KIếN THứC, THựC HàNH CủA HọC SINH CấP II TạI HUYệN GIá RAI, TỉNH BạC LIÊU Về PHòNG BệNH SốT XUấT HUYếT NĂM 2010
KIếN THứC, THựC HàNH CủA HọC SINH CấP II TạI HUYệN GIá RAI, TỉNH BạC LIÊU Về PHòNG BệNH SốT XUấT HUYếT NĂM 2010
Phạm Thị Nhã Trúc -Trường Cao Đẳng Y Tế Bạc Liêu
Phạm Trí Dũng -Trường Đại Học Y tế Công Cộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 194 học sinh được chọn ngẫu nhiên tại 2 trường THCS của huyện Giá Rai trong năm 2010 nhằm đánh giá kiến thức, thực hành của học sinh trước khi triển khai chương trình can thiệp trên địa bàn huyện. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Qua kết quả đánh giá cho thấy, kiến thức đúng của học sinh ở trường THCS Tân Hiệp thấp hơn 0,5 lần kiến thức của học sinh trường THCS Phong Phú. Đánh giá thực hành chung của học sinh trường THCS Tân Hiệp chiếm 85,6% cao hơn học sinh trường THCS Phong Phú chiếm 77,3%. Nguồn thông tin học sinh được tiếp cận nhiều nhất là tivi chiếm > 93% và từ thầy cô giáo chiếm > 75%; từ sách, báo chiếm > 80%. Ngoài ra, học sinh còn được tiếp nhận thông tin từ các tranh ảnh, khẩu hiệu, tờ rơi, panô, áp phích (trường THCS Tân Hiệpchiếm 39,2%; trường THCS Phong Phú chiếm 70,1%).
TàI LIệU THAM KHảO
1. Nguyễn Lâm (2009), Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SD/SXHD cho học sinh THCS Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2009, Luận sỹ Thạc sỹ, Trường Đại học Y tế công cộng, tr. 72-73.
2. Trần Thị Cẩm Nguyên & Nguyễn Đỗ Nguyên (2010), “Hiệu quả của một chương trình giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt xuất huyết Dengue cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2009”, Y Hoc TP. Ho Chi Minh,Vol. 14(Supplement of No 1-2010), pp. 169-176.
3. Sở Y tế Bạc Liêu (2009), Báo cáo sơ kết công tác y tế quý I/2009
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất