Kiến thức, thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 2023
Luận văn thạc sĩ y học Kiến thức, thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 2023.Đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi (KLTMNV) là một kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị, chăm sóc người bệnh (NB) tại các bệnh viện (BV) hiện nay. Đây là một kỹ thuật xâm nhập vào cơ thể NB, do vậy trong quá trình thực hiện quy trình này từ chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, kỹ thuật vô khuẩn NB, kỹ thuật đặt, che phủ và chăm sóc sau đặt đều phải tuyệt đối vô khuẩn và tuân thủ quy trình chăm sóc một cách nghiêm ngặt [5].
Hàng năm trên thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trung bình mỗi người nhận 1,5 mũi kim trong 1 năm, trong đó 90% – 95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị, chỉ 5% – 10% mũi tiêm dành cho dự phòng [44]. Hơn một tỷ kim luồn tĩnh mạch ngoại vi được đặt mỗi năm cho bệnh nhân nhập viện trên toàn thế giới [46] . Ngoài tính tiện lợi và ưu việt thì đặt kim luồn tĩnh mạch cũng có những hạn chế không nhỏ như đau, chảy máu tại chỗ, viêm tĩnh mạch và thậm chí là đường vào của những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết (NKH) xảy ra trong quá trình điều trị NB có đặt kim luồn là NKH tiên phát, không có và không ở trong giai đoạn ủ bệnh của NKH tại thời điểm nhập viện và nguyên nhân có liên quan đến việc đặt kim luồn [36], [39].
Nhiễm khuẩn huyết có liên quan tới việc đặt kim luồn vào trong lòng mạch là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng bệnh nặng thêm dẫn đến chi phí y tế quá mức, đứng hàng thứ 3 trong các nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV), thường gặp trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB). Một biến chứng thường gặp khi đặt kim luồn là viêm tĩnh mạch. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu cho thấy tỉ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt và lưu kim trên bệnh nhân. Cụ thể, nghiên cứu của Oliveira và Parreira (2010) cho kết quả tỷ lệ viêm sau khi đặt kim được ước tính vào khoảng 3,7% đến 67,24% [40]; nghiên cứu của Uslusoy E, Mete S (2008) cho kết quả dịch truyền và vị trí đặt kim luồn vào xung quanh tĩnh mạch khuỷu tay làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch [38].
Tại Việt Nam, nghiên cứu NKH ở khoa HSTC Sơ Sinh trên NB có đặt KLTMNV cho thấy tần suất là 7,5 ca/1000 ngày điều trị. Chi phí ở những trẻ có NKH cao hơn nhiều so với trẻ không có NKH, ngày điều trị kéo dài thêm hơn đến 8 ngày. Trên NB khoa HSTC Nhi tổng quát là 9,6/1000 NB nhập khoa HSTC, thời gian nằm viện tăng thêm 4 ngày [11]. Nghiên cứu khảo sát tỉ lệ viêm tại chỗ do đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2011 do Thái Đức Thuận Phong và cộng sự thực hiện cho kết quả: Tỷ lệ viêm tại chỗ do đặt KLTMNV là 8%, chiếm 2,8% số kim luồn được đặt và hầu hết xảy ra trong thời gian lưu (72h) của kim luồn đầu tiên. Các yếu tố có liên quan ý nghĩa với viêm tĩnh mạch là suy tim, dùng thuốc vận mạch [22].
Việc áp dụng các biện pháp KSNK, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến đặt KLTMNV là cần thiết. Theo khuyến cáo của CDC [41] và quy định tại quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế [7], NVYT phải được tập huấn, đào tạo, hướng dẫn tuân thủ chỉ định, quy trình đặt và chăm sóc kim luồn đặt trong lòng mạch và những biện pháp KSNK nhằm làm giảm NKH liên quan đến việc đặt kim luồn. Cơ sở KBCB phải đánh giá định kỳ kiến thức và sự tuân thủ của tất cả NVYT có liên quan đến việc đặt và chăm sóc kim luồn. Cần để NVYT đã được đào tạo trực tiếp thực hiện đặt và chăm sóc kim luồn.
Bệnh viện Bãi Cháy là bệnh viện đa khoa Hạng I tuyến tỉnh. Thủ thuật đặt và lưu KLTMNV đã và đang được áp dụng phổ biến trong điều trị, chăm sóc NB tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Hàng năm bệnh viện thực hiện đặt khoảng 120 nghìn KLTMNV trên người bệnh. Trong quá trình thực hiện thủ thuật này đã ghi nhận một số biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trị NB. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại xảy ra những biến chứng này? Thực trạng kiến thức và thực hành tiêm truyền tĩnh mạch bao gồm cả chăm sóc người bệnh có lưu kim truyền tĩnh mạch của điều dưỡng như thế nào? Có những yếu tố gì liên quan tới kiến thức và thực hành tiêm truyền tĩnh mạch của điều dưỡng? Để trả lời cho những câu hỏi trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 2023”.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của
điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 2023.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về đặt và chăm sóc
kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh
năm 2023
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………………………………….4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………….4
1.1. Tổng quan về kim luồn tĩnh mạch ngoại vi……………………………………………4
1.2. Quy định về chăn sóc người bệnh trong bệnh viện…………………………………6
1.3. Đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ……………………………………….7
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về kiến thức, thực hành đặt
và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của Điều dưỡng ………………………….19
1.5. Thông tin về địa điểm nghiên cứu………………………………………………………25
CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………………………..27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………….27
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………27
2.3. Thiết kế nghiên cứu:…………………………………………………………………………27
2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu…………………………………………………………..27
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu …………………………………………………..27
2.6. Biến số nghiên cứu …………………………………………………………………………..29
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá …………………………………………………………………………36
2.8. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………….38
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………..39
2.10. Sai số và các biện pháp khống chế sai số…………………………………………..39
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………….40
CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………………………………..42
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu …………………………………………………….42
3.2. Kết quả kiến thức về đặt và chăm sóc KLTMNV của điều dưỡng ………….42
3.3. Kết quả thực hành đặt và chăm sóc KLTMNV…………………………………….51
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đặt và chăm KLTMNV………………563.5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành đặt KLTMNV ………………………….58
CHƯƠNG 4 ………………………………………………………………………………………………..62
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………..62
4.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu …………………………………………………….62
4.2. Kiến thức về đặt và chăm sóc KLTMNV của điều dưỡng……………………..66
4.3. Thực trạng tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt KLTMNV của điều dưỡng……69
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và tuân thủ quy trình đặt KLTMNV
…………………………………………………………………………………………………………….76
4.5. Một số điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu …………………………………….79
CHƯƠNG 5 ………………………………………………………………………………………………..81
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………81
5.1. Kiến thức về đặt và chăm sóc KLTMNV của điều dưỡng……………………..81
5.2. Thực hành quy trình kỹ thuật đặt KLTMNV của điều dưỡng ………………..81
5.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và tuân thủ quy trình đặt KLTMNV
đặt trên NB của ĐD, ……………………………………………………………………………….81
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..83
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ……………………………….
PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ KHẢO SAT “KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ ĐẶT
VÀ CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH
VIỆN BÃI CHÁY, QUẢNG NINH NĂM 2023”……………………………………………………
PHỤ LỤC 3: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH ĐẶT KLTMNV ……………..
PHỤ LỤC 4: BẢNG KIỂM QUAN SAT CHĂM SÓC KLTMNV……………………….
PHỤ LỤC 4: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CHĂM SÓC KLTMNV……………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Thị Tuyết Anh (2022), “Tuân thủ qui trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2021”, Tạp chí Y học Cộng đồng. 63.
2. Bệnh viện Bãi Cháy (2019), Quy trình kỹ thuật điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy Quảng Ninh.
3. Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (2011), “Báo cáo tổng kết kết quả kiểm tra hồ sơ bệnh án năm 2011”.
4. Bộ Y tế. (2001), “Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án. 2001.”.
5. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh đặt Catheter trong lòng mạch”.
6. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế), chủ biên.
7. Bộ Y Tế (2012), “Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn”, chủ biên.
8. Bộ Y tế (2015), “Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7 tháng 10 năm 2015 về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, Hà Nội.”.
9. Bộ Y tế (2021), “Thông tư 31/2021/TT-BYT Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện”, chủ biên.
10. Nguyễn Hữu Độ (2021), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình chăm sóc catheter mạch máu ngoại vi của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực 1, bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa”, Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa I, Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
11. Nguyễn Thị Thanh Hà và các cộng sự (2011), “Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 3(15), tr. 122-128.
12. Nguyễn Thu Hà (2017), “Stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế, Hà Nội.”.
13. Phạm Quang Hải (2019), “Kiến thức, thực hành kỹ thuật đặt, chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng bệnh viện Phổi trung ương”, Luận văn thạc sỹ Y học.
14. La Thanh Chí Hiếu (2019), “Tuân thủ tiêm tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố ảnh hưởng của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019″ , Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 2019.”.
15. Nguyễn Thị Thanh Hồng (2015), “Đánh giá tình hình sử dụng kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Quảng Nam”, Đề tài cơ sở, Bệnh viện Nhi Quảng Nam.
16. Lê Thị Hương (2013), “Đánh giá hiệu quả sử dụng kim luồn tĩnh mạch cho bệnh nhân mới vào tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi Thanh Hóa”, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. 3, tr. 74-8.
17. Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2009), “Khảo sát về tiêm an toàn của điều dưỡng-hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang năm 2008”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 13(5).18. Phạm Thị Luân, Tâm Đỗ Thị, Giang Nguyễn Xuân (2020), “Kiến thức và thực hành về tiêm an toàn của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2019”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 3(4), tr. 12-15.
19. Trần Thị Lý, Nhân Lê Văn, Hà Nguyễn Thanh (2021), “Thực trạng kiến thức và thực hành về tiêm an toàn của nhân viên y tế bệnh viện mắt Trung Ương “, Tạp Chí Y học Việt Nam, 523.
20. Nguyễn Văn Minh (2022), “Thực trạng tuân thủ gói đặt và chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Vinmec Đà Nẵng năm 2022”, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện
21. Lê Thị Kinh Oanh và cộng sự (2013), “Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện bắc thăng long năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành. 1(856), tr. 51-3.
22. Thái Đức Thuận Phong,sự và cộng (2011), “Khảo sát tỷ lệ viêm tại chỗ do
đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại khoa hồi sức cấp cứu BVTM An Giang
4-10/2011″.
23. Quách Văn Phương (2015.), “Kiến thức, thực hành về tiêm an toàn và một
số yếu tố liên quan của điều dưỡng bệnh viện đa khoa U Minh, Cà Mau, năm
2015, ” Đại học y tế công cộng. .
24. Trần Thị Minh Phượng (2012), “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại Bệnh
viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012″, Trường Đại học Y tế công cộng
Hà Nội.
25. Dương Duy Quang (2014), “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về chất thải
y tế của nhân viên y tế tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán, Đồng Nai”.
26. Nguyễn Kim Sơn (2014), “Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc
kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại ba
khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014″.
27. Đào Anh Sơn (2017), “Thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án Nội khoa Bệnh
viện đa khoa Hà Đông năm 2017, Trường Đại học Y Hà Nội; 2017″.
28. Lê Thành Tài (2008), “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều
dưỡng”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 1-7.
29. Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy
trình tiêm tại bệnh viện An Giang”, Hội nghị Khoa học điều dưỡng.
30. Nguyễn Thị Thơm (2014), “Thực trạng kiến thức, thực hành của Điều
dưỡng về quy trình tiêm thuốc cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2014, Thạc sĩ quản lý bệnh viện,Trường Đại
học Y tế công cộng, Hà Nội. 2014.”, Tạp chí Y học Cộng đồng.
31. Đặng Thị Thúy, Tiến Nguyễn Quốc,Thuỷ Đặng Bích (2018), “Kiến thức
về rửa tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
năm 2018″, Y học cộng đồng 2019.
32. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (2016), Bài giảng điều dưỡng cơ bản nâng
cao đối tượng cao đẳng điều dưỡng.
33. Phan Văn Tường và cộng sự (2012), “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội, năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành. 9(841), tr. 82-8.
34. Trần Ngọc Thảo Vi và cộng sự (2019), “Đánh giá tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên trong phòng ngừa NKH của ĐD tại Bệnh viện quận Bình Thạnh”.35. Đỗ Đình Xuân và cộng sự (2010), “Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Nguồn: https://luanvanyhoc.com