Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của người điều trị dự phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018
Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của người điều trị dự phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018.Bệnh dại ở người là một bệnh do vi rút dại gây ravà hầu hết các trường hợp đều tử vong sau khi có dấu hiệu lâm sàng. Có tới 95% số người tử vong do bệnh dại xảy ra ở châu Phi và châu Á, nơi mà bệnh dại ở động vật kiểm soát kém, các chương trình kiểm soát và tiếp cận các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm thích hợp (PEP) rất hạn chế hoặc không tồn tại [1].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 – 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống. Ở các nước Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam [2].
Tại nước ta, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, với nguồn truyền bệnh chính là chó. Trong những năm gần đây bệnh dại luôn nằm trong số những bệnh truyền nhiễm có số trường hợp tử vong cao nhất. Hầu hết các trường hợp tử vong do dại là vì không đi tiêm phòng dại sau khi bị súc vật nghi dại cắn, tập trung chủ yếu ở các đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa do không có nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của bệnh dại và sự lưu hành các ổ dịch dại trên chó, đặc biệt hiện tượng chó thả rông và không được tiêm vắc xin đầy đủ [3]. Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, phí tổn tiền vắc xin ước tính hơn 600 tỷ đồng mỗi năm, ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân. Những ca tử vong do bệnh dại đã có thể phòng tránh được nếu thực hiện ba biện pháp chính bao gồm tiêm phòng cho chó, phòng tránh bị chó cắn và tới ngay cơ sở y tế để tiêm phòng nếu không may bị chó cắn [4]. Hàng năm, hơn 15 triệu người trên toàn thế giới được tiêm phòng sau khi bị súc vật cắn phần lớn trong số họ sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Người ta ước tính rằng trong trường hợp không có tiêm dự phòng thì khoảng 327.000 người sẽ chết vì bệnh dại ở Châu Phi và Châu Á mỗi năm [5].
Nghệ An là tỉnh có bệnh dại lưu hành nhiều năm nay và là một trong những tỉnh có số người tử vong do bệnh dại cao: từ năm 2013 đến hết năm 2017 toàn tỉnh có 53 người tử vong do dại (năm 2013: 10 người, năm 2014: 10 người, năm 2015: 11 người, năm 2016: 16 người và năm 2017: 6 người). Toàn bộ các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không đi tư vấn và tiêm vắc xin/kháng huyết thanh phòng bệnh dại [6]. Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An là điểm tiêm lớn nhất trong những điểm tiêm phòng bệnh dại trên địa bàn tỉnh, với số người đến khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị súc vật cắn lần lượt theo các năm là 2015: 1495 người, 3438 liều; 2016: 2092 người, 6280 liều; 2017: 2204 người, 6318 liều [7], [8]. Số đối tượng điều trị dự phòng dại gia tăng theo các năm liệu có những đặc điểm gì liên quan đến hiểu biết về bệnh dại không? Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại của những người điều trị dự phòng ở đây như thế nào? Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề trên, để tìm hiểuchúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của người điều trị dự phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của các đối tượng điều trị dự phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống bệnh dại của các đối tượngđiều trị dự phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An năm 2018.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Một số đặc điểm về bệnh dại ở người 1
1.1.1. Bệnh dại 1
1.1.2. Tác nhân gây bệnh 2
1.1.3. Nguồn truyền nhiễm 2
1.1.4. Đường lây 3
1.1.5. Khối cảm thụ và miễn dịch 4
1.1.6. Cơ chế bệnh sinh 4
1.1.7. Lâm sàng 4
1.1.8. Điều trị dự phòng và dự phòng bệnh dại 6
1.1.9. Dịch tễ học bệnh dại trên người 11
1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh dại trong nước và nước ngoài 15
1.2.1. Nước ngoài 15
1.2.2. Trong nước 17
1.3. Một số đặc điểm về Nghệ An 24
1.3.1. Đặc điểm chung 24
1.3.2. Tình hình bệnh dại 24
1.3.3. TT YTDP Nghệ An 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu 27
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 27
2.4.1. Cỡ mẫu 27
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 28
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 28
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu 28
2.5.2. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin 29
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu 29
2.6.1. Biến số cho thông tin chung 29
2.6.2. Biến số nghiên cứu cho mục tiêu số 1 31
2.6.3. Biến số nghiên cứu cho mục tiêu số 2 31
2.7. Tổ chức thực hiện nghiên cứu 32
2.8. Sai số và hạn chế sai số 32
2.8.1. Sai số 32
2.8.2. Hạn chế sai số 33
2.9. Xử lý và phân tích số liệu 33
2.10. Đạo đức nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm dịch tễ học các đối tượng đến tiêm phòng bệnh dại tại Trung tâm YTDP tỉnh Nghệ An 36
3.2 Kiến thức và thực hành phòng chống bệnh dại của đối tượng nghiên cứu. 41
3.3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu 52
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Đặc điểm đối tượng điều trị dự phòng bệnh dại 57
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57
4.1.2. Đặc điểm về vết cắn và súc vật cắn 61
4.2. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại của đối tượng phỏng vấn. 65
4.2.1. Kiến thức về bệnh dại của đối tượng phỏng vấn. 65
4.2.2. Thực hành về phòng bệnh dại của đối tượng phỏng vấn. 72
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh dại của các đối tượng phỏng vấn. 74
KẾT LUẬN 77
KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại 7
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều trị dự phòng bệnh dại 36
Bảng 3.2. Đặc điểm vết thương của đối tượng điều trị dự phòng bệnh dại 37
Bảng 3.3. Đặc điểm súc vật cắn đối tượng điều trị dự phòng bệnh dại 38
Bảng 3.4. Vị trí vết cắn và nhóm tuổi 39
Bảng 3.5. Đặc điểm chung của đối tượng phỏng vấn 40
Bảng 3.6. Hình thức tiếp cận thông tin và nguồn thông tin 41
Bảng 3.7. Hiểu biết về bệnh dại 42
Bảng 3.8. Hiểu biết về triệu chứng của bệnh dại 42
Bảng 3.9. Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh dại 43
Bảng 3.10. Hiểu biết về đường lây truyền bệnh dại 44
Bảng 3.11. Hiểu biết về biểu hiện bệnh dại trên súc vật 44
Bảng 3.12. Hiểu biết về thức ăn từ súc vật bị bệnh dại 45
Bảng 3.13. Hiểu biết về phương pháp phòng bệnh dại 46
Bảng 3.14. Hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng đếnsự phát triển bệnh dại 46
Bảng 3.15. Hiểu biết về điều trị dự phòng bệnh dại 47
Bảng 3.16. Hiểu biết về tác dụng phụ của vắc xin phòng bệnh dại 48
Bảng 3.17. Hiểu biết về chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại 48
Bảng 3.18. Hiểu biết về các biện pháp phòng chống bệnh dại tại cộng đồng 49
Bảng 3.19. Thực hành xử lý vết thương khi bị súc vật cắn 50
Bảng 3.20. Dịch vụ y tế đầu tiên tìm kiếm sau phơi nhiễm 51
Bảng 3.21. Thực hành đến phòng tiêm theo khoảng thời gian 51
Bảng 3.22. Đặc trưng của ĐTNC liên quan đến thực hành xử trí sau khi phơi nhiễm súc vật nghi dại 52
Bảng 3.23. Đặc điểm về súc vặt cắn và vết cắn liên quan đến thực hành xử trí sau khi phơi nhiễm súc vật nghi dại 53
Bảng 3.24. Kiến thức chung của ĐTNC liên quan đến thực hành xử trí sau khi phơi nhiễm súc vật nghi dại 54
Bảng 3.25. Bảng hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến thực hành xử trí sau khi phơi nhiễm súc vật nghi dại 54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỉnh có số người tử vong vì bệnh dại cao nhất 14
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng tiêm dự phòng theo lứa tuổi và loại hình quản lý súc vật 39
Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về súc vật truyền bệnh dại 43
Biểu đồ 3.3. Hiểu biết về thuốc điều trị bệnh dại 45
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hiểu biết về vắc xin phòng bệnh dại 47
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ kiến thức chung về phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thực hành chung về phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu 51
Nguồn: https://luanvanyhoc.com