo cáo không?; Kiến thức về bệnh VGB và tiêm vắc xin VGB của phụ nữ có con nhỏ ở đây như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh? là những câu hỏi hiện vẫn đang chưa có câu trả lời rõ ràng.
Chính vì vậy nghiên cứu: Kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2014 được tiến hành. Nghiên cứu triển khai trong 1 năm từ 11/2013 – 11/2014.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức và thực hành của bà mẹ có con dưới 3 tháng tuổi về tiêm phòng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới tiêm phòng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh ở trẻ dưới 3 tháng tuổi của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2014

Tài liệu tiêng Việt
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Biện pháp tối ưu phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, truy cập ngày 30/8/2013, tại trang web http://www.baohoabinh.com.vn/219/79792/Bien_phap _toi_uu_phong_lay_truyen_viem_gan_B_tu_me_sang_c111n.htm
3. Bộ Y tế (2009), Cẩm nang phòng chống Bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2014), Quyết định: Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B, chủ biên.
5. Câu hỏi thường gặp: Viêm gan B và vắc-xin viêm gan B, truy cập ngày 6/1/2014, tại trang web http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/ faqhepatitis/vi/index.html
6. Chương trình tiêm chủng mở rộng – Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Thành quả của công tác tiêm chủng mở rộng, truy cập ngày 20/9/2013, tại trang web http://www.nihe.org.vn/new-vn/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-quoc- gia/1369/Thanh-qua-cua-cong-tac-tiem-chung-mo-rong.vhtm
7. Chương trình tiêm chủng mở rộng (2002), Triển khai tiêm vắc xin viêm gan B trong tiêm chủng mở rộng.
8. Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia – Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Tình hình tiêm chủng ở Việt Nam, truy cập ngày 20/1/2014, tại trang web http://www.nihe.org.vn/new-vn/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-quoc- gia/49/Noi-dung-cua-Chuong-trinh-TCMR.vhtm
9. Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Vân và Lê Anh Tuấn (2006), “Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn virus viêm gan B, khả năng lây truyền cho con ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 2005-2006 và đề xuất giải pháp can thiệp”, Thông tin Y dược. 12, 29-32.
10. Hồng Hải (2014), Sẽ tiến tới bắt buộc tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh, truy cập ngày 24/12/2014, tại trang web http://dantri.com.vn/suc-khoe/se-tien-toi-bat- buoc-tiem-vac-xin-viem-gan-b-so-sinh-903641.htm
11. Ngô Văn Hiến và Nguyễn Cảnh Phú (2012), “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan B của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”, Y học thực hành. 813(3).
12. Ngô Văn Hiến và Nguyễn Cảnh Phú (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B của trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh”, Y học thực hành. 817(4).
13. Nguyễn Trần Hiển và Nguyễn Văn Cường (2008), Tài liệu hỏi đáp về bệnh viêm gan b và tiêm vắc xin viêm gan B, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
14. Dương Thị Hồng và các cộng sự (2010), “Một số biện pháp can thiệp tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B liều sơ sinh để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con tại một số bệnh viện tỉnh Hải Dương năm 2010”, Y học thực hành.
15. Phan Trọng Lân (2013), Vì sao cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh?, truy cập ngày 12/9/2013, tại trang web http://suckhoedoisong.vn/201 30731083142371p61c67/vi-sao-can-thiet-tiem-vacxin-viem-gan-b-trong-24-gio- sau-sinh.htm
16. Nguyễn Thị Xuân Loan và Nguyễn Thị Từ Vân (2012), “Kiến thức, thái độ hành vi của các bà mẹ về việc chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ tại thành phố Long Xuyên, An Giang”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 17(1).
17. Một số thành công của tiêm chủng mở rộng năm 2011, truy cập ngày 12/9/2013, tại trang web http://www.nihe.org.vn/new-vn/chuong-trinh-tiem-chung-mo- rong-quoc-gia/1370/Mot-so-thanh-cong-cua-tiem-chung-mo-rong-nam- 2011.vhtm
18. Nhóm mặt trời của bé, (2012), Thông tin điều trị cho người sống chung với HIV đồng nhiễm viêm gan B và viêm gan C.
19. Trung tâm y tế dự phòng huyện Lương Sơn (2013), Báo cáo sinh sản 8 tháng 2013.
20. Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn; (2013), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013.
21. Thành quả tiêm chủng mở rộng, truy cập ngày 15/9/2013, tại trang web
http://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/thanh-qua.html
22. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lương Sơn (2014), Báo cáo sinh sản 6 tháng đầu năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, chủ biên.
23. Trung tâm y tế dự phòng huyện Lương Sơn (2013), Báo cáo sinh sản năm 2013.
24. Trung tâm y tế dự phòng huyện Lương Sơn (2013), Báo cáo tiêm chủng huyện Lương Sơn 9 tháng đầu năm 2013.
25. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lương Sơn (2013), Báo cáo tiêm chủng năm 2013
26. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình (2013), Tài liệu hội thảo triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tuyến xã, phòng khám đa khoa khu vực tỉnh Hòa Bình năm 2013.
27. Bùi Xuân Trường và Nguyễn Văn Bàng (2009), “Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B/C và kiểu gen của virus viêm gan B thuộc khu vực biên giới Việt-Trung huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai”, Tạp chí nghiên cứu Yhọc. 64(5).
28. Viêm gan B: Những điều cần biết, truy cập ngày 7/1/2014, tại trang web http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet/vi/index.html
29. Cao Văn Y (2008), Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B ở trẻ dưới 1 tuổi và các yếu tố liên quan tới tiêm vắc xin viêm gan B không đúng lịch tại phường Ngọc
Hà, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội năm 2008, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

MỤC LỤC Kiến thức, thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về bệnh viêm gan B và vắc xin viêm gan B 4
1.1.1. Bệnh viêm gan B 4
1.1.2. Phòng bệnh 6
1.1.3. Vắc xin viêm gan B 7
1.1.4. Sự cần thiết tiêm phòng vắc xin viêm gan trong 24 giờ đầu sau sinh 8
1.2. Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B trên thế giới và tại Việt Nam 9
1.2.1. Trên thế giới 9
1.2.2. Tại Việt Nam 10
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin VGB cho trẻ 12
1.3.1. Trên thế giới 12
1.3.2. Tại Việt Nam 14
1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 15
1.5. Chương trình tiêm phòng viêm gan B tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 17
KHUNG LÝ THUYẾT 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu 22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.6. Các biến số nghiên cứu 23
2.7. Cách đánh giá kiến thức bà mẹ 24
2.8. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu 24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 26
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Thông tin chung về bà mẹ và trẻ 28
3.1.1. Thông tin chung về bà mẹ 28
3.1.2. Thông tin chung về trẻ 29
3.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh VGB, vắc xin VGB liều sơ sinh …30
3.2.1. Kiến thức của các bà mẹ về bệnh VGB 30
3.2.2. Kiến thức tiêm phòng vắc xin VGB liều sơ sinh 31
3.2.3. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh chung 33
3.2.4. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo các nhóm yếu tố 34
3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tiêm vắc xin VGB cho trẻ 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42
4.1. Thông tin chung 42
4.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 3 tháng tuổi về bệnh VGB,
vắc xin VGB 42
4.2.1. Kiến thức chung của các bà mẹ có con dưới 3 tháng tuổi về bệnh VGB 42
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ có con dưới 3 tháng tuổi về tiêm phòng vắc xin
VGB ‘ 44
4.2. 3. Thực hành tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh 44
4.3. Một số các yếu tố liên quan tới tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 49
5.1. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh viêm gan B và tiêm phòng vắc xin
viêm gan B liều sơ sinh 49
5.2. Một số yếu tố liên quan đến tiêm phòng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh ở trẻ
dưới 3 tháng tuổi tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2014 49
KHUYẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 57
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN BÀ MẸ 57
Phụ lục 2: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC BÀ MẸ 61
Phụ lục 3: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 63
Phụ lục 4: Dự TRÙ KINH PHÍ, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU 64
Phụ lục 5: BẢNG MẪU NGHIÊN CỨU 65
Phụ lục 6: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 66
Phụ lục 7: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ LUẬN VĂN70
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DPT-VGB-HIB Vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib
HbsAg Kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B
GAVI Liên minh vắc xin và tiêm chủng toàn cầu
NEPI Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia
NVYT Nhân viên y tế
PATH Program for Appropriate Technology in Health
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
VGB Viêm gan B
VXVGB Vắc xin viêm gan B
WHO Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về bà mẹ 28
Bảng 3.2: Thông tin chung về trẻ 29
Bảng 3.3: Tiền sử sức khỏe bà mẹ và người thân trong gia đình 30
Bảng 3.4: Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm yếu tố của bà
mẹ 34
Bảng 3.5: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh theo kiến thức bà mẹ 35
Bảng 3.6: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm yếu tố về phía trẻ 36
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm tiền sử sức khỏe mẹ và
người thân trong gia đình 37
Bảng 3.8: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo tác động của dư luận xã hội… 37
Bảng 3.9: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh theo nhóm tư vấn của nhân viên y
tế 38
Bảng 3.10: Hồi quy Logicstic đa biến xác định yếu tố liên quan với tiêm phòng vắc xin VGB sơ sinh 40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh VGB 30
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bà mẹ đạt về kiến thức chung bệnh VGB 31
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ kiến thức đúng của các bà mẹ về tiêm phòng vắc xin
VGB liều sơ sinh 32
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ bà mẹ đạt về kiến thức tiêm phòng vắc xin VGB sơ sinh. 32
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh cho trẻ 33

Leave a Comment