Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2018

Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2018

Luận văn y học Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2018.Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh nhiễm vi-rút cấp tính, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi-rút đường ruột gây ra. Các vi-rút có khả năng gây bệnh TCM trong nhóm này gồm vi-rút Coxsackie, vi-rút Enterovirus và các vi-rút đường ruột khác, trong đó thường gặp là vi-rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16, A6, vi-rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và dẫn đến tử vong. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời [16, 17].


Trong những năm gần đây, bệnh TCM đang là một vấn đề Y tế công cộng rất đáng lo ngại của nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam [8]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố [18].
Tại tỉnh Đồng Tháp, là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, một trong những điểm nóng về tình hình bệnh TCM của khu vực. Năm 2012 có 6.188 ca mắc, 07 ca tử vong; năm 2013 có 3.848 ca mắc, 05 ca tử vong; năm 2014 có 4.525 ca mắc, 01 ca tử vong; năm 2015 có 4.009 ca mắc, 01 ca tử vong. Đến 31/12/2017 toàn Tỉnh có 6.710 ca, bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp và không có dấu hiệu dừng lại [24].
Tại huyện Tháp Mười, theo báo cáo Trung tâm Y tế huyện, trong năm 2010 bệnh TCM chỉ mắc 23 ca, nhưng đến năm 2011 bệnh TCM tăng lên 554 ca; đỉnh điểm năm 2012 bệnh TCM tăng lên 587 ca (01 ca tử vong), năm 2013 là 369 ca (01 ca tử vong), năm 2014 là 488 ca (tử vong 01 ca, toàn Tỉnh chỉ có 01 ca tử vong), năm 2015, 2016 số cas mắc có giảm. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2017 số ca mắc lại tăng rất cao là 461 ca, tăng 236 ca (105,0%) so với cùng kỳ năm 2016 (2252 ca), huyện luôn đứng tốp đầu của tỉnh Đồng Tháp về số ca mắc bệnh TCM [10-12,
19-23].
Mặc dù ngành Y tế huyện Tháp Mười đã tổ chức nhiều hoạt động phòng bệnh TCM nhưng số ca mắc không ngừng tăng cao, trong năm 2017 trẻ dưới 5 tuổi là lứa tuổi mắc bệnh cao nhất, chiếm 361/461 ca (78,3%) và xã Tân Kiều là xã có số ca mắc bệnh TCM cao nhất [23]; theo số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2017 thì xã Tân Kiều cũng là xã có số ca mắc bệnh cao nhất trong 13 xã, thị trấn của huyện. Bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó biện pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh TCM cho trẻ. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ khi chăm sóc trẻ, chỉ khi mẹ có kiến thức, thực hành tốt mới có biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Từ đó chúng tôi nhận thấy, kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi là việc làm cần thiết nhất để khống chế số ca mắc; để có cơ sở can thiệp tại cộng đồng, xây dựng kế hoạch phòng bệnh TCM tại xã Tân Kiều nói riêng và của huyện Tháp Mười nói chung. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2018”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… VIII
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………..3
Chương 1:……………………………………………………………………………………………………..4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………………………4
1.1. Bệnh tay chân miệng:…………………………………………………………………………………………………….4
1.2. Đặc điểm chung của bệnh tay chân miệng:……………………………………………………………………….5
1.3. Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:………………………………………………………………………7
1.4. Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới và ở Việt Nam:………………………………………………8
1.5. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng: ………………….11
1.6. Một số đặc điểm và tình hình bệnh TCM tại địa bàn nghiên cứu:………………………………………20
KHUNG LÝ THUYẾT …………………………………………………………………………………..24
Chương 2:……………………………………………………………………………………………………26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:………………………………………………………………….26
2.2. Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………………………………………………26
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:……………………………………………………………………………………26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu:……………………………………………………………………………………….29
2.5. Biến và định nghĩa biến: ………………………………………………………………………………………………31
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:…………………………………………………………………………31
2.7. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá …………………………………………………………………………………..31
2.8. Đạo đức nghiên cứu: …………………………………………………………Error! Bookmark not defined.
Chương 3:……………………………………………………………………………………………………35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….35
Chương 4:……………………………………………………………………………………………………63
BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………63
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………79
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………..81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………….82
Phụ lục 1: ……………………………………………………………………………………………………85II
Phụ lục 2……………………………………………………………………………………………………103
Phụ lục 3……………………………………………………………………………………………………11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình bệnh TCM tại Việt Nam 2013 – 2015 ………………………………….9
Bảng 2.1. Bảng chi tiết lấy mẫu từng ấp………………………………………………………….28
Bảng 3. 1. Đặc điểm của ĐTNC …………………………………………………………………….35
Bảng 3. 2. Kiến thức của bà mẹ về dịch tễ học bệnh TCM:………………………………..36
Bảng 3. 3. Kiến thức của bà mẹ về nhận biết dấu hiệu, sự nguy hiểm và biến chứng
của bệnh TCM ……………………………………………………………………………………………..37
Bảng 3. 4. Kiến thức của bà mẹ về sự lây truyền của bệnh:……………………………….38
Bảng 3. 5. Kiến thức của bà mẹ về các nguy cơ mắc bệnh TCM: ……………………….39
Bảng 3. 6. Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh TCM: ………………………………………39
Bảng 3.7. Kiến thức về chăm sóc và điều trị khi trẻ bệnh TCM:…………………………41
Bảng 3. 8. Thực hành rửa tay của bà mẹ:………………………………………………………..43
Bảng 3. 9. Thực hành rửa tay cho trẻ:…………………………………………………………….44
Bảng 3.10. Thực hành vệ sinh răng miệng cho trẻ:…………………………………………..46
Bảng 3.11. Thực hành vệ sinh nhà ở: ……………………………………………………………..47
Bảng 3. 12. Thực hành lau rửa đồ chơi cho trẻ:……………………………………………….48
Bảng 3. 13. Thực hành vệ sinh ăn uống:………………………………………………………….49
Bảng 3. 14. Thực hành về xử lý phân, dịch tiết của trẻ: …………………………………….49
Bảng 3. 15. Gia đình xung quanh, bạn bè, cơ quan có trẻ từng mắc bệnh TCM:….52
Bảng 3. 16. Hoạt động hỗ trợ phòng bệnh TCM từ cán bộ y tế: …………………………53
Bảng 3. 17. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh TCM bà mẹ được nghe/nhìn:………55
Bảng 3. 18. Mối liên quan đặc điểm của bà mẹ với kiến thức phòng bệnh TCM:….57
Bảng 3.19. Mối liên quan của tình hình mắc bệnh TCM của gia đình xung quanh
với kiến thức phòng bệnh TCM của bà mẹ: ……………………………………………………..58
Bảng 3.20. Mối liên quan của hoạt động hỗ trợ phòng bệnh TCM từ cán bộ Y tế với
kiến thức phòng bệnh TCM của bà mẹ: …………………………………………………………..59
Bảng 3.21. Mối liên quan của hiệu quả nguồn cung cấp thông tin với kiến thức
phòng bệnh TCM của bà mẹ:………………………………………………………………………..59V
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa giữa đặc điểm của bà mẹ với thực hành về phòng
bệnh TCM: ………………………………………………………………………………………………….60
Bảng 3.23. Mối liên quan của tình hình mắc bệnh TCM của gia đình xung quanh
với thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ:…………………………………………………….61
Bảng 3.24. Mối liên quan của hoạt động hỗ trợ phòng bệnh TCM từ cán bộ Y tế với
thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ:………………………………………………………….61
Bảng 3.25. Mối liên quan của hiệu quả nguồn cung cấp thông tin với thực hành
phòng bệnh TCM của bà mẹ:…………………………………………………………………………62
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng bệnh TCM: …………6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1.1. Tình hình số ca mắc bệnh tay chân miệng tại các huyện, thị, thành phố
tỉnh Đồng Tháp đến tuần 52, ngày 31/12/2017 ………………………………………………..10
Biều đồ 1.2. Tình hình số ca mắc và tử vong bệnh tay chân miệng qua các năm của
huyện Tháp Mười (năm 2010 đến năm 2017)…………………………………………………..23
Biều đồ 1.3. Trung bình số ca mắc bệnh TCM 6 năm tại các xã, thị trấn huyện Tháp
Mười (năm 2012 đến năm 2017)…………………………………………………………………….24
Biểu đồ 3.1. Bảng tổng hợp đánh giá kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh TCM: .. 48
Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung của bà mẹ về phòng bệnh TCM:…………………………..51
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tổng hợp đánh giá thực hành đạt của bà mẹ về phòng bệnh
TCM: ………………………………………………………………………………………………………….51
Biểu đồ 3.4. Thực hành chung của bà mẹ về phòng bệnh TCM:…………………………60
Biểu đồ 3.5. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động hỗ trợ phòng bệnh TCM từ CBYT:
…………………………………………………………………………………………………………………..62
Biểu đồ 3.6. Đánh giá chung hiệu quả thông tin bệnh TCM bà mẹ được nghe/nhìn
…………………………………………………………………………………………………………………..65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Hồ Thị Thiên Ngân và Cộng Sự (2014), thực hành phòng bệnh tay chân miệng tại cộng đồng tại 15 Tỉnh khu vực phía Nam năm 2014, Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
2. Đặng Quang Ảnh (2013), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số
yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh TCM của người chăm sóc trẻ
dưới 5 tuổi trên địa bàn quận Thanh Khê TP Đà Nẵng năm 2013, Luận văn Thạc
sĩ YTCC, Đại học YTCC Hà Nội.
3. Trần Thị Anh Đào, Phạm Thanh Hải và Cộng sự (2012), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi của tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2012, Đại học YTCC Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đông và Hà Văn Như (2011), “Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng chống bệnh TCM “, Tạp chí Y học dự phòng, Tập12.
5. Trần Ngọc Hữu (2014), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía nam giai đoạn 2005-2011”, Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 16 (số 3).
6. Phan Trọng Lân (2014), “Kiến thức thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh TCM của người chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội”, Tạp chí Y học Dự Phòng, Tập XXIV (số 5).
7. Trần Thị Bích Hồi, Triệu Thị Lý (2003), Thực trạng kiến thức thái
độ thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ em của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện An Dương, Hải Phòng 2003, Đại học YTCC Hà Nội.
8. Viện Vệ sinh dịch tễ TP Hồ Chí Minh (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động phòng chống dịch năm 2014 và kế hoạch năm 2015.
10. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười (2010), “Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011”.
11. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười (2011), “Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2011”.
12. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười (2012), Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2012.
13. Cao Thị Thúy Ngân (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại phường Trung Liệt, Quận Đống Đa Hà Nội năm 2012, Luận văn Thạc sĩ YTCC, Đại học YTCC Hà Nội.
14. Mai Văn Phước (2015), Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh TCM cho trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại 02 xã, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2015, Luận văn Thạc sĩ YTCC, Đại học
YTCC Hà Nội.83
15. Bộ Y tế (2012), Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến, Nhà xuất bản Hà Nội.
16. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012, về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng, chủ biên.
17. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012, về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Tay chân miệng”, chủ biên.
18. Bộ Y tế (2017), Công văn số 4731/BYT-DP ngày 21/8/2017, về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng, chủ biên.
19. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (2013), “Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2013”.
20. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2014.
21. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (2015), “Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2015”.
22. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2016.
23. Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (2017), Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2017.
24. Trung tâm YTDP tỉnh Đồng Tháp (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012 đến năm 2017..
30. Phạm Văn Thanh (2012), Kiến thức thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk năm 2012, Đại học YTCC Hà Nội

https://thuvieny.com/kien-thuc-thuc-hanh-phong-benh-tay-chan-mieng-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-cua-ba-me-co-con-duoi-5-tuoi-tai-xa-tan-kieu/

Leave a Comment