Kiến thức, thực hành phòng ngừa chuẩn trong về nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện châm cứu Trung ương và các yếu tố ảnh hưởng ở năm 2017
Luận văn thạc sĩ Kiến thức, thực hành phòng ngừa chuẩn trong về nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện châm cứu Trung ương và các yếu tố ảnh hưởng ở năm 2017.Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian điều trị và đặc biệt là làm tăng chi phí điều trị. NKBV xuất hiện với mật độ cao tại những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh và ở những nơi kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y te (NVYT) còn hạn che [8].
Nghiên cứu SENIC (Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control) đã chứng minh kiểm soát NKBV không chỉ có hiệu quả về mặt lâm sàng mà còn có hiệu quả về kinh tế: Một chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) gồm giám sát và ứng dụng kỹ thuật có thể làm giảm được 32% NKBV hiện có[24]. Như vậy việc thực hiện tốt một chương trình kiểm soát NKBV sẽ làm giảm được khoảng 1/3 số trường hợp NKBV, giảm được số tử vong, và tiết kiệm được chi phí điều trị.
Các biện pháp phòng ngừa chuẩn (PNC) là những biện pháp cơ bản và cũng là những biện pháp cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện[20],[23]. Do vậy, việc thực hành các biện pháp PNC của NVYT là rất cần thiết trong hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh (NB). Việc tuân thủ các biện pháp của PNC đóng góp quan trọng vào việc giảm nhiễm khuẩn liên quan đen chăm sóc y te, hạn che cả sự lây truyền cho NVYT và NB cũng như từ NB sang môi trường nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh [5].
Điều dưỡng (ĐD) là những người trực tiếp chăm sóc người bệnh, nên họ là những “cầu nối” quan trọng trong con đường lây truyền của NKBV. Bởi vì, trong công việc hàng ngày của họ, có những khi phải tiếp xúc với các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV và viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV). Đặc biệt trên những NB chưa có chẩn đoán xác định, nên họ thường có tâm lý chủ quan khi tiếp xúc với NB. Nguy cơ nhiễm bệnh bắt nguồn từ những tổn thương do vật sắc nhọn lây nhiễm và do tiếp xúc máu, dịch bài tiết của người bệnh là rất lớn [21],[41]. Vô hình dung họ lại chính là nguồn lây bệnh cho những người bệnh mà họ chăm sóc.Tổ chức Y te The giới ước tính có khoảng 2,5% số trường hợp nhiễm HIV, 40% nhiễm HBV và HCV của các NVYT trên toàn the giới, là hậu quả của những tiếp xúc với máu từ người bệnh[21]. Nguy cơ nhiễm bệnh sau tổn thương do vật sắc nhọn lây nhiễm từ một người bệnh HCV-antigen dương tính được ước tính trong khoảng từ 1,2% đến 10%[33].
Bệnh viện Châm cứu Trung ương là một bệnh viện chuyên khoa của Y học cổ truyền, phương pháp chữa bệnh chính bằng điện châm và thủy châm. Hàng ngày các ĐD phải thường xuyên tiếp xúc với một số lượng lớn kim tiêm, kim châm cứu đã qua sử dụng. Đâychính là nguồn chất thải lây nhiễm sắc nhọn[7], khả năng ĐD bị tổn thương do vật sắc nhọn là rất cao. Đặc biệt từ đầu năm 2017, bệnh viện đã triển khai khám chữa bệnh đa khoa. Cho nên, còn nhiều các nguy cơ lây nhiễm khác phát sinh từ phía những người bệnh trong quá trình khám và điều trị. Vì vậy, việc tuân thủ các quy định của PNC rất quan trọng, đóng góp vào việc làm giảm phơi nhiễm nghề nghiệp cho NVYT, giảm nhiễm khuẩn liên quan đen cơ sở y te, đồng thời cũng tạo ra một môi trường chăm sóc y te an toàn cho cả người bệnh và NVYT.
Nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành PNC và những yếu tố có ảnh hưởng tới thực hành PNC của điều dưỡng khối lâm sàng bệnh viện Châm cứu trung ương, từ đó có những khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hành tốt PNC của khối ĐD nói riêng và toàn thể NVYT của bệnh viện nói chung. Chúng tôi triển khai nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành phòng ngừa chuẩn trong về nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện châm cứu Trung ương và các yếu tố ảnh hưởng ở năm 2017”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng ngừa chuẩn về nhiễm khuẩnbệnh viện của điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới thực hành phòng ngừa chuẩn về nhiễm khuẩnbệnh viện của điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2017.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 8
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Một số khái niệm 5
1.2. Tác nhân gây ra Nhiễm khuẩn bệnh viện 5
1.3. Các đường lây truyền Nhiễm khuẩn bệnh viện 7
1.4. Đối tượng và các yếu tố nguy cơ của Nhiễm khuẩn bệnh viện 8
1.5. Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện 9
1.6. Tầm quan trọng của thực hành các biện pháp phòng ngừa chuẩn trong phòng
chống nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y te 10
1.7. Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan phòng ngừa chuẩn 13
1.8. Nguyên tắc và mục đích của các biện pháp phòng ngừa chuẩn 13
1.9. Nội dung của các biện pháp phòng ngừa chuẩn 14
1.10. Nghiên cứu trên The giới và Việt Nam về kiến thức, thực hành phòng ngừa
chuẩn 21
1.11. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 24
1.12. Khung lý thuyết 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu 27
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 28
2.6. Bien số nghiên cứu 30
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá 31
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 32
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 32
2.10. Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục 33
KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng lâm sàng 34
3.2. Kiến thức về các biện pháp Phòng ngừa chuẩn 37
3.3. Thực hành Phòng ngừa chuẩn 41
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đen thực hành Phòng ngừa chuẩn 46
BÀN LUẬN 56
4.1. Kiến thức, thực hành về các biện pháp phòng ngừa chuẩn 56
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thực hành phòng ngừa chuẩn 61
4.3. Hạn che của nghiên cứu 68
KÉT LUẬN 69
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..lir. 71
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin về một số đặc điểm cá nhân của điều dưỡng lâm sàng 33
Bảng 3.2. Tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng kiến thức chung của PNC 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng kiến thức về các thời điểm Vệ sinh tay …36
Bảng 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng kiến thức về chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân 37
Bảng 3.5. Phân bố mức độ kiến thức về các biện pháp phòng ngừa chuẩn 39
Bảng 3.6. Phân bố mức độ thực hành vệ sinh tay đúng thời điểm 40
Bảng 3.7. Phân bố mức độ thực hành biện pháp sử dụng găng tay trong các thời điểm hoạt động chuyên môn 41
Bảng 3.8. Phân bố mức độ thực hành đúng thời điểm biện pháp sử dụng phương tiện PHCN khác 42
Bảng 3.9. Phân bố mức độ thực hành đúng các biện pháp xử lý, thu gom chất thải sắc nhọn và xử lý thương tổn do vật sắc nhọn gây ra 43
Bảng 3.10. Phân bố mức độ thực hành các biện pháp phòng ngừa chuẩn 44
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân tới thực hành Phòng ngừa chuẩn 45
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tiền sử tổn thương do vật sắc nhọn và tiếp xúc máu hay dịch tiết của người bệnh với thực hành Phòng ngừa chuẩn 46
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của môi trường làm việc tới thực hành Phòng ngừa chuẩn.47
DANH MỤC BIÊU ĐỒ
Biểu đồ 1: Thông tin về tình trạng ĐD đã từng bị tổn thương với vật sắc nhọn tiếp xúc với máu, dịch bài tiết của người bệnh trong vòng 6 tháng gần đây 34
Biểu đồ 2: Thông tin về thực trạng đào tạo và nhu cầu đào tạo 35
Biểu đồ 3: Các hình thức đào tạo theo mong muốn của ĐD 35
Biểu đồ 4: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về quy trình xử lý, thu gom vật sắc nhọn 39 Biểu đồ 5: Kiến thức về phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng 39
Biểu đồ 6: Phân bố mức độ thực hành biện pháp sử dụng khẩu trang đúng thời điểm 42 Biểu đồ 7: Đánh giá mức độ thực hành các biện pháp Phòng ngừa chuẩn 44
Biểu đồ 8: Những rào cản khi sử dụng găng tay 50
Biểu đồ 9: Ảnh hưởng của đào tạo tới thực hành phòng ngừa chuẩn 51
Biểu đồ 10: Quan hệ tuyến tính giữa kiến thức – thực hành 54
Nguồn: https://luanvanyhoc.com