Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng, chống bệnh Tay chân miệng của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội năm 2013
Luận văn Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội năm 2013.Trong những gần đây, bệnh tay chân miệng (TCM) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh TCM chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, phương châm phòng, chống bệnh hiệu quả là cung cấp kiến thức để thay đổi hành vi của người chăm sóc trẻ. Nghiên cứu về bệnh TCM tập trung chủ yếu về bệnh cảnh, lâm sàng và dịch tễ học. Có rất ít các nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc trẻ, đặc biệt tại các khu vực ngoại thành của thành phố.
Xã Lệ Chi là xã có tỷ lệ mắc bệnh TCM cao nhất so với các xã thuộc huyện Gia Lâm trong những năm qua. Bệnh TCM tiếp tục diễn biến phức tạp trên trên địa bàn xã Lệ Chi gây hoang mang cho cộng đồng dân cư. Để có cái nhìn cụ thể về hiểu biết và thực hành của người chăm sóc trẻ nhằm đưa ra những khuyến nghị xác đáng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng, chổng bệnh TCM của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm năm 2013; 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm năm 2013.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2013. Đối tượng nghiên cứu là người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi. Đây là nghiên cửu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp định lượng, số liệu thu thập qua phỏng vấn cá nhân và được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 37,2% ĐTNC có kiến thức phòng, chống bệnh TCM không đạt và 54,8% ĐTNC thực hành phòng chống TCM không đạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp, kiến thức và thực hành của ĐTNC trong phân tích đơn biến và mô hình đa biến (p<0,001). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị đối với người chăm sóc trẻ: cần phải thực hiện rửa tay với xà phòng khi thay quần áo, tã lót có dính phân của trẻ; xử lý phân của trẻ đúng cách; không dùng chung đồ dùng đựng thức ăn của trẻ.
ĐẶT VẤN ĐÈ
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh TCM có mặt ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh TCM có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời [2].
Trong thập kỷ qua, số bệnh nhân mắc TCM tăng lên đã được ghi nhận ở nhiều nước. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh đã lan rộng ra nhiều quốc gia, bao gồm: Úc, Xinh-ga-po, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Mông cổ, Đài Loan, Bru-nây và Việt Nam [39]. Hiện nay bệnh TCM là một vấn đề quan tâm của y tế công cộng và là mối lo ngại của nhiều quốc gia [37],
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, trường hợp đầu tiên mắc bệnh TCM vào năm 2003, đến năm 2011 bệnh đã bùng phát trên phạm vi cả nước. Năm 2011, cả nước ghi nhận 113.121 trường hợp mắc TCM tại 63 tỉnh/thành phố, trong đó có 169 trường hợp tử vong [3]. Năm 2012, cả nước ghi nhận 157.654 trường họp mắc TCM, trong đó có 45 trường họp tử vong và tiếp tục diễn biến phức tạp. Tỷ lệ mắc và chết tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 5 [13], [6].
Hiện tại, bệnh TCM chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu [2], phương châm phòng, chống bệnh tập trung chủ yếu vào các can thiệp y tế công cộng [37], cắt đứt đường lây truyền. TCM là bệnh truyền nhiễm mới nổi nên cộng đồng còn thiếu nhiều thông tin, dẫn đến việc thực hành phòng chống bệnh không hiệu quả. Chỉ với việc rửa tay sạch bằng xà phòng cũng có thể phòng ngừa được nguy cơ gây bệnh lây nhiễm do bàn tay [7], Trên đối tượng trẻ em, việc vệ sinh phòng bệnh phụ thuộc vào người chăm sóc chính đối với trẻ. Tuy nhiên không phải người chăm sóc trẻ nào cũng có đủ kiến thức về bệnh để phòng chống và phát hiện sớm bệnh tay chân miệng, tránh những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có sự thiếu hụt giữa kiến thức và thực hành về phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc trẻ. Ví dụ: kết quả nghiên cứu tại huyện Dingtao, Tứ Xuyên, Trung Quốc cho thấy chỉ có 57,76% cha mẹ trẻ dưới 5 tuổi có kiến thức đạt về bệnh TCM [26]. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế tại 6 tỉnh/thành phố cũng chỉ ra tỷ lệ những người chăm sóc trẻ có hiểu biết đúng về phòng chổng bệnh TCM là khoảng 80,0%, trong khi đó thực hành phòng chống bệnh TCM chỉ đạt 60,0% [23]. Việc đánh giá được kiến thức, thực hành của những người chăm sóc chính đối với trẻ về phòng chống bệnh TCM, từ đó có cơ sở đưa ra các biện pháp phòng chống phù hợp, hiệu quả góp phần hạn chế tối đa mức độ lây lan cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh và giảm bớt sự lo lắng hoang mang của cộng đồng về bệnh TCM.
Năm 2011, tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội số trường hợp mắc TCM là 60 trên địa bàn 16/22 xã, thị trấn chiếm tỷ lệ 0,28% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2012, toàn huyện ghi nhận 81 trường hợp mắc TCM, chiếm 0,33% tổng số trẻ dưới 5 tuổi, phân bố tại 20/22 xã, thị trấn [18], [19],
Lệ Chi là xã đồng bằng thuộc huyện Gia Lâm, với tổng số dân là 11.650 người, trong đó số trẻ dưới 5 tuổi là 955. Theo báo cáo của Trạm Y tế xã, năm 2011 ghi nhận 03 trường hợp mắc TCM chiếm 0,3% tổng số trẻ dưới 5 tuổi [15]. Năm 2012, xã ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh TCM (tăng 4 lần so với năm 2011), chiếm 1,26% tổng số trẻ dưới 5 tuổi và là xã có tỷ lệ mắc bệnh TCM cao nhất so với 21 xã/thị trấn còn lại [16].
Với thực trạng bệnh TCM của huyện Gia Lâm nói chung và trên địa bàn xã Lệ Chi nói riêng, chúng tôi nhận thấy nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn xã và lan rộng ra khu vực khác là rất lớn. Mặt khác, cho đến nay các nghiên cứu về chủ đề trên hầu như chưa được quan tâm triển khai trong thực tiễn. Đặc biệt tại thành phố Hà Nội chưa có nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc chính trẻ dưới 5 tuổi tại các huyện ngoại thành. Để có cái nhìn cụ thể hơn về hiểu biết và thực hành của người chăm sóc trẻ nhằm có những khuyến nghị xác đáng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội năm 2013”.
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.Mô tả kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm năm 2013.
2.Phân tích một số yếu tổ liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc chính với trẻ dưới 5 tuổi tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm năm 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1742/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng.
2.Bộ Y tế (2011), Quyết định số 2554/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.
3.Bộ Y tế (2012), Đánh giá công tác phòng, chổng tay chân miệng năm 2011.
4.Bộ Y tế (2012), Quyết định số 581/QĐ-BYT về việc hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng.
5.Cục Y tế dự phòng (2011), Báo cáo Kế hoạch YTDP năm 2011 và định hướng đến 2015.
6.Cục Y tế dự phòng (2013), Báo cảo tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch năm 2012 và các giải pháp phòng, chống.
7.Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2008), Báo cáo đánh giá tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng và một sổ yếu tổ liên quan của các bà mẹ hiện chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi.
8.Nguyễn Thành Đông và Hà Văn Như (2011), “Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng, chống Tay – Chân – Miệng”, Y học thực hành. 798(12), tr: 81-85.
9.Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Kiến thức, thực hành rửa tay xà phòng của người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi và một sổ yếu tổ liên quan tại Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội năm 2010, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, ừ: 35-45.
10.Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2011), Báo cáo khảo sát sơ bộ về bệnh tay chân miệng, tr: 7-16.
11.Cao Thị Thúy Ngân (2012), Kiến thức, thải độ, thực hành phòng chổng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại phường Trung Liệt quận Đống
Đa Hà Nội năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. tr: 32-59.
12.Nguyễn Trọng Bình (2006), Bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng, dịch bệnh ở Việt Nam – những điều đáng lo ngại, truy cập ngày 05/5/2013, tại hang web: http://www.ykhoa.net/congtacvien/nguyentrongbinh/lomomlongmong. htm.
13.Cục Y tế dự phòng (2012), Báo cáo thống ké các bệnh truyền nhiễm năm
2012.
14.Lê Nam Trà (2011), Tổng quan về bệnh tay chân miệng do virus đường ruột EV71, Trường đại học Y Hà Nội.
15.Trạm y tế xã Lệ Chi (2011), Báo cáo kết quả hoạt động y tế xã Lệ Chi năm 2011.
16.Trạm y tế xã Lệ Chi (2012), Báo cáo kết quả hoạt động y tế xã Lệ Chi năm
2012.
17.Trung tâm nghiên cứu ứng dụng cấp nước và Vệ sinh môi trường (2008), Báo cáo đánh giá tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng và sự thay đổi kiến thức, thải độ, hành vi liên quan đến rửa tay bằng xà phòng trước và sau can thiệp.
18.Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm (2011), Báo cáo thống kẽ y tế huyện Gia Lâm 2011.
19.Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm (2012), Báo cáo thống kẽ y tế huyện Gia Lâm năm 2012.
20.Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2009), cẩm nang phòng chổng bệnh truyền nhiễm
21.Phan Văn Tú (2009), Bệnh tay chân miệng, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
22.ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 01/2011/QĐ- UBND về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn
2011 -2015.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẨN ĐỀ1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU4
1.1.Khái niệm về bệnh tay chân miệng4
1.2.Lịch sử bệnh tay chân miệng4
1.3.Đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM5
1.4.Lâm sàng và cận lâm sàng bệnh TCM6
1.5.Điều trị9
1.6.Các biện pháp phòng, chống11
1.7.Tình hình mắc bệnh TCM trên thế giới và Việt Nam14
1.8.Các nghiên cứu về TCM trên thế giới và Việt Nam17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu20
2.1.Đối tượng nghiên cứu20
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu20
2.3.Thiết kế nghiên cứu20
2.4.Phương pháp chọn mẫu20
2.5.Phương pháp thu thập số liệu22
2.6.Các biến số nghiên cứu23
2.7.Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá25
2.8.Phương pháp phân tích số liệu27
2.9.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu27
2.10.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu29
3.2. Kiến thức của NCSC trẻ trong phòng chống bệnh TCM32
3.3.Thực hành phòng chống bệnh TCM38
3.4.Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và kiến thức, thực hành41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN47
4.1.Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh TCM47
4.2.Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh TCM54
4.3.Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống TCM55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN57
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ59
TÀI LIỆU THAM KHẢO60
Phụ lục 1: Cây vấn đề
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn Phụ lục 3: Hướng dẫn đánh giá
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất