KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ VỂ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM ở MỘT SỐ TỈNH
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ VỂ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
NGUYỄN ĐỨC THANH – Trường Đại học Y Thái Bình
NGUYỄN THANH HÀ – TT Nghiên cúu Dân số và Súc kháe Nông thôn
Y học thực hành (864) – số 3/2013
Nghiên cứu điều tra cắt ngang mô tả đánh giá kiến thức và thực hành của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi trên địa bàn 3 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ về một số kiến thức chăm sốc sức khỏe trẻ em. Kết quả: Hiểu biết của các bà mẹ về các dấu hiệu của trẻ bị NKHH cấp còn hạn chế: dấu hiệu số’t và ho chỉ được trên dưới 55% số bà mẹ nhắc tới. Kiến thức của các bà mẹ về cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ cũng còn hạn chế; biện pháp quan trọng và phổ cập nhất là “Giữ ấm đường thở” cũng chỉ được 44,2% bà mẹ kể đến. Về các dấu hiệu bất thường của trẻ bị tiêu chảy cấp cần được đưa đi khám ngay, ngoài dấu hiệu “Đi ngoài liên tục” được đa số đối tượng phỏng vấn kể đến (71,3%), các dấu hiệu khác cố không quá 32,3% đối tượng phỏng vấn nhắc tới. Thực hành cân trẻ và theo dôi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng của các bà mẹ còn chưa tốt và chưa đồng đều giữa các tỉnh: chỉ cố 52,6% bà mẹ cố con nhỏ nhất của họ được cân và theo dôi bằng biểu đồ tăng trưởng, cao nhất ở Phú Yên (67,7%) và thấp nhất ở Khánh Hòa (41,7%). Khi trẻ bị ho hoặc sốt, phần lớn các bà mẹ đều đưa con đến khám và điều trị tại cơ sở y tế (77,7% và 75,6% theo thứ tự).
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất