Kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các Trường mầm non Thành phố Hải Dương năm 2020

Kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các Trường mầm non Thành phố Hải Dương năm 2020

Kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các Trường mầm non Thành phố Hải Dương năm 2020
Nguyễn Thị Thắm, Đào Thị Thu Thuỷ, Cáp Minh Đức1
1 s:45:”Trường Đại học Y Dược Hải Phòng”;
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 231 người chế biến thực phẩm làm việc tại 59 bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương, từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành  của người chế biến về an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người chế biến có kiến thức chung đạt là 88,7%, không đạt là 11,3%; tỷ lệ người chế biến có kiến thức không đạt ở trường tư thục cao hơn trường công lập (22,2% so với 6,3%) (OR=4,26; 95%CI: 1,82-9,94). 75,3% người chế biến có thực hành chung đạt, 24,7% có thực hành không đạt; tỷ lệ người chế biến có thực hành không đạt ở trường tư thục cao hơn trường công lập (47,2% so với 14,5%) (OR: 5,29; 95% CI: 2,79-10,0). Cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính, trên 600 triệu người  bị  ảnh  hưởng  bởi  các  bệnh  lây  truyền qua thực phẩm, trong đó 120.000 trẻ dưới 5 tuổi chết vì thực phẩm không an toàn, chiếm 30% tổng số ca tử vong do thực phẩm hàng năm.1Ba yếu tố có vai trò thiết yếu trong ngộ độc thực  phẩm  đó  là  kiến  thức,  thái  độ  và  thực hành.2 Kiến thức, thực hành của người tham gia chế biến tác động trực tiếp tới việc đảm bảo an toàn thực phẩm, người tham gia chế biến khi có kiến thức, thực hành tốt sẽ góp phần không nhỏ trong phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy vẫn còn tỷ lệ người chế biến có kiến thức, thực hành không đúng, theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2015 và triển khai kế hoạch năm 2017,  ngoài  vấn  đề  kiểm  soát  ô  nhiễm  thực phẩm chưa tốt thì kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng không  cao,  tỷ  lệ  kiến  thức  đúng  của  người sản xuất là 81,9%, người kinh doanh là 84,6% và người tiêu dùng là 82,5%; tỷ lệ thực hành đúng của các nhóm đối tượng lần lượt là 72%, 70,8%,  71,8%.3  Kết  quả  nghiên  cứu  của  tác giả Hoàng Thị Thuận năm 2017 tại thành phố Ninh Bình cho thấy tỷ lệ nhân viên nhà bếp tại các trường mầm non có kiến thức chung đạt là 81,82%, tỷ lệ nhân viên nhà bếp có thực hành chung  đạt  thấp  68,9%.4  Kết  quả  nghiên  cứu của Grappasonni I và cộng sự (2018), 68,12% người chế biến làm việc trên tàu trả lời đúng cho các khía cạnh an toàn thực phẩm (51,77 điểm trên tổng số 76 điểm),5 tác giả Razeghi Fariba và cộng sự (2018) nghiên cứu trên 95 người  chế  biến  suất  ăn  bán  công  nghiệp  tại Tehran cho thấy 100% có kiến thức tốt về rửa tay, chỉ có 46,3% người chế biến trả lời đúng câu hỏi bảo quản thịt chín ở nhiệt độ phòng

https://thuvieny.com/kien-thuc-thuc-hanh-cua-nguoi-che-bien-tai-bep-an-tap-the-cac-truong-mam-non/

Leave a Comment