Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con 7-12 tháng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con 7-12 tháng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022.Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong sáu tháng đầu đời đảm bảo tối ưu nhất cho sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe của trẻ và là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính việc trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu dẫn đến hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm mà đáng lẽ có thể tránh được (1). Sau khi ra đời, 6 tháng đầu là thời gian rất quan trọng để trẻ thích nghi dần với cuộc sống ngoài bụng mẹ, đây là giai đoạn được nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dinh dưỡng
trong sữa mẹ là đủ và tốt nhất cho trẻ (2). Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 24 tháng là một trong những biện pháp quan trọng trong giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ, đồng thời giúp các bà mẹ tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng (2). Tuy nhiên, các nghiên cứu ở cả nước phát triển và đang phát triển cho thấy việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu vẫn đạt tỷ lệ khá thấp (3). Theo báo cáo toàn cầu về việc nuôi con bằng sữa mẹ năm 2019 cho thấy trên thế giới chỉ có 41% trẻ em được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (4), trong khi đó 823.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và 20.000 ca tử vong do ung thư vú có thể được ngăn chặn mỗi năm (4).
Tại Việt Nam, chính phủ đã ban hành một số chính sách thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, cùng với sự nổ lực triển khai chính sách của các ban ngành liên quan, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu trong những năm gần đây đã có cải thiện đáng kể 19,6% năm 2010 (5), 24% năm 2016 (6), 45,4% năm 2020 (5). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn khá khiêm tốn và tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn của bà mẹ, nhóm yếu tố y sinh như thứ tự con, số con trong gia đình và các yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội, việc tiếp cận thông tin, kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của bà mẹ (7-10). Nghiên cứu tại huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang (2020) cho thấy 68,2% bà mẹ có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng chỉ 9,1% bà mẹ thực hành đúng (11). Tỷ lệ này khá thấp so với nghiên cứu tại quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ năm 2019, tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 26,6% (10). Nhiều nghiên cứu cũng nhận định rằng những bà mẹ có kiến thức tốt về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu thì việc thực hành của họ tốt hơn (7-10).
Thành phố Pleiku là là thành phố thuộc tỉnh miền núi, biên giới phía bắc vùng Tây Nguyên gồm 28 dân tộc sinh sống trong đó người 87,5% dân tộc Kinh, còn lại 12,5% dân tộc Jarai, Bana và các dân tộc khác. Dân số năm 2021 là 260.338 người, trung bình có 4.200 trẻ sinh ra trong năm, số trẻ 7-12 tháng tuổi của thành phố khoảng 2.400 trẻ (12). Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thành phố Gia Lai năm 2021 thì tỷ lệ bà mẹ NCBSMHT trong 6 tháng đầu ở thành phố là khá thấp, ước tính khoảng 15%, tuy nhiên ở thành phố Pleiku hiện chưa có báo
cáo cụ thể nào nêu rõ về việc hiểu biết trong kiến thức NCBSMHT trong 6 tháng đầu và yếu tố nào liên quan đến việc thực hành này (13). Vì vậy, việc đánh giá kiến thức và thực hành của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu là hết sức cần thiết và quan trọng để đưa ra được các giải pháp can thiệp kịp thời nhằm làm tăng tỷ lệ thực hành đúng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu của các bà mẹ. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con 7-12 tháng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2022”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 7-12 tháng tuổi tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 7- 12 tháng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 2022
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………… i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………… iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………………………v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………4
1.1. Một số khái quát sử dụng trong nghiên cứu ………………………………………………..4
1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ…………………………………… 4
1.1.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ………………………….. 6
1.1.3. Khuyến cáo, quy định và chiến lược quốc gia về nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu …………………………………………………………………. 7
1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu ……………………………………………………………………………………………………..9
1.2.1. Trên Thế giới…………………………………………………………………………….. 9
1.2.2. Tại Việt Nam …………………………………………………………………………… 11
1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ……..13
1.3.1. Nhóm yếu tố văn hóa xã hội và nhân khẩu học ……………………………. 14
1.3.2. Nhóm yếu tố y sinh ………………………………………………………………….. 16
1.3.3. Yếu tố kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ……………………….. 17
1.3.4. Yếu tố tiếp cận thông tin …………………………………………………………… 18
1.4. Giới thiệu thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai …………………………………………………19
1.5. Khung lý thuyết…………………………………………………………………………………….21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………22
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………….22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………….22
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………………..22
HUPH
ii
2.5. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………………….23
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu………………………………………………….23
2.7. Nhóm biến số nghiên cứu……………………………………………………………………….25
2.8. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………………………………..26
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu……………………………………………………………….28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………..30
3.1. Thông tin của bà mẹ và trẻ ……………………………………………………………………..30
3.2. Kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn…………………………..33
3.2.1. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn……………………………… 33
3.2.2. Thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ….. 38
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu………………………………………………………………………………….41
3.3.1. Yếu tố xã hội, nhân khẩu học …………………………………………………….. 41
3.3.2. Yếu tố y sinh……………………………………………………………………………. 42
3.3.3. Yếu tố tiếp cận thông tin …………………………………………………………… 44
3.3.4. Yếu tố kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ…… 45
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….48
4.1. Kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
của các bà mẹ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 2022……………………………..48
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong
6 tháng đầu …………………………………………………………………………………………………55
4.3. Hạn chế nghiên cứu……………………………………………………………………………….62
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………..63
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………64
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….65
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………73
Phụ lục 1………………………………………………………………………………………………………73
Phụ lục 2………………………………………………………………………………………………………77
Phụ lục 3…………………………………………………………………………………………………….8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm của bà mẹ và gia đình ……………………………………………….. 27
Bảng 3.2. Bảng kết quả về thông tin y sinh của trẻ ……………………………………… 28
Bảng 3.3. Bảng yếu tố tiếp cận thông tin …………………………………………………… 29
Bảng 3.4. Kiến thức về thời gian cần cho trẻ bú sớm sau sinh ………………………. 30
Bảng 3.5. Bảng kết quả về kiến thức về sữa non của bà mẹ………………………….. 31
Bảng 3.6. Bảng lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với bé………………………… 31
Bảng 3.7. Kiến thức lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ đối với mẹ………………………. 32
Bảng 3.8. Kiến thức về việc duy trì đủ sữa cho trẻ bú………………………………….. 33
Bảng 3.9. Kiến thức về hiểu định nghĩa “Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn” ….. 33
Bảng 3.10. Kiến thức về hiểu thời gian khuyến cáo NCBSMHT…………………… 34
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về chuẩn bị thức ăn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi khi
mẹ đi làm……………………………………………………………………………………………….. 34
Bảng 3.12. Thời gian bà mẹ đã cho trẻ bú sớm sau sinh ………………………………. 35
Bảng 3.13. Tình trạng thực hành cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng của bà mẹ….. 34
Bảng 3.14. Tình trạng thực hành cho trẻ uống trong 6 tháng của bà mẹ…………. 36
Bảng 3.15. Tình trạng thực hành cho trẻ ăn trong 6 tháng của bà mẹ …………….. 36
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm của mẹ và gia đình với thực hành
NCBSMHT trong 6 tháng ………………………………………………………………………… 38
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa yếu tố y sinh với thực hành NCBSMHT trong 6
tháng……………………………………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa yếu tố tiếp cận thông tin với thực hành
NCBSMHT trong 6 tháng ………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa yếu tố kiến thức với thực hành NCBSMHT trong
6 tháng…………………………………………………………………………………………………… 42
Bảng 3.20. Mô hình phân tích hồi quy đa biến mối liên quan với thực hành
NCBSMHT trong 6 tháng ………………………………………………………………………… 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com