Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng, năm 2015
Luận văn Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng, năm 2015.Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, do nhóm vi rút đường ruột gây ra. Bệnh TCM có thể biến chứng gây nguy hiểm ở trẻ [5][6][46]. Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu và đang là vấn đề y tế công cộng nổi cộm rất được xã hội quan tâm.
Mỹ Tú là huyện có tỷ lệ trẻ mắc TCM cao nhất của Sóc Trăng trong các năm[38], nhằm cung cấp các thông tin cho xây dựng chương trình can thiệp phòng chống TCM cho trẻ tại địa phương, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang trong thời gian từtháng 1-8/2015 với2mụctiêu: (1) Mô tảkiếnthức, thựchành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng năm 2015 và (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng TCM của các bà mẹ trên. Đãcó 272 bà mẹ có con dưới 5 tuổiở 3 xã được chọn bằng phương pháp chọn mẫu qua 2 giai đoạn tham gia nghiên cứu. Các bà mẹ được phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình bằng phiếu phỏng vấn có cấu trúc. Số liệu được nhập bẳng phần mềm Epidata 3.1 và quản lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 19.0. Các kỹ thuật phân tích mô tả và phân tích mối liên quan đơn biến, đa biến đã được sử dụng.
Kết quả cho thấy kiến thức chung và thực hành của bà mẹ về phòng TCM còn thấp. Nhiều bà mẹ có hiểu biết sai, cho là: TCM không tái phát ở trẻ (64%), đã có vắc xin phòng TCM (25%). Có tới 82,4% bà mẹ không biết tác nhân gây bệnh và 22,8% không biết đường lây bệnh TCM; chỉ có 85,3% bà mẹ biết TCM có thể phòng được. Kiến thức về dấu hiệu mắc TCM của bà mẹ tương đối tốt, 62,5% mẹ biết trẻ có dấu hiệu sốt kèm mệt mỏi, 84,6% mẹ cho là trẻ có nổi nốt phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân… Thực hành của bà mẹ về phòng TCM chưa tốt: tỷ lệ bà mẹ có RTVXP cho mẹ khi chăm sóc trẻ và RTVXP cho trẻ là cao (87,5%; 90%), nhưng RTVXP vào từng thời điểm cần thiết cho mẹ và trẻ là chưa thường xuyên (<50%). Tỷ lệ mẹ có dùng xà phòng lau rửa đồ chơi của trẻ và lau chùi sàn nhà hàng ngày là thấp (21%; 29,8%); thực hiện VSMT tại hộ gia đình để phòng bệnh TCM chưa đạt.
Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan: giữa dân tộc, trình độ học vấn, thu nhập bình quân và tiền sử có con đã mắc TCM với kiến thức phòng bệnh; giữa dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ với thực hành phòng bệnh TCM.
Từ nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị: Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, hướng dẫn phòng TCM để thay đổi kiến thức và thực hành của các bà mẹ. Bà mẹ cần thường xuyên RTVXP cho mẹ và trẻ, thường xuyên dùng chất sát khuẩn vệ sinh đồ chơi, đồ dùng, sàn nhà và nhất là thực hiện tốt VSMT tại gia đình.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây truyền đường “phân-miệng” và tiếp xúc trựctiếp,lâytừ ngườisangngười, bệnh thườnggặpở trẻ em vàdễ gây thành dịch lớn, gây bởi nhóm vi rút đường ruột enterovirus gồm CA16 và EV71[13] [48][53]. Bệnh tay chân miệng được phát hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt ở châu Á đã xảy ra các vụ dịch lớn với số mắc, tử vong do bệnh TCM gia tăng và đang trở thành vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. WHO khuyến cáo cho rằng bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp phải được thông báo [48]. Trong thập niên qua đã có báo cáo nhiều vụ bùng phát dịch TCM ở các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Những nước châu Á ghi nhận có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Macao, Đài Loan và Việt Nam [32][35].
Tại Việt Nam, bệnh TCM xuất hiện quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12 hàng năm [5][48]. Bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh [13][48], trẻ nhỏ thường có xu hướng có các triệu chứng nặng hơn. Bệnh TCM thường ở dạng nhẹ và gần như các bệnh nhân phục hồi sau 7¬10 ngày, hiếmgặpbiếnchứngtrừ khi bị nhiễmEV71 cóthểgây biếnchứng nặng, đặc biệt ở trẻ em có thể gặp viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi… và dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hay vắc xin phòng bệnh. Tại hộ gia đình nông thôn, mẹ là người chăm sóc trẻ chính và gần gũi với trẻ nhất. Hiểu biết của người mẹ về sức khỏe, bệnh tật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con. Chỉ khi người mẹ có kiến thức tốt mới có biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, khoa học nhất và giảm khả năng mắc bệnh ở trẻ. Mặt khác chỉ khi mẹ có kiến thức tốt và có kỹ năng thực hành tốt mới có thể xử trí tốt khi trẻ mắc bệnh và tránh lây bệnh. Kiến thức và kỹ năng thực hành của bà mẹ về phòng bệnh TCM được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống bệnh TCM cho trẻ nhỏ.
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, nằm cuối lưu vực sông Mê Kông, bệnh TCM xuất hiện quanh năm, tính đến ngày 31/12/2014, cả tỉnh ghi nhận 2.934 ca mắc, tăng 1.142 ca so năm 2013 (1.792 ca), trong đó huyện Mỹ Tú có số ca bệnh cao nhất tỉnh là 557 ca, tăng 411 ca so với năm 2013, với tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bệnh TCM chiếm 97% trên số ca bệnh trong huyện. Có thể nói ở Mỹ Tú, TCM là bệnh truyền nhiễm mới nổi nên cộng đồng nói chung và bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng còn thiếu nhiều thông tin, dẫn đến việc thực hành phòng bệnh chưa tốt.
Bệnh TCM diễn biến phức tạp, thu hút sự quan tâm và chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ, ngành Y tế, cùng sự lo lắng của người dân, tuy nhiên đến nay tại Sóc Trăng vẫn chưa có nghiên cứu về bệnh TCM. Để giúp cho ngành y tế địa phương có cơ sở trong xây dựng chương trình truyền thông, can thiệp phòng bệnh TCM cho phù hợpvà hiệu quả,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiêncứu:“Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng, năm 2015”.
Kết quả từ nghiên cứu được kỳ vọng sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chương trình truyền thông, hướng dẫn can thiệp phòng, chống TCM cho trẻ tại địa phương, vì vậy chúng tôi chọn chủ đích 3 xã (Mỹ Hương, Mỹ Tú, Mỹ Thuận) có tỷ lệ ca mắc bệnh TCM cao nhất của huyện Mỹ Tú trong năm 2014 (Bảng 1.1) và việc lựa chọn này cũng phù hợp với nguồn lực hạn chế của học viên dành cho nghiên cứu.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng, năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1.Đào ThịHảiAnh,VũHồngNga, NguyễnThịHiềnThanh, Lê ThịQuỳnh
Mai (2011), Dịch tễ học phân tử virus đường ruột týp 71 lưu hành ở Việt Nam, 2005-2008. Tạp chí Y học dự phòng, 21 (03), 2011, tr. 78-84, Hà Nội.
2. Đặng Quang Ánh (2013), “Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan đến thực hành phòng, chống bệnh tay-chân-miệng của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nang năm 2013”. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2008), “Hướng dẫn giám sát và phng chống bệnh tay chân miệng” (kèm theo Quyết định số 1742/QĐ-BYT ngày 19/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
4. Bộ Y tế (2011), Báo cáo đánh giá tình hình bệnh tay chân miệng năm 2011 và tăng cường các biện pháp phòng chống. Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay-chân-miệng” (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng” (ban hành
kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ Y tế), Hà Nội.
7.Bộ Ytế(2012),Dịchtễ học cácbệnhtruyềnnhiễm phổ biến,Nhà xuấtbản Y
học, tr. 67-73, Hà Nội.
8.Bộ Y tế (2012), Báo cáo tình hình tay chân miệng và các biện pháp đã triển khai..
9. Cục Y tế dự phòng (2009), Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm. tr. 229¬235. Hà Nội.
10. Cục Y tế dự phòng (2014), Báo cáo tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch bệnh tuần 27/2014, Hà Nội. Số 718/BC-DP, ngày 11/7, tr. 1- 2.
11. Đoàn Thị Ngọc Diệp và các cộng sự. (2008), “Nhận xét đặc điểm bệnh nhi tay chân miệng tử vong Bệnh viện Nhi Đồng I, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 12(1), tr. 17-21.
12. Trần Thị Anh Đào, Phạm Thanh Hải và cộng sự (2012), “Kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, năm 2012”. Trường Đại học Y Dược Huế, thành phố Huế.
13. Nguyễn Thành Đông và Hà Văn Như (2011), “Tổng quan về đặc điểm dịch tễ
học và biện pháp phòng chống bệnh TCM”. Y học thực hành. 12(798), tr. 81-85.
14.Đinh Sỹ Hiền (2006). “Enterovirus 71, nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng”. Tập san Y học dự phòng -Viện Pasteur Nha Trang, Nha Trang.
15. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2011), Báo cáo khảo sát sơ bộ về bệnh tay chân miệng. tr.7-16, Việt Nam.
16. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến bênh tay chân miệng tại khu vực miền Trung năm 2008-2009”. Nha Trang.
17. Trần Đỗ Hùng và cộng sự (2012). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng, Cần Thơ, năm 2011”. Y học thực hành (816) số 4/2012, tr. 31-35.
18. Trịnh Quân Huấn (2011), “ Virus gây bệnh Tay-chân-miệng”, Tạp chí Sức khỏe & Kiểm soát dịch bệnh. (01), tr. 10-11; 22-23; 34-35, Cục Y tế dự phòng, Hà Nội.
19. Trịnh Quân Huấn (2012), “Phòng chống dịch Tay-chân-miệng ở trường học”, Tạp chí Sức khỏe & Kiểm soát dịch bệnh.(02), tr.6-9, Cục Y tế dự phòng, Hà Nội.
20.Trần Ngọc Hữu và cộng dự (2012) “Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành khu vực phía Nam từ năm 2005-2011”. Tập san Y học – Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Trần Ngọc Hữu (2012), Tình hình bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam. Hội thảo bệnhTay-chân-miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1,thành phố Hồ Chí Minh.
22.Trần Triêu Ngõa Huyến và cộng sự (2012) “Khảo sát ban đầu về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại cộng đồng, năm 2012”. Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe cộng đồng – Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, TP.HCM.
23. Trương Hữu Khanh (2006). “Bệnh Tay-Chân-Miệng bệnh viện Nhi Đồngl, thành phố Hồ Chí Minh”. Tập san YTDP Viện Pasteur Nha Trang. Số 1/2006.
24. Trương Hữu Khanh (2012), Cập nhật bệnh tay-chân-miệng. Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Phan Trọng Lân, Lê Thị Thanh Hương, Trần Hữu Quang (2013), “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng, chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2013”. Y học Việt Nam, tháng 6- Số 1/2014, tr. 114-119. Hà Nội.
26. Phan Trọng Lân, Lê Thị Thanh Hương và cộng sự (2014), “Phân tích yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc chính cho trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2013”. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIV, số 5(154) 2014, tr. 52-57. Hà Nội.
27. Đỗ Thị Thùy Linh (2013), “ Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của giáo viên ở các trường mầm non tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 2013”. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
28.Phan Thị Tuyết Nga (2012), “Đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan tới bệnh tay-chân-miệng tại tỉnh Đăk Lăk, năm 2011”. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
29. Cao Thị Thúy Ngân (2012), “ ‘Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con <3 tuổi tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 2012”. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường ĐHYTCC, HN.
30. Vũ Xuân Nghĩa, Nguyễn Thanh Việt, Phạm Đức Minh và cộng sự (2012), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Realtime-PCR HRM phát hiện tác nhân gây bệnh Tay-chân-miệng”. Tạp chí Y học thực hành, 807 (02), Hà Nội.
31. Trương Thị Chiết Ngự, Đoàn Thị Ngọc Diệp và Trương Hữu Khanh (2007), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng I, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 1(13), tr. 219-223.
32. Tạp chí Y học dự phòng (2013), Dịch bệnh tay-chân-miệng năm 2013. Số 8/2013, cập nhật ngày 10/01/2014, truy cập tại trang web: http://www.tapchivhocduphong.vn/vi/tin-tuc/thong-bao-dich/2014/01/81E21045/
dich-benh-tay-chan-mieng-nam-2013/.
33. Chế Đoan Thanh và cộng sự (2008), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Immoglobulin trên bệnh nhân tay chân miệng tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng II, năm 2008”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 12(4), tr.24-30.
34.Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), Kiểm soát dịch Tay-chân-miệng trong trường học ở quận 11, Hội thảo bệnh Tay-chân-miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Thị Kim Tiến, Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011). “Đặc
điểm dịch tễ học-vi sinh học bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam, 2008-2010”. Tạp chí Y học thực hành, 6(767), tr.3-6. Truy cập ngày 16/12/2014 tại trang web:http://vhth■vn/dac-diem-dich-te-hoc-%EF%BF%BD-vi-sinh-hoc-benh- tay-chan-mieng-tai-khu-vuc-phia-nam-2008-2010 t2652.aspx
36.Nguyễn Minh Tiến (2012), Tử vong do bệnh Tay-chân-miệng: Bệnh cảnh và các
yếu tốcảnhbáo,HộithảobệnhTay-chân-miệngtạiBệnh viện Nhi Đồng1,
Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Võ Thị Tiến và cộng sự (2012), “Kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng tại Bệnh viên đa khoa Tiền Giang, năm 2012”. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 16. Số 4/2012, tr. 83-86.
38.Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sóc Trăng (2014), Báo cáo công tác Y tế dự
phòng năm 2014 và định hướng hoạt động công tác Y tế dự phòng năm 2015. Tháng 01/2015, tỉnh Sóc Trăng.
39. Phan Văn Tú, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trương Hữu Khanh, cộng sự (2005),
Nhiễm Enterovirus 71 ở bệnh nhân có hội chứng Tay-chân-miệng ở thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
40. Phan Văn Tú và cộng sự (2007), Dịch tễ học bệnh Tay-chân-miệng. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
41.Phan Văn Tú (2009). Bệnh Tay-chân-miệng. Tập san Y học -Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2009.
42. Nguyễn Thị Vy Uyên (2012), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh Tay- chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
43.ViệnPasteur Thành phốHồChí Minh (2011),Tổngkếthoạtđộngphòng
chống dịch tại khu vực phía Nam năm 2011. Thành phố Hồ Chí Minh.
44.ViệnPasteur Thành phốHồChí Minh (2012),Tổngkếthoạtđộngphòng
chống dịch tại khu vực phía Nam năm 2012. Thành phố Hồ Chí Minh.
45. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Tài liệu tập huấn tăng cường giám sát bệnh Tay-chân-miệng ở khu vực phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Đỗ Châu Việt (2012), Một số kinh nghiệm trong xử trí bệnh Tay-chân-miệng nặng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh.
47. Hà Vinh (2012), Những hiểu biết gần đây về dịch tễ học bệnh Tay-chân-miệng Bệnh viện Nhiệt đới.L.
48.WHO, Văn phòng Việt Nam (2013), Châu Á-Thái Bình Dương WPRO (2014). Bệnh tay chân miệng. Cập nhật ngày 02/12/2014. Truy cập ngày 15/12/2014 tại
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨUvii
ĐẶT VẤN ĐỀ1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU4
1.1. Bệnh Tay-Chân-Miệng4
1.1.1.Khái niệm chung về bệnh Tay-Chân-Miệng4
1.1.2.Lịch sử bệnh và tác nhân gây bệnh Tay-Chân-Miệng4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh Tay-Chân-Miệng6
1.2.1. Nguồn truyền và phương thức lây truyền bệnh6
1.2.2. Các dấu hiệu, triệu chứng6
1.2.3. Chẩn đoán và biến chứng7
1.2.4.Tính cảm nhiễm với phụ nữ có thai7
1.2.5.Đặc điểm mắc bệnh theo tuổi và tính miễn dịch của bệnh8
1.2.6.Đặc điểm mắc bệnh theo giới tính8
1.2.7. Phân bố bệnh theo mùa8
1.3. Các can thiệp phòng, chống bệnh Tay-Chân-Miệng9
1.3.1. Các biện pháp chung9
1.3.2. Nguyên tắc phòng bệnh và biện pháp xử lý dịch bệnh cụ thể10
1.4. Tình hình bệnh Tay-Chân-Miệng trên Thế giới và ở Việt Nam12
1.4.1.Tình hình bệnh Tay-Chân-Miệng trên thế giới và khu vực12
1.4.2.Tình hình bệnh Tay-Chân-Miệng ở Việt Nam14
1.4.3.Tình hình bệnh Tay-Chân-Miệng trong tỉnh Sóc Trăng15
1.5. Các nghiên cứu về KAP và yếu tố liên quan về bệnh Tay-Chân-Miệng 17
1.5.1.Các nghiên cứu về KAP và yếu tố liên quan về bệnh TCM trongkhu vực17
1.5.2.Các nghiên cứu KAP và yếu tố liên quan về phòng bệnh TCM ởViệtNam18
1.6. Sơ đồ khung lý thuyết21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu23
2.1.2. Thời gian và địa điểm23
2.2. Thiết kế nghiên cứu23
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu23
2.3.1.Cỡ mẫu23
2.3.2.Chọn mẫu24
2.4.Điều tra viên, giám sát viên24
2.4.1.Điều tra viên24
2.4.2.Giám sát viên24
2.4.3.Người dẫn đường25
2.5. Qui trình thu thập số liệu25
2.5.1. Chuẩn bị cho nghiên cứu25
2.5.2. Các bước tiến hành thu thập số liệu25
2.6.Công cụ và phương pháp thu thập số liệu26
2.7.Biến số và định nghĩa biến (Phụ lục 2)26
2.8.Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành27
2.8.1. Các khái niệm27
2.8.2. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành27
2.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu28
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu28
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU30
3.1.Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu30
3.2.Kiến thức về bệnh, phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của bà mẹ33
3.3.Thực hành về phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của bà mẹ40
3.4.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chânmiệngcủa
bà mẹ 48
3.4.1.Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và kiến thức về bệnh TCM48
3.4.2.Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và thực hành phòng bệnh TCM ..50
3.4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của bà mẹ51
3.4.4. Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN55
4.1. Kiến thức về bệnh, phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của bà mẹ55
4.2.Thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ của bà mẹ62
4.3.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM66
4.4. Hạn chế của nghiên cứu69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN71
KHUYẾN NGHỊ72
TÀI LIỆU THAM KHẢO73
PHỤ LỤC:78
Phụ lục 1: TÌNH HÌNH BỆNH TCM TẠI CÁC HUYỆN, THỊ, THÀNH TRONG TỈNH
SÓC TRĂNG78
Phụ lục 2: BIẾN SỐ VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN79
Phụ lục 3: THỬ NGHIỆM VÀ QUI ĐỊNH THU THẬP SỐ LIỆU84
Phụ lục 4: BỘ CÔNG CỤ PHỎNG VẤN85
Phụ lục 5: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM96
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình mắc bệnh TCM tại các xã của huyện Mỹ Tú năm 2014 16
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của bà mẹ (n= 272)30
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của trẻ dưới 5 tuổi 31
Bảng 3.3. Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết bệnh TCM và những dấu hiệu
chuyển bệnh nặng ở trẻ (n=272) 35
Bảng 3.4. Kiến thức của ĐTNC về đường lây truyền bệnh TCM (n=272)36
Bảng 3.5. Kiến thức của ĐTNC về khả năng phòng bệnh TCM cho trẻ 38
Bảng 3.6. Kiến thức của ĐTNC về chọn nơi đưa trẻ đến điều trị TCM và khả năng tái
phát bệnh TCM ở trẻ em (n=272)39
Bảng 3.7. Thực hành về rửa tay và sử dụng dung dịch khử trùng hàng ngày41
Bảng 3.8. Thực hành về lau rửa vệ sinh đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ43
Bảng 3.9. Thực hành về vệ sinh môi trường (đồ dùng, chất thải…) 44
Bảng 3.10. Thực hành của ĐTNC về vệ sinh ăn uống cho trẻ46
Bảng 3.11. Tổng hợp điểm kiến thức, thực hành về phòng bệnh TCM của bà mẹ47
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến điểm kiến thức về bệnh TCM của mẹ48
Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến điểm thực hành phòng bệnh TCM của mẹ ..50 Bảng 3.14. Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan đến
kiến thức về TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi52
Bảng 3.15. Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng bệnh TCM cho trẻ của các bà mẹ53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh TCM (n=260)32
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin mong muốn được nhận về bệnh TCM (n=255) 32
Biểu đồ 3.3. Tác nhân chính gây bệnh TCM33
Biểu đồ 3.4. Lứa tuổi thường gặp nhất mắc bệnh TCM33
Biểu đồ 3.5. Thời điểm xuất hiện (xảy ra) bệnh TCM trong năm34
Biểu đồ 3.6. Kiến thức về bệnh TCM có thể gây biến chứng nặng và bệnh TCM có thể
gây tử vong ở trẻ (n=272) 37
Biểu đồ 3.7. Kiến thức về Vắc xin tiêm phòng bệnh TCM và Thuốc đặc trị bệnh TCM
(n=272)37
Biểu đồ 3.8. Kiến thức biết về dung dịch khử trùng/chất tẩy rửa phòng bệnh39
Biểu đồ 3.9. Kiến thức biết về biện pháp xử lý khi nghi trẻ mắc TCM40
Biểu đồ 3.10. Thực hành của ĐTNC về RTVXP và khử trùng tay hàng ngày40
Biểu đồ 3.11. Thực hành của ĐTNC về vệ sinh cho trẻ hàng ngày42
Biểu đồ 3.12. Thực hành của ĐTNC về thời điểm RTVXP cho trẻ trong ngày 42
Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa điểm kiến thức về TCM và điểm thực hành phòng
bệnh TCM cho trẻ của mẹ 51
Biểu đồ 1.1. Tình hình mắc bệnh TCM/100.000 dân tại các huyện năm 2013-2014.78 Biểu đồ 1.2. Tình hình mắc, chết do bệnh TCM tại huyện Mỹ Tú (2010-2014) 78
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất