Kiến thức và thực hành phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường máu khi thực tập lâm sàng của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang năm 2016 và một số yếu tố liên quan
Kiến thức và thực hành phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường máu khi thực tập lâm sàng của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang năm 2016 và một số yếu tố liên quan.Trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo cán bộ y tế được coi là một quá trình đào tạo đặc biệt, trong đó để đảm bảo sinh viên khối ngành sức khỏe sau khi tốt nghiệp, có đủ năng lực nghề nghiệp là yêu cầu vô cùng quan trọng, chính vì vậy thực hành lâm sàng tại các bệnh viện là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo sinh viên tại các trường y dược, dù ở trình độ đại học hay ở các trường cao đẳng y tế. Đặc biệt, đối với loại hình đào tạo kỹ thuật viên y học và điều dưỡng, đi lâm sàng để học tập và thực hành tay nghề chiếm phần lớn thời gian và mang tính quyết định chất lượng của khóa đào tạo. Tuy nhiên chính trong giai đoạn đi thực hành lâm sàng tại các bệnh viện, khi là sinh viên đã phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như: HIV, viêm gan B, viêm gan C…Do đó việc tìm hiểu kiến thức và thực hành của sinh viên y khoa – nhân viên y tế tương lai là một vấn đề cấp thiết. Nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà họ không nắm rõ được kiến thức và thực hành cần phải có thì sau này khi làm việc, họ sẽ không thể tự bảo vệ bản thân và bệnh nhân.
Nhân viên y tế (NVYT) làm việc trong môi trường bệnh viện là một trong những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường máu và dịch tiết như HIV, HBV, HCV trong quá trình chăm sóc người bệnh [1] [2].
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thống kê hàng năm có khoảng 384.000 thương tổn qua da xảy ra trên NVYT trong bệnh viện. Trong năm 2000, theo thống kê của WHO, có khoảng 66.000 NVYT nhiễm HBV do phơi nhiễm nghề nghiệp từ những thương tổn qua da [26]. Vì vậy, NVYT là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường máu và dịch tiết cao. Do đó sinh viên y khoa cũng không nằm ngoài đối tượng này.
Sinh viên ngành Y của Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đều được tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong quá trình học tập. Sinh viên chỉ mới là đối tượng đi học, kiến thức và thực hành chưa vững nhưng đã bắt đầu học tập và thực hành một số công việc như một người điều dưỡng tại bệnh viện bao gồm: khám, tiêm, truyền, lấy máu bệnh phẩm, rửa thay băng, thu gom rác thải y tế…. và đây là những công việc tiếp xúc với máu và dịch cơ thể, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ phơi nhiễm cao với các bệnh lây truyền qua đường máu.2
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra rất nhiều khuyến cáo về các bệnh lây truyền qua đường máu trong đó nổi bật là các bệnh viêm gan B (VGB), viêm gan C (VGC) và HIV/AIDS được coi là đại dịch. Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết vì VGB, 500.000 người chết vì VGC [2] [29]. Hiện có 34 triệu người đang nhiễm HIV, cho đến cuối năm 2014 thì đã có khoảng 1 triệu người chết vì nhiễm HIV [28]. Tại Việt Nam, tỉ lệ mang virut viêm gan B trong cộng đồng thuộc loại cao trên thế giới với tỉ lệ người nhiễm trung bình là 15-20% tương đương khoảng từ 10-12 triệu người [2]. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2011, có 197.335 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 48.720 người ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 52.325 người tử vong do HIV/AIDS [24].
Các căn bệnh lây truyền qua đường máu nguy hiểm là vậy nhưng sinh viên ngành Y hằng ngày phải tiếp xúc với yếu tố phơi nhiễm nhưng lại chưa có đủ kiến thức và thực hành vững để phòng ngừa các bệnh có thể lây truyền qua đường máu.
Đặc biệt hiện nay chưa có nhiều đề tài nào nghiên cứu về việc phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường máu cho HSSV khi đi thực tập lâm sàng. Với mong muốn rằng đề tài được thực hiện nhằm giúp ích cho trường có cái nhìn khái quát tổng quan về kiến thức, thực hành của sinh viên đối với việc phòng lây nhiễm các yếu tố nghề nghiệp. Do đó, đề tài: “Kiến thức và thực hành phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường máu khi thực tập lâm sàng của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang năm 2016 và một số yếu tố liên quan.” đã được thực hiện. Đề tài sau khi được thực hiện, sẽ có thể đưa ra những khuyến nghị hoặc kiến nghị để giúp cho trường cũng như sinh viên có những điều chỉnh và thay đổi cơ bản để sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có ý thức tốt để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường máu do yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp mang lại và cũng là phục vụ cho công tác sau này.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường máu của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng lây truyền bệnh qua đường máu của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang trong quá trình thực tập lâm sàng tại bệnh viện
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………………………….iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………………….iv
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………………..4
1.1. Bệnh lây truyền qua đường máu………………………………………………………………..4
1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………………4
1.1.2. Cách thức lây truyền chính……………………………………………………………………….4
1.1.3. Những thao tác kỹ thuật có nguy cơ thâm nhập cao……………………………………..5
1.1.4. Kiến thức nền tảng trước khi đi lâm sàng………………………………………………..7
1.1.5. Tình hình phổ biến (tập huấn) trước khi đi lâm sàng ……………………………………7
1.2. Các nghiên cứu về tình hình mắc, nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành
phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường máu……………………………………………………………8
1.2.1. Tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường máu……………………………………..8
1.2.2. Các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa phơi nhiễm bệnh
nghề nghiệp…………………………………………………………………………………………………………9
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………………..11
1.4. Khung lý thuyết …………………………………………………………………………………….22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………..23
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………….23
2.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………..23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..23
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu…………………………………………………………………………….23
2.4.1. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………………………23
2.4.2. Chọn mẫu…………………………………………………………………………………………………24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………………24
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………………………….24
2.5.3. Quy trình thu thập số liệu…………………………………………………………………………..252.6. Phân tích số liệu…………………………………………………………………………………………..26
2.7. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………………………………26
2.8. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………………………..31
2.8.1. Một số khái niệm………………………………………………………………………………………31
2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………………………………………………….31
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu …………………………………………………………………….32
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục…………………………………………………………………32
2.10.1. Sai số và hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………32
2.10.2. Biện pháp khắc phục……………………………………………………………………33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………….34
3.1. Khái quát đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………..34
3.2. Kiến thức của sinh viên về phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường máu khi đi
lâm sàng. …………………………………………………………………………………………………………..35
3.3. Thực hành phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu……………………40
3.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành………………………………………………………..48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………..51
4.1. Tình hình chung của sinh viên……………………………………………………………………….51
4.2. Thực trạng kiến thức phòng lây nhiễm các bệnh qua đường máu……………………….51
4.3. Thực hành phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu ………………………54
4.4. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành ……………………………………………..57
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ…………………………………………………………………………….60
5.1. Kiến thức, thực hành các bệnh lây nhiễm qua đường máu…………………………… 60
5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức………………………………………………… 60
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………63
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………………….66
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ……………………………………………………………66
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn ……………………………………………………………………………..67
Phụ lục 3: Đánh giá kiến thức, thực hành về phòng bệnh ……………………………………………78
Phụ lục 4: Kế hoạch nghiên cứu cụ thể …………………………………………………………………….87
Phụ lục 5: Dự trù kinh phí ………………………………………………………………………………………8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu………………………………………………………………………………27
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………….34
Bảng 3.2. Kể tên các bệnh lây truyền qua đường máu. …………………………………………..35
Bảng 3.3. VGB, VGC, HIV có là bệnh truyền nhiễm hay không……………………………….35
Bảng 3.4.Kiến thức về nguồn mang mầm bệnh…………….. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5. Trường hợp dễ lây nhiễm……………………………………………………………………..37
Bảng 3.6. Kiến thức về sử dụng đồ bảo hộ lao động……………………………………38
Bảng 3.7. Để đảm bảo an toàn khi thực hiện thủ thuật, cần phả………………………………38
Bảng 3.8. Kiến thức về việc rửa tay khi thực hiện thủ thuật……..…………………39
Bảng 3.9. Những kỹ thuật cần đeo găng ……………………………………………………………….38
Bảng 3.10. Mô tả tần suất thực hiện các thủ thuật trong một buổi thực tập ………………40
Bảng 3.11. Mô tả hành động đầu tiên khi bị vật sắc nhọn đâm trúng vào tay của SV …45
Bảng 3.12. Mô tả hành động việc đi xét nghiệm của SV khi bị vật sắc nhọn đâm trúng
vào tay……… ……………………………………………………………………………………………………46
Bảng 3.13. Mô tả xử lý sau khi sử dụng bơm kim tiêm 1 lần ……………………………………46
Bảng 3.14. Mô tả thực hành để tránh bị thương khi vứt bỏ vật sắc nhọn…………………..47
Bảng 3.15. Mô tả thực hành xử lý bông băng sau khi thay băng rửa vết thương………..47
Bảng 3.16. Mô tả thực hành xử lý dụng cụ………………………………………….. 47
Bảng 3.17. Mô tả thực hành đeo găng khi cọ rửa dụng cụError! Bookmark not defined.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm chung của đối tượng ………………48
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thực hành và đặc điểm của đối tượng………………………49
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành………………………………50
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa giáo viên hướng dẫn sinh hoạt về khoa và thực hành.51
dạ em là Diệp Bảo Trâm sinh viên trường Đại học Trà Vinh hiện em đang thực hiện khóa luận và em muốn xin tham khảo đề tài KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG MÁU KHI THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KIÊN GIANG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. em xin cẢM ơn
dạ, hiện tại thư viện không cung cấp tài liệu nữa, nội dung trên thư viện chỉ là những thông tin tham khảo, giới thiệu mà thôi ạ