Kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014

Kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014

Luận văn Kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014.Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến ở người trưởng thành và nhóm người cao tuổi hiện nay, gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu và có nguy cơ cao dẫn đến tàn phế và tử vong.

Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển [31].
Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Nghiên cứu năm 1992 cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở cộng đồng người Kinh là 11,7%, năm 2002 ở miền Bắc Việt Nam là 16,3%, ở Thành phố Hà Nội là 23,2% và ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5% [1].
Cũng theo thống kê của WHO chỉ có 30% số người bị tăng huyết áp được điều trị và trong số những bệnh nhân được điều trị này thì cũng chỉ có 12% số bệnh nhân được kiểm soát tốt về huyết áp (đạt mức huyết áp dưới 140/90mmHg). Ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy: tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp; trong đó có 52% không biết mình bị tăng huyết áp, 30% số người biết bị tăng huyết áp nhưng không điều trị; 64% số người biết bị tăng huyết áp đã được điều trị nhưng không đạt huyết áp mục tiêu.
Tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng nhanh chóng và hiện đang ở mức cao, gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sức lao động, đời sống vật chất, tinh thần của người bệnh, đồng thời cũng gây ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải kiểm soát tốt việc phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong cộng đồng.
Mặc dù bệnh THA có khoảng 90% là không rõ nguyên nhân nhưng một số các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp đã được xác định: hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lười vận động,… và có thể phòng ngừa được lại đang ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này sẽ là giảm tới 80% bệnh THA [2].
Việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân: mức sống thấp, người dân còn nghèo, thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm,.. trong việc phòng chống bệnh.
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu nào được thực hiện ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để biết được thực trạng kiến thức, thực hành của người dân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh THA như thế nào?.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014” với mục tiêu như sau:
1.    Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã Minh Đức và Trung Thành, thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã Minh Đức và Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 
Tài liêu tiêng Việt Kiến thức, thực hành về bệnh tăng huyết áp của người dân tại hai xã thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014
1.    Vũ Phong Túc. (2013). Thực trạng tăng huyết áp ở người trung niên từ 40 đến 60 tuổi tại 5 xã thuộc huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh. Tạp chí Y
học Việt Nam, 2, 14-17.
2.    Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dân đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3.    Viên Văn Đoan và Đồng Văn Thành (2004). “Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi và điều trị kiểm soát bệnh tăng huyết áp”. Kỷ yếu
toàn văn các đề tài khoa học Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ X, 68-79.
4.    Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5.    Hội tim mạch học TP.HCM (1999), “Các hướng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế – Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999”, Chuyên đề tăng huyết áp – Tạp chí Y học Việt Nam, 12, 2-8.
6.    Vũ Đình Hải (2008), “Đề phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế nào”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
7.    Phạm Thắng (2003), “Tăng huyết áp ”, Tạp chí Thông tin Ydược, 10, 2-5.
8.    Phạm Tử Dương (2007), “Bệnh tăng huyết áp ”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9.    Nguyễn Văn Nhương (2008), “Ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp”, Nhà xuất bản Thanh niên,
10.    Phạm Tử Dương (1984), “Điều trị liên tục bệnh tăng huyết áp” , Tạp chí Nội khoa, 3, 6-11. 
11.    Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Vựng và các cộng sự (2005), “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số hoá sinh trên các đối tượng tăng huyết áp ở xã Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 6, 41-49.
12.    Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người THA tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, 26-48.
13.    Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng và các cộng sự (1998), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí tim mạch học, 258-282.
14.    Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và các cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Tạp chí Tim mạch học, 33, 9-34.
15.    Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá ở người tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng – huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sỹ Y học.
16.    Đào Ngọc Quân và Trần Thị Xuân Hoà (2010), “Tìm hiểu kiến thức về phòng chống bệnh tăng huyết áp của BN tại khoa nội tổng hợp – bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai”
17.    Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, 23-34.
18.    Nguyễn Lân Việt (2007), “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”, Đề tài NCKH cấp Bộ, 1-31.
19.    Lý Ngọc Kính, Hoàng Mai Anh, Lê Thị Thu và các cộng sự (2004), “Các bệnh liên quan tới hút thuốc lá và cách phòng ngừa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20.    Huỳnh Văn Minh (2008), “Giáo trình sau đại học. Tim mạch học”, nhà xuất bản đại học Huế, 11-34.
21.    Vũ Đình Hải (2002), “Cập nhật về tăng huyết áp”, Tạp chí thông tin Y dược, 3, 11-14.
22.    Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng và các cộng sự (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học, 21, 258 – 282.
23.    Nguyễn Thị Chính (1999), “Vài con số cần biết về tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 12, 44-46.
24.    Trần Văn Dũng, Nghiên cứu tình hình phòng chống tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng , 2009.
25.    Vương Thị Hồng Hải và Dương Hồng Thái (2007), “Đánh giá sự tuân thủ và nhận thức về điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Thông tin Y dược, 12, 28-32.
26.    Hoàng Khánh và Tạ Tiến Dũng (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm và nhận thức về tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An”, Tạp chí Y học thực hành. 1(562), 24-27.
27.    Trương Tấn Minh và Lê Tấn Phùng (2010), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Khánh Hoà năm 2008”, Khoa học Công nghệ và Môi trường Khánh Hoà, 4, 40-42.
28.    Bùi Thị Hà (2010), “Đánh giá nhận thức, sự theo dõi và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Việt Nam. 2(2), 14-20.
29.    Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Kiến thức, thực hành về phòng ngừa, điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Thành phố Mỹ Tho năm 2011, Hội nghị tim mạch miền Trung – Tây Nguyên mở rộng lần thứ VI, chủ biên, Tp. Buôn Ma Thuật – tỉnh Đăk Lăk.
30.    Đồng Văn Thành (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp, Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh Tăng huyết áp, chủ biên, Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.

rn • 1 • ^    Ả *                 A    1 _
Tài lieu tiêng Anh
31.    Kearney PM et al, (2005), Global burden of hypertension: analysis of worldwide data , Lancet, 365(9455), pp. 217-23.
32.    WHO (2005), “Preventing chronic diseases a vital investment”, 28-29.
33.    L.E. Fields, V.L .Burt, J.A. Cutler và các cộng sự (2004), “The burden of adult hypertension in the United States, 1999 – 2000”, A rising tide Hypertension, 398-404.
34.    R. Collins và M.A. Winkleby (2002), “African – American women and man at high and low risk for hypertension a signal detection analysis of NHANES III, 1998 – 1994”, Prev Med, 18.
35.    M.B. Longo, B.J. Nkoy, N.D. Vangu và các cộng sự (2007), “Nationwide survey of prevalence and risk factors of prehypertension and hypertension in Iranian adults”, Division of Cardiology, Kinshasa University Clinics, Congo Niger J Med, Jan-Mar, 9-42.
36.    J.S. Costa, F.C Barcellos, M.L. Sclowitz và các cộng sự (2007), “Hypertension prevalence and its associated risk factors in adults: a population-based study in Pelotas”, Universidade do Vale do Rio dos Sinos, Arq Bras Cardiol, Jan;88(1), 59-65.
37.    Theodore A Kotchen, Salt in the year 2001, Council for high blood pressure newsletter, (2001), 9-10.
38.    Canoy, Dexter, Fat distribution, body mass index nad blood pressure in 22.090 men and women in the nofolk cohort ot the european prospective investigation into cancer and nutrition study, Journal of Hypertension, 22(11), (2004), 207-2074.
39.    WHO (2013), A global brief on hypertension, accessed 11/5-2014.
40.    Sonia Hammani, et al. (2011), “Awareness, treatment and control of hypertension among the elderly living in their home in Tunisia”, BMC Cardiovascular Disorders 1471(11), 2261-2265.
41.    R. Malhotra, et al. (2010), “Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in the elderly population of Singapore”, Hypertens Res. 33(12), 1223-31.
42.    World Health Organization – Hypertension Study Group (2001), “Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among the elderly in Bangladesh and India: a multicenter study”, Bulletin of the World Health Organization, 79(6), 490-500.
43.    G. Yadav, S. Chartuvedi and V.L. Grover (2008),” Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among the elderly in a resettlement colony of Delhi”, Indian Heart J, 60(4), 313-7.
 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Đại cương về tăng huyết áp    3
1.1.1.    Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp    3
1.1.2.    Biểu hiện của tăng huyết áp    5
1.1.3.    Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong tăng huyết áp    6
1.1.4.    Điều trị bệnh tăng huyết áp    7
1.1.5.    Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp    10
1.2.    Một số yếu tố liên quan đến bệnh THA    14
1.2.1.    Béo phì    14
1.2.2.    Thói quen hút thuốc lá    15
1.2.3.    Thói quen uống rượu    16
1.2.4.    Thói quen ăn mặn    16
1.3.    Một số các nghiên cứu về kiến thức, thực hành bệnh THA    18
1.3.1.    Một số nghiên cứu trên thế giới    18
1.3.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam    18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    Địa điểm nghiên cứu    21
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    21
2.3.    Thời gian nghiên cứu    21
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    21
2.4.1.    Thiết kế nghiên cứu    21
2.4.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    21
2.4.3.     Chọn mẫu    22
2.4.4.     Các chỉ số nghiên cứu    22 
2.4.5.     Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin    23
2.4.6.     Cách sai số và khắc phục    24
2.4.7.    Xử lý số liệu    25
2.4.8.    Đạo đức nghiên cứu    25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    26
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    26
3.1.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    26
3.1.2 Thông tin về bệnh tăng huyết áp ở đối tượng tượng nghiên cứu … 28
3.2.    Kiến thức, thực hành của người dân về bệnh THA    28
3.2.1 Kiến thức về tăng huyết áp    28
3.2.2.    Thực hành    34
3.3.    Một số thực hành liên quan đến phòng chống bệnh tăng huyết áp    37
3.3.1.    Tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào ở đối tượng nghiên cứu    37
3.3.2.    Tình trạng sử dụng rượu, bia    37
3.3.3.    Tình trạng ăn mặn    37
3.3.4.    Tình trạng luyện tập thể    dục    38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    39
4.1.     Tình trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu    39
4.2.    Kiến thức, Thực hành của người dân về bệnh tăng huyết áp    39
4.2.1.    Kiến thức về bệnh tăng huyết áp    39
4.2.2.    Thực hành phòng chống    tăng huyết áp    42
4.3.    Một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp    43
KẾT LUẬN    46
KHUYẾN NGHỊ    47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)    3
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)    4
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay    4
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    26
Bảng 3.2. Đặc điểm về học vấn, mức độ kinh tế của đối tượng    27
Bảng 3.3. Kiến thức về các biểu hiện của THA    29
Bảng 3. 4. Kiến thức về các biến chứng của THA    30
Bảng 3.5. Kiến thức về các biện pháp dự phòng THA    32
Bảng 3.6. Tỷ lệ người dân biết về chỉ số HA của mình    33
Bảng 3.7. Phương pháp đã được người bệnh THA điều trị    34
Bảng 3.8. Tần suất thực hiện đo HA của người bệnh    35
Bảng 3.9. Tỷ lệ người bệnh thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống    36
Trong số những người thay đổi lối sống (56 người)    36
Bảng 3.10. Tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào    37
Bảng 3.11. Tình trạng sử dụng rượu, bia    37
Bảng 3.12. Tình trạng ăn mặn    37
Bảng 3.13. Tình trạng tập thể dục    38 
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng huyết áp trong số dân được điều tra    28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người dân đã nghe nói đến bệnh THA    28
Biểu đồ 3.3. Kiến thức về chỉ số HA được coi là THA    29
Biểu đồ 3.4. Biết các biến chứng của bệnh THA    30
Biểu đồ 3.5. Hiểu biết về yếu tố nguy gây THA    31
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ người dân biết THA có thể dự phòng được    31
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người dân biết về THA của mình    33
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người dân có điều trị khi được phát hiện THA    34

Leave a Comment