Kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại các khoa hồi sức Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2017
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại các khoa hồi sức Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2017. Viêm phổi liên quan thở máy là viêm phổi mới xuất hiện ít nhất 48h sau đặt nội khí quản và thở máy [39].Viêm phổi liên quan thở máy là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở những trẻ bị bệnh nặng và là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm khuẩn huyết [45], [64].
Đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ bằng thở máy trong điều trị đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân, nhưng lại là nguyên nhân thuận lợi gây viêm phổi liên quan thở máy. Vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy thường là chủng kháng kháng sinh cao, gây ra rất nhiều khó khăn trong công việc chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và làm tăng tỷ lệ tử vong, cũng như chi phí của bệnh nhân nằm viện.
Những bệnh nhân được hô hấp hỗ trợ bằng máy thở có tỷ lệ viêm phổi cao hơn 6 đến 20 lần so với bệnh nhân không thở máy nằm trong đơn vị hồi sức [45], [50].
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện đầu ngành về nhi khoa trong cả nước. Với cam kết đảm bảo tốt nhất công tác khám chữa bệnh nhi khoa, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, ngoài việc đảm bảo chât lượng điều trị người bệnh, công tác chăm sóc điều dưỡng cũng rất được chú trọng. Các khoa hồi sức là những khoa trọng điểm của bệnh viện, để triển khai được hàng loạt các kỹ thuật cao như: lọc máu liên tục, ghép tủy xương, ghép gan, ghép thận, mổ tim hở, thở máy cao tần.. .thì việc thường xuyên phải học tập, cập nhập kiến thức để đáp ứng với yêu cầu chuyên môn được ban giám đốc bệnh viện đặc biệt quan tâm.
Bệnh viện Nhi trung ương hiện có 1500 giường bệnh nội trú, trong đó có 300 giường bệnh hồi sức tích cực với hơn 100 giường bệnh được thông khí hỗ trợ thở máy mỗi ngày. Viêm phổi thở máy đã và đang xảy ra trên các bệnh nhân nặng phải thở máy là các đối tượng có nhiều nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Do đó việc thực hiện chăm sóc đúng kỹ thuật của người điều dưỡng rất cần thiết trong việc phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy. Hiện nay, tại các khoa hồi sức của Bệnh viện Nhi TW đang thực hiện gói các biện pháp dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy, trong đó có các biện pháp dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy không dùng thuốc, việc thực hiện các biện pháp này do điều dưỡng đảm nhận. Tuy nhiên, thiếu kiến thức về các khía cạnh khác nhau của việc tuân thủ các biện pháp dự phòng liên quan đến thở máy của điều dưỡng và việc bỏ bước trong khi thực hiện quy trình kỹ thuật làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn BV, tăng chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Qua công tác điều tra và báo cáo của phòng kiểm soát nhiễm khuẩn, việc thực hiện các biện pháp dự phòng VPLQTM của điều dưỡng tại các khoa hồi sức còn nhiều vấn đề tồn tại: hay làm tắt, cắt bỏ các bước thực hiện hoặc có làm nhưng không đúng hoặc không đầy đủ, các sai sót không được báo cáo thành văn bản … Câu hỏi đặt ra là:
1. Kiến thức về dự phòng viêm phổi liên quan tới thở máy của điều dưỡng hồi sức Bệnh viện Nhi trung ương có đầy đủ không?
2. Thực hành chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan tới thở máy của điều dưỡng hồi sức tại Bệnh viện Nhi trung ương như thế nào?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kiến thức, thực hành các biện pháp dự phòng viêm phổi liên quan tới thở máy của điều dưỡng hồi sức Bệnh viện Nhi trung ương?
Giải đáp các câu hỏi này sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra các chương trình đào tạo, giám sát, các biện pháp can thiệp để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành của điều dưỡng, đảm bảo chất lượng điều trị. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại các khoa hồi sức Bệnh viện Nhi trung ương, năm 2017” với mong muốn công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức của điều dưỡng hồi sức về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2017.
2. Mô tả thực hành chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng hồi sức tại Bệnh viện Nhi trung ương.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành trong chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng hồi sức tại Bệnh viện Nhi trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Thông tin chung về viêm phổi liên quan thở máy 4
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn liên quan đến thở máy. 4
1.1.2. Nguyên nhân suy hô hấp cấp, chỉ định và biến chứng đặt ống nội khí quản và
thở máy hỗ trợ. 4
1.1.3. Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy 6
1.1.4. Nguồn chứa, nơi cư trú của vi sinh vật gây viêm phổi thở máy 6
1.1.5. Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi liên quan thở máy 7
1.2. Thực trạng viêm phổi liên quan thở máy trên thế giới và Việt Nam 10
1.2.1. Thực trạng viêm phổi thở máy trên thế giới 10
1.2.2. Thực trạng viêm phổi thở máy tại Việt Nam 11
1.3. Tầm quan trọng của kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở
máy 12
1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành về dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng 15
1.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành các biện pháp dự phòng viêm phổi
thở máy 16
1.6. Khung lý thuyết 19
1.7. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 22
2.1.1. Nghiên cứu định lượng 22
2.1.2. Nghiên cứu định tính 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: 22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu 22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 23
2.4.1. CỠ mẫu cho nghiên cứu định lượng: 23
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 24
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng 24
2.5.2. Thu thập số liệu định tính 26
2.6. Các biến số trong nghiên cứu 27
2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng 27
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính 36
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành dự phòng VPTM của ĐDV 37
2.7.1 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức dự phòng VPTM của ĐDV 37
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành dự phòng VPTM của ĐDV 38
2.7.3. Tiêu chuẩn đánh giá về một số yếu tố liên quan đến dự phòng VPTM của ĐDV 39
2.8. Phương pháp phân tích số liệu 39
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 41
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của ĐDV. 41
3.1.2. Thông tin về môi trường làm việc của Điều dưỡng viên 42
3.2. Kiến thức, thực hành dự phòng VPTM của điều dưỡng 48
3.2.1 Kiến thức dự phòng VPTM của điều dưỡng 48
3.2.2. Kết quả về thực hành dự phòng VPTM của điều dưỡng 53
3.3. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành dự phòng VPTM của ĐD ….59
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy. .59
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy .64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 71
4.1 Thực trạng kiến thức về các biện pháp dự phòng VPTM của điều dưỡng tại các
khoa hồi sức bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 Error! Bookmark not defined.
4.2 Thực trạng thực hành về các biện pháp dự phòng VPTM của điều dưỡng tại các
khoa hồi sức bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 71
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về dự phòng VPTM của điều dưỡng tại các khoa hồi sức bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 73
4.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố xã hội, nhân khẩu, nghề nghiệp với kiến thức, thực hành dự phòng VPTM 73
4.3.2 Mối liên quan giữa môi trường làm việc với kiến thức và thực hành dự phòng
VPTM. 75
4.3.3 Mối liên quan giữa đào tạo liên tục với kiến thức và thực hành dự phòng VPTM
76
4.4. Ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu 77
KẾT LUẬN 79
KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin 91
Phụ lục 2.1. Bảng kiểm quan sát thực hành chăm sóc dự phòng VPTM của ĐD ….98
Phụ lục 2.2. Phiếu giám sát vệ sinh tay 98
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Phó Giám đốc phụ trách điều dưỡng 100
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ 101
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng Phòng Quản lý chất lượng 102
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 103
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng phòng Điều dưỡng 104
Phụ lục 8: Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng trưởng các khoa hồi sức 105
Phụ lục 9 : Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng viên các khoa hồi sức 106
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: trình bày đối tượng và cỡ mẫu của nghiên cứu định tính 23
Bảng 2.2. Bảng biến số nghiên cứu định lượng 27
Bảng 2.3. Bảng chủ đề nghiên cứu định tính 36
Bảng 3.1: Thông tin cá nhân của điều dưỡng viên (n= 161 ) 41
Bảng 3.2: Thông tin về số buổi trực, số BN chăm sóc của Điều dưỡng viên (n= 161)
42
Bảng 3.3: Số bệnh nhân chăm sóc trung bình trong czc khoa hồi sức 43
Bảng 3.4: Thông tin về việc giám sát ĐDV khi thực hiện các biện pháp dự phòng VPTM (n= 161 ) 45
Bảng 3.5: Thông tin chung về đào tạo liên tục (n= 161 ) 46
Bảng 3.6: Kiến thức về sử dụng dây máy thở trong dự phòng VPTM của ĐDV (n= 161) 48
Bảng 3.7: Kiến thức về sử dụng bẫy nước trong dự phòng VPTM của ĐDV (n= 161)49
Bảng 3.8: Kiến thức về sử dụng bộ lọc vi khuẩn trong dự phòng VPTM của ĐDV (n= 161 ) 50
Bảng 3.9: Kiến thức về sử dụng bộ trao đổi nhiệt trong dự phòng VPTM của ĐDV (n= 161 ) 51
Bảng 3.10: Kiến thức về chăm sóc bệnh nhân thở máy trong dự phòng VPTM của ĐDV (n= 161 ) 52
Bảng 3.11. Thực hành về rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh ( n= 161) 54
Bảng 3.12. Thực hành về sử dụng máy thở ( n= 161) 56
Bảng 3.13. Thực hành về hút nội khí quản (n=161) 57
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội và nhân khẩu/ nghề nghiệp với kiến
thức dự phòng viêm phổi thở máy (n= 161 ) 59
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa môi trường làm việc với kiến thức dự phòng VPTM (n= 161 ) 61
Bảng 3.16 : Mối liên quan giữa số lần đào tạo với kiến thức dự phòng VPTM (n= 161) 63Bảng 3.17: Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội và nhân khẩu/ nghề nghiệp với thực
hành dự phòng viêm phổi thở máy (n= 161) 65
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa môi trường làm việc với thực hành dự phòng VPTM
(n= 161 ) 67
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa số lần đào tạo với thực hành dự phòng VPTM (n= 161
) 68
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa số kiến thức với thực hành dự phòng VPTM (n=
161) 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bệnh viện Nhi trung ương (2010), Tầm nhìn và sứ mạng, truy cập ngày 10-122016,http://nhp.org.vn/tam-nhin-va-su-mang.
2. Bộ Nội Vụ và Bộ Y Tế (2007), Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
3. Bộ Y Tế (2009), Thông tư 18/2009 TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Bộ Y Tế (2012), Quyết định 3671/2012-QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc phê duyệt các hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Lê Thanh Duyên (2008), Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện nhi trung ương, Luận văn cao học, Đại học Y Hà Nội.
6. Vũ Văn Đính (2000), Suy hô hấp cấp, Nhà xuất bản y học.
7. Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn Gia Bình (2009), “Đặc điểm dịch tễ học và hậu quả của nhiễm khuẩn phổi bệnh viện tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chíy học lâm sàng. 42(15-21).
8. Lê Bảo Huy (2008), Đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy khởi phát sớm và muộn tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
9. Đào Hữu Hưng (2010), Đanh gia hiêu qua vê sinh khoang miêng trên bênh nhân thơ may tai khoa HÔi Sức Ngoại-Bênh viên Nhi Trung Ương., Hà Nội.
10. Đặng Thị Thu Hương (2016), Thực trạng công tác quản lý, bảo dưỡng và sử dụng máy thở trong phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện nhi trung ương năm 2016, Luận văn cao học, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng.
11. Đặng Phương Kiệt (1997), Suy thở cấp, Nhà xuất bản y học.
12. Lê Kiến Ngãi và Khu Thị Khánh Dung (2011), “Tỷ lệ mới mắc, tử vong và một số yếu tố liên quan của viêm phổi liên quan thở máy”, Tạp chí nghiên cứu khoa học, Đại học YHà Nội. 74(3), tr. 261-265.
13. Lê Kiến Ngãi (2016), Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, yếu tố nguy cơ và một số tác nhân vi khuẩn của viêm phổi thở máy trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi trung ương., Luận án tiến sỹ y học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
14. Vũ Văn Ngọ (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải sau đặt ống nội khí quản mắc phải ở trẻ em, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Nghiên cứu tình hình và hiệu quả điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16. Trần Quỵ (2000), Viêm phế quản phổi, Nhà xuất bản y học.
17. Phạm Anh Tuấn (2016), Tỷ lệ viêm phổi liên quan thở máy, căn nguyên vi khuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở tại khoa hồi sức ngoại bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn cao học, Đại học Y Hà Nội.
18. Trần Hữu Thông, Nguyễn Đạt Anh, và Trần Quốc Tuấn (2012), “Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa cấp cứu và hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí nghiên cứuy học. 80(3), tr. 66-72.
19. Phạm Thị Thu Thuỷ (2016), Tỷ lệ viêm phổi thở máy và một số yếu tố liên quan tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2016, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng.
20. Trương Anh Thư, Nguyễn Quốc Anh, và Nguyễn Gia Bình (2012), “Tỷ lệ mắc và nhiễm khuẩn phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, 2008-2009”, Tạp chíy học lâm sàng. 66,67, tr. 19-25.
21. Đặng Thị Vân Trang (2011), Khảo sát mức độ tuân thủ thực hành phòng ngừa viêm phổi liên quan thở máy tại các đơn vị săn sóc đặc biệt bệnh viện Chợ Rẫy.
22. Lê Hồng Trường (2006), Khảo sát đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa săn sóc đặc biệt bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Học viện quân y, Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Đặng Thị Phước Xinh và Nguyễn Xuân Phượng (2014), Đánh giá thực hành của điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa hồi sức tích cực- chống độc bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2014.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com