Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại Khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018

Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại Khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại Khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018.Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp trong lâm sàng, là bệnh lý hay gặp nhất trong số các bệnh tim mạch, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp trên thế giới từ 5 đến 30% dân số. Trên toàn thế giới năm 2000 có khoảng 972 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp (chiếm khoảng 20% ở người lớn) và ước tính đến năm 2025 sẽ có trên 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp (khoảng 29% ở người lớn) [2].
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp khoảng 15%-19% dân số [1]. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp còn gặp nhiều khó khăn, ngay cả khi đã có chẩn đoán thì việc tuân thủ điều trị và mức huyết áp kiểm soát thường không đạt yêu cầu. Hàng năm trên thế giới có tới 75% số bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị một cách có hiệu quả. Khi được điều trị tích cực và hiệu quả bệnh tăng huyết áp sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong, nếu giảm mỗi 10mmHg huyết áp tâm thu sẽ làm giảm tới 20-25% các biến cố tim mạch trầm trọng [3].


Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, bệnh tăng huyết áp sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề như các biến chứng về tim, não, thận, mắt, mạch máu… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội, nhất là khi bệnh nhân tăng huyết áp còn có thêm những yếu tố nguy cơ khác như béo phì, tiểu đường, bệnh thận, lười vận động và hút thuốc lá… Chính những yếu tố nguy cơ kèm theo này sẽ làm cho kết quả điều trị rất hạn chế, với tỷ lệ đạt được huyết áp mục tiêu rất thấp [19]. Những yếu tố nguy cơ này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh. Nhưng theo điều tra dịch tễ năm 2002 của Viện Tim mạch học Việt Nam, 77% người dân hiểu sai về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh; hơn 70% các trường hợp không biết cách phát hiện sớm và điều trị bệnh tăng huyết áp [10]. Do đặc thù về nhận thức, địa lý vùng miền khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cũng như việc kiểm soát điều trị tăng huyết áp là khác nhau. Do đó, việc đánh giá thực trạng về điều trị tăng huyết áp là rất quan trọng đối với từng bệnh viện để giúp đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát điều trị huyết áp tốt hơn.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu tuyến cuối của Quân đội có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân. Trong đó, Khoa Khám bệnh Cán bộ có chức năng khám, chữa bệnh ngoại trú cho cán bộ cao cấp trong Quân đội. Đây là những đối tượng có tuổi đời khá cao nên tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cũng như các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo cũng cao. Hiện nay, Khoa Khám bệnh Cán bộ đang quản lý 8000 bệnh án điều trị ngoại trú bệnh nhân tăng huyết áp. Trung bình mỗi ngày đón trên 400 bệnh nhân đến khám bệnh, trong đó có gần 100 bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp.
Việc đánh giá kiến thức và thực hành điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở khoa khám bệnh là vô cùng cần thiết trong việc kiểm soát huyết áp, giảm các biến chứng. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại Khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018” với hai mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018.
2.    Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại địa điểm nghiên cứu.

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Tổng quan về tăng huyết áp    3
1.1.1.    Định nghĩa huyết áp, tăng    huyết áp    3
1.1.2.    Cách đo huyết áp chuẩn    3
1.1.3.    Phân loại tăng huyết áp    6
1.1.4.    Tình hình bệnh tăng huyết    áp    7
1.1.5.    Gánh nặng bệnh tật và tử vong do    tăng huyết áp gây ra    9
1.1.6.    Nguyên nhân tăng huyết áp    10
1.1.7.    Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp    10
1.1.8.    Biến chứng của tăng huyết áp    13
1.2.    Điều trị tăng huyết áp    13
1.2.1.    Các biện pháp không dùng thuốc    14
1.2.2.    Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc    14
1.3.    T uân thủ điều trị tăng huyết áp    15
1.3.1.    Khái niệm tuân thủ điều trị    15
1.3.2    Thang đo tuân thủ điều trị    16
1.4.    Các    nghiên    cứu về kiến thức, thực hành và TTĐT THA    17
1.4.1.    Các    nghiên    cứu ở nước ngoài    17
1.4.2.    Các    nghiên    cứu ở Việt Nam    18
1.5.    Khái quát về địa điểm nghiên cứu    20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP    NGHIÊN CỨU    22
2.1.    Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    22
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu    22
2.1.2.    Địa điểm nghiên cứu    22
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    22
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    22
2.2.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu    22
2.3.    Biến số nghiên cứu và cách đánh giá    23
2.4.    Phương pháp thu thập số liệu    26
2.4.1.    Công cụ thu thập số liệu    26
2.4.2.    Kỹ thuật thu thập số liệu    26
2.4.3.    Tổ chức thu thập số liệu    26
2.4.4.    Xử lý và phân tích số liệu    26
2.4.5    Sai số và biện pháp khống chế sai số    26
2.5.    Sơ đồ nghiên cứu    27
2.6.    Đạo đức nghiên cứu    28
2.7.    Hạn chế của đề tài    28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    30
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    30
3.2.    Thực trạng kiến thức và thực hành điều trị tăng huyết áp    35
3.2.1.    Kiến thức về điều trị tăng huyết áp    35
3.2.2.    Thực hành về điều trị tăng huyết áp    38
3.3.    Mức độ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến thực
hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu    42
3.3.1.    Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp    42
3.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến thực hành TTĐT tăng huyết áp    43
Chương 4: BÀN LUẬN    48
4.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    48
4.2.    Thực trạng kiến thức và thực hành điều trị tăng huyết áp    52
4.2.1.    Kiến thức về điều trị tăng huyết áp    52
4.2.2.    Thực hành về điều trị tăng huyết áp    56
4.3.    Mức độ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến thực
hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu    59
4.3.1.    Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp    59
4.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến thực hành TTĐT tăng huyết áp    61
KẾT LUẬN    64
KHUYỄN NGHỊ    66
TÀI LIỆU THAM KHẢO    67
PHỤ LỤC    73

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment