Kiến thức, thực hành và mong muốn điều trị ma túy tổng hợp ở bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ma túy tổng hợp tại Hà Nội năm 2018

Kiến thức, thực hành và mong muốn điều trị ma túy tổng hợp ở bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ma túy tổng hợp tại Hà Nội năm 2018

Kiến thức, thực hành và mong muốn điều trị ma túy tổng hợp ở bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ma túy tổng hợp tại Hà Nội năm 2018.Đại dịch ma túy đã và đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới và là nguyên nhân chính gây ra đại dịch HIV/AIDS. Đại dịch kép “ma túy và HIV/AIDS” ở Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nề đến từng cá nhân, gia đình, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và trật tự, an toàn xã hội của đất nước [1-2].

Tại Việt Nam, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone bắt đầu được nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996 đến năm 2002. Tính đến tháng12 năm 2017, đã có 294 cơ sở điều trị hoạt động và gần 52.818 bệnh nhân tham gia vào chương trình này [3]. Chương trình Methadone đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm số ca nhiễm HIV mới trong nhóm người sử dụng heroin, giảm tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp và tác động tích cực sức khỏe của bệnh nhân cũng như an ninh xã hội [4]. Mặc dù vậy, những thành công của chương trình đem lại đang đứng trước nguy cơ do vấn nạn sử dụng chất kích thích dạng amphetamine (ATS), đặc biệt là chất kích thích methamphetamine dạng tinh thể (hàng đá) gây ra. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của hành vi dùng ATS trong nhóm người sử dụng ma túy trong thập kỷ vừa qua [5]. Thống kê mới đây
nhất cho thấy có tới gần 40% số bệnh nhân đang điều trị methadone sử dụng đá [6]. Việc sử dụng hàng đá trong nhóm người sử dụng ma túy có liên quan tới việc bệnh nhân không tham gia điều trị methadone mặc dù loại hình điều trị này đang được cải thiện tính sẵn có tại cộng đồng [6]. Việc sử dụng ATS làm tăng lên các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: làm cho người sử dụng có tần suất hoạt động tình dục cao và tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục[7]. Việc sử dụng chất gây nghiện này đồng thời có liên quan tới việc tuân thủ điều trị thuốc kháng virus trong nhóm bệnh nhân dương tính với HIV đang được điều trị và góp phần gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần. Việc2 thiếu các chiến lược đối phó hiệu quả với tình trạng này tại các cơ sở điều trị methadone đã dẫn đến việc gia tăng số bệnh nhân điều trị methadone bị chấm dứt điều trị theo quy định của pháp luật khi có xét nghiện dương tính với ma túy [8] và chính từ đây làm gián đoạn quá trình điều trị methadone của họ.
Liên quan đến các chiến lược hiệu quả trong việc giảm sử dụng hàng đá, phần lớn các nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng Liệu pháp Nhận thức Hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT), Quản lý hành vi tích cực (Contingency management – CM), Sàng lọc, Can thiệp ngắn và Chuyển gửi điều trị (Screening, Brief Intervention and Referral to Treatment – SBIRT) và sử dụng
tin nhắn điện thoại.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu trên Thế giới, đặc biệt tại Việt Nam liên quan tới việc sử dụng ma túy tổng hợp trong các bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone và mong muốn của bệnh nhân về điều trị ma túy tổng hợp và các yếu tố liên quan. Một số nghiên cứu trên Thế giới chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến hành vi tiêm chích ma túy, sử dụng các chất gây nghiện, hành vi quan hệ tình dục, các đặc điểm cá nhân, xã hội, các yếu tố liên quan đến tâm lý của của người sử dụng ma túy… có liên quan tới mong muốn tham gia điều trị lạm dụng các chất gây nghiện của họ.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành và mong muốn điều trị ma túy tổng hợp ở bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ma túy tổng hợp tại Hà Nội năm 2018”, với các với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng ATS và mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018

MỤC LỤC Kiến thức, thực hành và mong muốn điều trị ma túy tổng hợp ở bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ma túy tổng hợp tại Hà Nội năm 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………….. i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………….. v
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………vi
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM …………………………………………………………………. 3
1.1.1. Chất gây nghiện…………………………………………………………………………… 3
1.1.3. Ma túy tổng hợp dạng amphetamine (ATS) ……………………………………. 3
1.1.4. Chất dạng thuốc phiện (CDTP)……………………………………………………… 3
1.1.5. Khái niệm về nghiện chất……………………………………………………………… 3
1.1.5. Khái niệm về người nghiện CDTP…………………………………………………. 3
1.1.6. Khái niệm về điều trị thay thế……………………………………………………….. 4
1.2. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC
PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI VIỆT NAM …………………… 4
1.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ATS VÀ CÁC NGUY CƠ VỀ SỨC KHỎE 7
1.4. CÁC NGUY CƠ SỨC KHỎE CỦA VIỆC SỬ DỤNG ATS ………….. 13
1.4.1. Nguy cơ khi dùng chung ATS với các loại ma túy khác …………………. 13
1.4.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV và các tác hại liên quan tới tiêm chích
methamphetamine ………………………………………………………………………………. 14
1.4.3. Sử dụng methamphetamine và hành vi tình dục nguy cơ………………… 15
1.4.4. Sử dụng methamphetamine: tác dụng tiềm ẩn lên suy nghĩ, hành vi và
điều trị HIV ……………………………………………………………………………………….. 16
1.4.5. Các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan tới sử dụng methamphetamine
…………………………………………………………………………………………………………. 16
1.4.5.1. Rối loạn tâm trạng do methamphetamine………………………… 16
1.4.5.2. Loạn thần và mê sảng …………………………………………………… 17iii
1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MONG MUỐN CAN THIỆP LẠM
DỤNG ATS ………………………………………………………………………………………. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 21
2.1.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu……………………………………………………. 21
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………… 21
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………….. 21
2.2. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….. 21
2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………….. 21
2.4. Quy trình chọn mẫu……………………………………………………………………. 22
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………….. 23
2.5.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 23
2.5.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………….. 24
2.6. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu……………………………………………….. 24
2.7. Các biến số nghiên cứu (Phụ lục I)………………………………………………. 26
2.8. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………… 26
2.8.1. Kỹ thuật và bộ công cụ thu thập số liệu………………………………………… 26
2.8.2. Nghiên cứu viên, giám sát viên……………………………………………………. 26
2.9. Quy trình thu thập số liệu …………………………………………………………… 27
2.10. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 27
2.10. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………. 29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 29
3.1.1. Các thông tin chung …………………………………………………………………… 29
3.1.2. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện……………………………………………… 33
3.2. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng ATS và mong muốn điều trị lạm
dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội
năm 2018. …………………………………………………………………………………………. 37iv
3.2.1. Thực hành sử dụng ATS …………………………………………………………….. 37
3.3. Mục tiêu 2: Mô tả các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị lạm
dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội
năm 2018. …………………………………………………………………………………………. 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………. 56
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………………………………….. 56
4.1.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………………………. 56
4.1.2. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện……………………………………………… 59
4.2. Thực trạng sử dụng ATS và mong muốn điều trị lạm dụng ATS của
các bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ATS tại thành phố Hà Nội
năm 2018 ………………………………………………………………………………………….. 61
4.3. Các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các
bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ATS tại thành phố Hà Nội năm
2018………………………………………………………………………………………………….. 68
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 73
1. Thực trạng sử dụng ATS và mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các
bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ATS tại thành phố Hà Nội năm
2018………………………………………………………………………………………………….. 73
1.1. Thực trạng sử dụng ATS của các bệnh nhân methadone có sử dụng
ATS tại thành phố Hà Nội năm 2018 …………………………………………………. 73
1.2. Mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các bệnh nhân methadone có
dử dụng ATS tại thành phố Hà Nội năm 2018……………………………………. 75
2. Các yếu tố liên quan đến mong muốn can thiệp lạm dụng ATS của các
bệnh nhân methadone có sử dụng ATS tại thành phố Hà Nội năm 2018 75
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………. .
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………. .v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. 1. Tỉ lệ sử dụng ATS trong nhóm phụ nữ bán dâm tại Hà Nội, …. 12
Biểu đồ 1. 2. Tỉ lệ tỉ lệ sử dụng ma túy tổng hợp trong MSM tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh năm 2014……………………………………………………………………….. 13
Biểu đồ 3. 1. Mức độ mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng rượu .. 34
Biểu đồ 3. 2. Mức độ mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử heroin …….. 36
Biểu đồ 3. 3. Hiểu biết về các loại ma túy tổng hợp………………………………… 38
Biểu đồ 3. 4. Tình hình sử dụng ma túy tổng hợp …………………………………… 39
Biểu đồ 3. 5. Tuổi lần đầu sử dụng các loại ma túy tổng hợp …………………… 40
Biểu đồ 3. 6. Sử dụng ma túy tổng hợp trong 90 ngày qua ………………………. 43
Biểu đồ 3. 7. Mô tả mong muốn của bệnh nhân về phương thức sàng lọc để
điều trị ATS……………………………………………………………………………………….. 49
Biểu đồ 3. 8. Mô tả mong muốn của bệnh nhân về cán bộ y tế (CBYT) sàng
lọc để điều trị ATS (trong số bệnh nhân mong muốn sàng lọc trực tiếp)……. 50vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………………………… 29
Bảng 3.2. Những người số chung với đối tượng nghiên cứu…………………….. 31
Bảng 3.3. Hỗ trợ từ vợ/chồng/bạn tình/bạn bè/người thân trong điều trị
methadone …………………………………………………………………………………………. 31
Bảng 3.4. Số năm tham gia điều trị methadone ………………………………………. 32
Bảng 3. 5. Kì thị liên quan đến điều trị Methadone…………………………………. 32
Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng rượu/bia …………………………………………………… 33
Bảng 3.7. Số năm sử dụng heroin …………………………………………………………. 35
Bảng 3.8. Đặc điểm sử dụng heroin………………………………………………………. 35
Bảng 3. 9. Tuổi lần đầu nghe nói đến ma túy tổng hợp……………………………. 37
Bảng 3. 10. Đặc điểm lần đầu tiên sử dụng ma túy tổng hợp ……………………. 40
Bảng 3.11. Số năm sử dụng Crystal Meth – ma túy đá ……………………………. 42
Bảng 3. 12. Đặc điểm sử dụng ma túy tổng hợp trong 90 ngày qua…………… 44
Bảng 3. 13. Trung bình số ngày sử dụng ma túy tổng hợp trong 90 ngày qua
…………………………………………………………………………………………………………. 46
Bảng 3. 14. Các hành vi nguy cơ sau khi sử dụng ma túy tổng hợp trong 90
ngày qua ……………………………………………………………………………………………. 46
Bảng 3.15. Kết quả sàng lọc theo thang do ASSITS ……………………………….. 47
Bảng 3. 16. Tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến………………………….. 48
Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị ATS của các bệnh
nhân methadone………………………………………………………………………………….. 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011). Báo cáo công tác cai nghiện ma tuý tại Việt Nam thời gian qua, Hà Nội.
2. Đào Thị Minh An, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Ái Kim Anh và cộng sự (2015). “Xác suất bỏ trị theo thời gian và yếu tố ảnh hưởng tới bỏ trị ở những bệnh nhân điều trị cai nghiện tại 6 cơ sở điều trị Methadone tỉnh Thái Nguyên ”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 10 (170), 259-267.
3. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2017). Báo cáo công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm 2018, Hà Nội.
8. Chính phủ (2016). Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2012). Tài liệu tham khảo Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 3140/QĐ-BYT, Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, Hà Nội.
12. The College of Physicians of Ontario (2005). Methadone maintenance guidelines,13. Bộ y tế (2017). Báo cáo triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Hà Nội.
14. H. Đ. Cảnh, N. T. Long và Nguyễn Văn Hưng (2013). Đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009-2011). Tạp chí Y học Việt Nam, 409, 7-13.
15. Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2016). Báo cáo tóm tắt tình hình công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác năm 2016, Hà Nội.
16. Phan Thị Mỹ Hạnh (2018). Bài trình bày “Thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp tại việt nam”, Hội thảo Triển khai can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) ngày 11-12/6/2018 tại Hà Nội.
30. Bộ Y tế (2015). Kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trong các nhóm nguy cơ cao tại Việt Nam năm 2014, Hà Nội.
31. Vũ Thị Thu Nga1, Lê Minh Giang2, CN. Bùi Minh Hảo3 và cộng sự (2011). Thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y tế công cộng, 21(21), 44-49.
32. Bộ Y tế (2016). Báo cáo số 145/BC-BYT ngày 07/3/2016 về công tác phòng, chống HIV năm 2015 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Hà Nội.
41. Sở Y tế Hà Nội (2018). Báo cáo Công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017, Hà Nội.
42. Phạm Thị Đào*, Trần Thanh Thuỷ, Lê Thành Chung và cộng sự (2015). Kiến thức, thái độ và thực trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp tại thành phố Đà Nẵng, năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170), 115-126.
43. T. V. Hoang (2013). Hiệu quả điều trị Methadone lên sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống và tái hòa nhập công đồng trong những người nghiện chích ma túy tại Việt Nam, Hà Nội.,44. N. T. M. T. v. C. sự (2015). Một số đặc điểm xã hội và sử dụng ma túy của bệnh nhân mới điều trị Methadone tại Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV (số 10 (170) 2015), 268-278.
45. N. H. Anh, T. V. Hải, N. M. Sang và cộng sự (2015). Thực trạng sử dụng Methamphetamine và các yếu tố liên quan trên nhóm nam bán dâm đồng tính tại ba thành phố của Việt Nam năm 2011. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt, 300.
46. P. T. Đào (2012). Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, Số 1,
47. Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2013). Báo cáo tổng kết công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý mại dâm năm 2013,
48. H. Đ. Cảnh và N. T. Long (2013). Một số đặc điểm của người nghiện ma túy (các chất dạng thuốc phiện) trước khi tham gia điều trị Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Y học dự phòng, Tập XXIII (Số 6 (142)),
50. T. T. Điệp, H. T. Hiền và L. M. Giang (10.2015). Thực trạng và động cơ đồng sử dụng heroin và ma túy tổng hợp dạng Amphetamine tại ba thành phốlớn ở Việt Nam. Tạp chí Y tế công cộng, Số 37, 27-33.
53. K. Huệ (2010). Tình hình sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện ở đối tượng tiêm chích ma tuý tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thực hành, (245-252.2), 742-743

Leave a Comment