Kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2014
Luận văn Kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2014. Phân loại và thu gom chất thải rắn y tế đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là đối với các chất thải có chứa mầm bệnh[1]. Trong tổng số 40% chất thải y tế (CTYT) nguy hại, ước tính có tới 10 – 25% chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại, nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho con người. Ngoài ra, việc xả rác bừa bãi chất thải y tế còn có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí….[2], [3].
Để công tác quản lý chất thải y tế đạt hiệu quả cao, quá trình xử lý chất thải cần được đồng bộ, từ việc thu gom, phân loại, vận chuyển đến xử lý ban đầu và xử lý triệt để. Việc thu gom, phân loại ngay tại nơi phát sinh và xử lý ban đầu đúng, đặc biệt là đối với chất thải y tế nguy hại, sẽ giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và cộng đồng, cũng như tiết kiệm được một khoản chi phí cho các cơ sở y tế [4]. Để thực hiện được điều này, việc tăng cường nhận thức và thực hành của nhân viên y tế trong quản lý và xử lý chất thải y tế là hết sức quan trọng [1].
Tuy nhiên, kiến thức và thực hành trong việc phân loại và thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viện của cán bộ điều dưỡng còn hạn chế. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế trả lời đúng hoàn toàn các câu hỏi về phân loại chất thải y tế theo Quyết định 43/2004/QĐ-BYT chỉ đạt 43,5%[5]. Cùng với đó, việc phân loại chưa thực hiện triệt để, tình trạng thu gom sai, thu gom nhầm vẫn xảy ra[6]. Dù hầu hết bệnh viện đều được trang bị thùng, túi, hộp có màu sắc khác nhau để đựng các loại rác thải y tế khác nhau nhưng vẫn còn tỷ lệ lớn các nhân viên y tế để các loại rác khác chung với bơm kim tiêm [7],[8], [9].
Thanh Hóa là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao, đứng thứ 3 về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên kéo theo nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng ngày một tăng. Lượng chất thải y tế tại các bệnh viện công lập cũng có xu hướng gia tăng. Khoa học kỹ thuật phát triển, các dịch vụ y tế chuyên sâu, công nghệ cao ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Hơn nữa, với sự tăng dân số, sự nâng cao khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh đã dẫn đến chất thải y tế tăng nhanh cả về số lượng và thành phần và đặc biệt là chất thải y tế nguy hại. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống phân loại và thu gom chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh[10].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng phân loại và thu gom chất thải y tế, trong khi các nghiên cứu về kiến thức, thực hành của cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ điều dưỡng về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế còn chưa nhiều[11]. Hơn nữa, cán bộ điều dưỡng là những người trực tiếp thực hiện y lệnh của bác sỹ, thực hiện các xét nghiệm, tiêm truyền và phân loại thu gom chất thải rắn y tế tại nơi phát sinh [12]. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2014” với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả kiến thức và thực hành về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2014
1. Bộ Y tế (2007), “Quy chế quản lý và xử lý chất thải y tế. Nhà xuất bản
Y học Hà Nội “.
2. Nguyễn Thị Vân Anh (2011), “Điều tra nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp can thiệp”,
Luận văn Thạc sỹ ngành khoa học môi trường. Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
3. Tống Vĩnh Phú (2010), “Đánh giá việc thu gom, phân loại chất thải rắn
Y tế tại các bệnh viện trong khu vực thành phố Nam Định”, Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nam Định, số 5, tr. 45 – 47.
4. Cù Huy Đẩu – Trường đại học kiến trúc Hà Nội (2004), “Thực tiễn quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam “, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường Việt Nam, Hà nội.
5. Bộ Y tế (2004), “Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. Quyết định số 43/2004/QĐ – BYT ngày 30/11/2004”.
6. Nguyễn Văn Chuyên, Đồng Khắc Hưng và Chu Đức Thành (2012), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong quản lý và xử lý chất thải y tế tại 10 bệnh viên khu vực phía Bắc”, Tạp chí Y – Dược học Quân sự, 1, tr. 7.
7. Viện vệ sinh Y tế công cộng (2004), “Báo cáo tổng hợp điều tra môi trường y tế tại các tỉnh phía Nam”, Báo cáo tổng kết đề nghiên cứu khoa học. Bộ Y tế chủ biên.
8. Trần Duy Tạo (2002), “Đánh giá thực trạng quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.
9. Cục bảo vệ Môi trường (2004), “Báo cáo hiện trạng vệ sinh môi trường Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam”.
10. Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa (2013), “Báo cáo tổng quan chung về quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa năm 2013”.
11. Hoàng Thị Liên (2009), “Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại Bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sỹ y học dự phòng, Đại học Thái Nguyên.
12. Trần Đắc Phu và cộng sự (2011), “Thực trạng phát thải và quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện khu vực miền Bắc”, Tạp chí Y học Dự phòng, tập XXI, số 8.
13. Bộ Y tế (2006 ), “Chương trình quản lý và xử lý chất thải bệnh viện”.
14. Ozder A1, Teker B và Eker HH (2013), “Medical waste management training for healthcare managers – a necessity? “.
15. WHO (2006), “Health care waste management Handbook”.
16. Tổ chức Y tế thế giới (2006), “Quản lý chất thải phát sinh từ các hoạt động tiêm chích ở cấp huyện, tài liệu hướng dẫn các cán bộ y tế chấp huyện, năm 2006”, tr. 1 – 2.
17. Dương Xuân Hùng (2008), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở 2 xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sỹ y học dự phòng Đại học Thái Nguyên.
18. Nguyễn Khắc Hải (2012), “Kết quả kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế 6 tháng đầu năm 2012 tỉnh Kon Tum”, Bản tin Sức khỏe, Trung tâm truyền thông giao dục sức khỏe tỉnh Kon Tum. Ngày 16/7/2012.
19. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Thông tư Quy định về Quản lý chất thải nguy hại, Thông tư số 12/2011/ TT – BTNMT ngày 14/4/2011 “.
20. Từ Hải Bằng (2009), “Điều tra thực trạng quản lý và xử lý chất thải tại các cơ sở thuộc hệ thống y tế dự phòng và đề xuất giải phát giảm thiểu ô nhiễm. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học”, Bộ Y tế.
21. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010”, Tổng quan môi trường Việt Nam, (Chương 6, chất thải rắn), tr. 112 – 116.
22. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), “Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế”.
23. Bộ Y tế (2010), “Quyết định về việc cho phép công bố nội dung Dự thảo báo cáo Quản lý các nguy cơ môi trường của Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới”, Quyết định số 4448/ QĐ – BYT ngày 18/11/2010 của Bộ Y tế.
24. Lê Thị Tài và Nguyễn Thị Thu (2006), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viên huyện, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 45, tr. 56 – 63.
25. Soares, S.R và R. Finotti (2013), “Applications of life cycle asessment and cost analysis in health care waste management”, Waste manage Res 33 (9 Suppl): 175 -183.
26. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), “Quy định về theo dõi và vận chuyển chất thải”, Quy định tại Thông tư số 12/2006/ TT – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
27. Khuling và JG Pieper (2012), “Management of healthcare waste, developments in Southeast Asia in the twenty – first century”, Waste manage Res 30 (9 Suppl): 100 -104.
28. Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2006), “Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ở tỉnh Hải Dương “, Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, Số 4, 8/2006, tr. 26 – 27.
29. Lê Vĩnh Thịnh và Đặng Thị Kim Loan (2010), “Khảo sát tình hình chất thải y tế của trạm Y tế xã, thị trấn huyện Long Thành”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 2(tháng 3/2010).
30. Sarma RK, Shyama S Nagarajan và Savita Saini (2001), “Facilities – Waste attitudes and actions, asian hospital and Healthcare management, 2001 Ochre media”.
31. Saini. S, Nagarajan S.S và Sarma R.K (2005), “Knowledge, attitude and practices of Bio – Medical waste management amongst staff of a Teriary level hospital in India”, Journail of the Academy of Hospital adminsitration, Vol 17.
32. Basu Debashis và Ramokate Tudestso (2009), “Health care waste management at an academic hospital: knowledge and practies of doctors and nurses “, South African Medical Journal, , Vol 99.
33. Kishore J1, Agarwal R2, Kohli C2 và các cộng sự. (2014), “Status of biomedical waste management in nursing homes of delhi, India”.
34. D. Pant (2012 ), “Waste mamagement in small hospital: trouble for environment”, Environ Monit Assess 184(7): 4449 – 4453.
35. Báo cáo của Ủy ban kinh tế vĩ mô và sức khỏe (2008), “Kinh tế vĩ mô và sức khỏe. Đầu tư vào sức khỏe vì sự phát triển kinh tế”, Tổ chức Ytế thế giới.
36. Đặng Ngọc Chánh (2008), “Nguồn gốc phát sinh và các ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe “, Viện Vệ sinh y tế công công thành phố Hồ Chí Minh.
37. Bộ Y tế (2009), “Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009”, Tháng 12/2009, tr. 14.
38. Hoàng Thị Thúy (2012), “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, 4 (806/2012), tr. 145.
39. Khúc Thị Kim Nguyệt (2008), “Kiến thức, thái độ, hành vi của nhân viên y tế trong thực hiện Quy chế quản lý chất thải tại bệnh viên Nhi Đồng II năm 2008”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 3, tr. 24 – 30.
40. Trần Thị Kiệm (2012), “Đánh giá thực trạng thu gom và phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2012 “, Tạp chí Y – Dược học
41. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu và Đào Ngọc Phong (2003), “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Hà Nội, tr. 1007 – 1019.
42. Trần Thị Minh Tâm (2007 ), “Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương năm 2006”, Luận văn Tiến sỹ – Đại học Y Hà Nội.
43. Đào Ngọc Phong và cộng sự (2006), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến huyện”, Đề xuất và áp dụng mô hình can thiệp, Trường Đại học Y Hà Nội, Đề tài cấp Bộ.
44. Lại Thu Trang (2012), “Theo nghiên cứu của tác giả Lại Thu Trang năm 2012 về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2012 “, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng – Trường đại họ Y Hải Phòng tr. 58 – 63.
45. Đặng Thị Kim Loan (2010), “Đánh giá tình hình quản lý chất thải y tế trên địa bàn huyện Long Thành năm 2009 “, Luận văn Thạc sỹ ngành khoa học môi trường. Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
46. Võ Văn Tân (2010), “Liên quan giữa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trung bệnh viện”, Tạp chí Y học 14, phụ bản số 4, tr. 77.
47. Massrouje (2001), “Medical waste and health workers in Gaza
govermorates astern Mediterranean Health Journa”, 7, No 6,
November 2001, 1017 – 1024.
48. Suwarana Madhukumar và Ramesh G (2012), “Study about awareness and pratices about health care waste management among hospital staff in a medical college, Bangaloarre,” IJBMS International journal of basic medical science, submitted May 31, 2012.
49. Nguyễn Thị Kim Thái (2009), “Quản lý chất thải từ các bệnh viện ở Việt Nam, Thực trạng và định hướng trong tương lai”, Tạp chí Môi trường 4.
50. Nguyễn Nghiêm Diệu Hương (2013), “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện 19.8 Bộ Công An. “, Luận văn Thạc sỹ môi trường – Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
51. Ngô Ngọc Bích và Tạ Vân Trầm (2010), “Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa khu
vực Cai Lậy “, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm và phân loại về chất thải y tế 3
1.2. Quy trình phân loại và thu gom chất thải rắn y tế 8
1.3. Thực trạng kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn y
tế tại nước ngoài và Việt Nam 18
1.4. Một số đặc điểm về thực trạng và kiến thức phân loại, thu gom chất thải
y tế tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa 24
CHƯƠNG 2 26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 27
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 27
2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá, phân loại trong nghiên cứu 30
2.6. Quy trình thu thập thông tin 32
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin 32
2.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 33
2.8. Sai số và cách khắc phục 34
2.9. Đạo đức nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 35
3.2 Kiến thức, thực hành của cán bộ điều dưỡng về phân loại, thu gom chất
thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 37
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom
chất rắn thải y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 44
CHƯƠNG 4 49
BÀN LUẬN 49
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49
4.2 Kiến thức, thực hành của cán bộ điều dưỡng về phân loại, thu gom chất
thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 50
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom
chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 59
KẾT LUẬN 64
1. Kiến thức, thực hành của cán bộ điều dưỡng về phân loại, thu gom chất
thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 64
2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom
chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 65
KHUYẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 73