Kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại hai huyện/thành phố của tỉnh Thanh Hóa năm 2016
Luận Văn thạc sĩ y học Kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại hai huyện/thành phố của tỉnh Thanh Hóa năm 2016.Chương trình Tiêm chủng mở rộng được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khoẻ thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và tiếp tục trở thành chương trình ưu tiên của mọi quốc gia sau năm 2000 [3]. Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vắc xin là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn trong y học dự phòng. Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển [41].
Tại Việt Nam, trải qua chặng đường hơn 30 năm hoạt động kể từ năm 1985, Chương trình TCMR đã đạt được những thành quả to lớn trong việc đưa dịch vụ tiêm chủng tới cho toàn thể trẻ em, góp phần phòng ngừa và làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm ở trẻ em. Hàng năm có hàng triệu trẻ em ở Việt Nam được tiêm chủng. Tiêm chủng mở rộng đã tới với mỗi gia đình, mỗi thôn, ấp, bản, mỗi dân tộc trên mọi miền đất nước, góp phần đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân [22].
Cùng với việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao thì chất lượng tiêm chủng ngày càng được chú trọng. Giám sát, phát hiện, báo cáo những phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể giúp xác định nguyên nhân từ đó đề ra những biện pháp phù hợp đồng thời sẽ tránh được những thông tin sai lệch có thể gây mất lòng tin đối với tiêm chủng và quan trọng hơn là củng cố lòng tin của cộng đồng đối với công tác tiêm chủng [13],[14], [ 19]. Việc phối hợp cùng gia đình trong công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng có vai trò nhất định trong đảm bảo an toàn tiêm chủng; các bà mẹ có kiến thức đầy đủ và thực hành đúng về theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng từ đó sớm phát hiện một số biểu hiện bất thường sau tiêm chủng để đưa trẻ tới các cơ sở y tế xử trí tránh những tai biến, rủi ro đáng tiếc.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của một số các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng, đặc biệt là một số trường hợp phản ứng xảy ra sau tiêm vắc xin Quinvaxem năm 2013 và có nghi ngờ liên quan đến vắc xin đã làm cộng đồng và các bà mẹ lo lắng, thậm chí từ chối tiêm chủng đã tác động trực tiếp đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em và làm tăng số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin [16],[18]. Vấn đề an toàn tiêm chủng cần được quan tâm và củng cố. Câu hỏi đặt ra là các bà mẹ đã hiểu biết đầy đủ về phản ứng sau tiêm chủng, thực hành theo dõi trẻ đúng sau tiêm chủng như thế nào? Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến những kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp là cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại hai huyện/thành phố của tỉnh Thanh Hóa năm 2016”:
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá năm 2016.
MỤC LỤC Kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại hai huyện/thành phố của tỉnh Thanh Hóa năm 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vắc xin, phân loại và bảo quản vắc xin 3
1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại vắc xin 3
1.1.3. Bảo quản vắc xin 5
1.2. Công tác tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam 5
1.2.1. Lịch sử phát triển của Chương trình tiêm chủng mở rộng 5
1.2.2. Các loại vắc xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 6
1.3. Chỉ định và chống chỉ định trong tiêm chủng 6
1.3.1. Chỉ định tiêm vắc xin 6
1.3.2. Chống chỉ định tiêm vắc xin 7
1.3.3. Các trường hợp tạm hoãn 7
1.4. Phản ứng sau tiêm chủng 8
1.4.1. Khái niệm về phản ứng sau tiêm chủng 8
1.4.2. Phân loại phản ứng sau tiêm 8
1.5. Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc xử trí phản ứng sau tiêm chủng 11
1.5.1. Hướng dẫn theo dõi chăm sóc tại trạm y tế 11
1.5.2. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà 11
1.5.3. Hướng dẫn xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm chủng 12
1.5.4. Hướng dẫn xử trí các tai biến nặng sau tiêm chủng 14
1.6. Nghiên cứu về phản ứng sau tiêm vắc xin. 15
1.6.1. Phản ứng sau tiêm chủng trên thế giới 15
1.6.2. Phản ứng sau tiêm chủng tại Việt Nam 17
1.6.3. Một số nghiên cứu về kiến thực, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng và một số yếu tố liên quan 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 24
2.4. Biến số của nghiên cứu 25
2.4.1. Nhóm biến số chung: 25
2.4.2. Nhóm biến số cho mục tiêu 1: Mô tả kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. 25
2.4.3. Nhóm biến số cho mục tiêu 2: một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ. 26
2.5. Quy trình thu thập số liệu 27
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu 27
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu 27
2.6. Sai số và khống chế sai số 27
2.6.1. Sai số 27
2.6.2. Khống chế sai số 28
2.7. Thang đo điểm đánh giá kiến thức và thực hành chung của người chăm sóc trẻ sau tiêm chủng 28
2.8. Quản lý và phân tích số liệu 29
2.9. Đạo đức nghiên cứu 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Kiến thức và thực trạng theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ. 33
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ 44
3.3.1. Mối liên quan giữa kiến thức về theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi 44
3.3.2. Mối liên quan giữa thực hành về theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi 47
Chương 4. BÀN LUẬN 51
KẾT LUẬN 59
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em trong chương trình TCMR 6
Bảng 1.2. Các phản ứng thông thường của vắc xin 8
Bảng 1.3. Các phản ứng nặng và hiếm gặp sau tiêm vắc xin 10
Bảng 3.1. Thông tin chung của người chăm sóc trẻ 31
Bảng 3. 2. Thông tin chung về trẻ trong mẫu nghiên cứu 32
Bảng 3.3. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về lợi ích của tiêm chủng 33
Bảng 3.4. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về phản ứng sau tiêm 34
Bảng 3.5. Kênh thông tin của người chăm sóc trẻ về phản ứng sau tiêm 35
Bảng 3.6. Kiến thức về việc cần thiết theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 36
Bảng 3.7. Thực hành của người chăm sóc trẻ về theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng tại Trạm y tế và tại nhà 37
Bảng 3.8. Thực hành của người chăm sóc trẻ về giữ sổ tiêm chủng cá nhân và xử trí các phản ứng sau tiêm chủng 40
Bảng 3. 9. Tình trạng tiếp nhận thông tin về chăm sóc trẻ của bà mẹ từ CBYT 41
Bảng 3.10. Mong muốn nhận thêm thông tin của người chăm sóc trẻ về phản ứng sau tiêm chủng 42
Bảng 3.11. Các yếu tố liên quan đến kiến thức của người chăm sóc trẻ 44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa phương thức truyền thông tiếp cận và kiến thức của người chăm sóc trẻ 45
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức và tổng số phương pháp truyền thông mà người chăm sóc trẻ tiếp cận 46
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức về hậu quả của phản ứng nặng sau tiêm chủng với thực hành theo dõi trẻ sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ 47
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa phương thức truyền thông tiếp cận và thực hành theo dõi trẻ sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ 48
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành trong chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của người chăm sóc trẻ 49
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thực hành theo dõi sau tiêm chủng với những thông tin người chăm sóc trẻ đã được nghe về phản ứng sau tiêm chủng 50
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thực hành theo dõi sau tiêm chủng với việc cán bộ y tế hướng dẫn, xử trí các phản ứng sau tiêm 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về phản ứng sau tiêm chủng 33
Biểu đồ 3.2. Thực hành của người chăm sóc trẻ sau tiêm chủng 37
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân người chăm sóc không cho trẻ ở lại theo dõi đủ 30 phút tại trạm y té 38
Biểu đồ 3.4. Nguyên nhân người chăm sóc trẻ không cho trẻ theo dõi trẻ trong 24 giờ tại nhà 39
Biểu đồ 3.5. Những thông tin người chăm sóc trẻ cung cấp cho CBYT trước khi tiêm chủng 39
Biểu đồ 3.6. Nguồn cung cấp thông tin về các phản ứng sau tiêm chủng cho bà mẹ 41
Biểu đồ 3.7. Phương thức truyền thông được người chăm sóc trẻ cho là có hiệu quả nhất 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atkinson W., Wolfe S. và and Hamborsky J. (2012), Centers for disease control and prevention. Epidemiology and prevention of vaccine- preventable diseases The pink book. 12th ed., .
2. Bohlke K. và et al. (2003), Risk of anaphylaxis after vaccination of children and adolescents. .
3. Bộ Y tế (2007), “Báo cáo Hội nghị “Nâng cao chất lượng thực hành an toàn tiêm chủng”, Tp. Hồ Chí Minh.”.
4. Bộ Y tế (2009), “Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm”.
5. Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn bảo quản vắc xin”, Quyết định 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014.
6. Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng”, Quyết định 1830/QĐ-BYT ngày 26/5/2014.
7. Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng”, Quyết định 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014.
8. Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng”, Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014.
9. Bộ Y tế (2014,), “”Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em,” “, Quyết định 04/QĐ-BYT ngày 2/1/2014.
10. Bộ Y tế (2014,), “”Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng”,” Quyết định 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014.
11. Chính phủ (2016,), “Quy định về hoạt động tiêm chủng,” Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016,.
12. Dự án TCMR, WHO và PATH (2006), “Thực hành tiêm chủng”.
13. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2006), “Giám sát phản ứng sau tiêm chủng”.
14. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2009), “Báo cáo đánh giá chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam”.
15. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2009), “Báo cáo Kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2009,”.
16. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2013), “Báo cáo kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2013”.
17. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2013), “”Tình hình triển khai lại vắc xin Quinvaxem trong Tiêm chủng mở rộng””.
18. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2014), “Báo cáo kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2014”.
19. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2015), “Báo cáo đánh giá chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam”.
20. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2015), “Báo cáo Kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2015”.
21. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2016,), “Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm chủng”, http://tiemchungmorong.vn/vi/content/huong-dan-cham-soc-tre-sau-tiem-chung.html.
22. Dự án Tiêm chủng mở rộng và Bộ Y tế (2012), “Thành quả 25 năm Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam”.
23. Dương Thị Hồng (2009,), “Thực trạng chất lượng tiêm chủng mở rộng và đánh giá một số giải pháp can thiệp tại tuyến xã huyện Hà Đắc tỉnh Hòa Bình năm 2007-2008,” Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
24. Dương Thị Hồng (2015,), “Kiến thức của cha/mẹ về bệnh sởi-rubella và vắc xin sởi-rubella tại Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình năm 2014, “.
25. Dương Thị Hồng (2016), “Tỷ lệ tiêm chủng một số vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi và ảnh hưởng của phản ứng sau tiêm chủng trong thời gian từ 2005-2015”, Tạp chí Y học Thực hành / ISSN(Số 4 (1003) 2016.).
26. Dương Thị Hồng, Trần Thị Kiều Anh và Đoàn Thùy Dương (2016), “Thực trạng tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Dự phòng / 2016 / ISSN: 0868-2836.
27. Hồ Thanh Tùng (2016,), Kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và một số yếu tố liên quan tại quận Hồng Bàng – TP Hải Phòng năm 2016,.
28. Johann-Liang R., Josephs S. và and Dreskin S.C. Analysis of anaphylaxis cases after vaccination: 10-year review from the National Vaccine Injury Compensation Program.
29. Kroger A.T. và et al. General recommendations on immunization: recommendations of the Advisory Committee on Immuniza- tion Practices. .
30. Marskole P. và et al. (2016,), “Knowledge, attitude and practices on Vaccination among mothers of under-5 children, attending immunization out patients Department at Gwalior, Madhya Pradesh. “, International Journal of Scientific Study, 3(12),, pp. p. 235-237.
31. MedEducation (2013), “Classification of Vaccines,” http://mededucation.org/classification-of-vaccines/.
32. Nguyễn Khắc Từ (2014,), “Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014,”.
33. Nguyễn Phúc Duy và cộng sự (2011,), “Tìm hiểu kiến thức và thái độ thực hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện miền núi Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011,”.
34. Nguyễn Tuấn và các cộng sự (2013,), “Đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho trẻ dưới 1 tuổi năm 2013,”.
35. Nguyễn Thị Dung (2011), Thực hành phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh năm 2011.
36. Platt L.R., Estívariz C.F. và and Sutter R.W., “Vaccine-associated paralytic poliomyelitis.”.
37. Phan Lê Thu Hằng và Phùng Chí Thiện (2015), “Kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi về tiêm chủng mở rộng tại huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2014-2015”, Tạp chí Y học Dự phòng. XXVI(5(178) 2016).
38. Tống Thiện Anh (2008,), Đánh giá thực trạng tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi và thái độ của bà mẹ với các phản ứng sau tiêm chủng huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007. , Trường Đại học Y tế công cộng.
39. Vaccines, “Types of Vaccines, https://www.vaccines.gov/more_info/types/#inactivated.”, The National Institute of Allergy and Infectious Diseases (NIAID).
40. Báo Vietnamplus (2016), “Tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem”, http://www.vietnamplus.vn/ty-le-phan-ung-nang-sau-tiem-quinvaxem-va-pentaxim-la-tuong-duong/364008.vnp.
41. WHO (2012,), “Vaccine safety basic learning manual, Geneva.”.
42. WHO (2013), “Global Advisory Committee on Vaccine Safety, ” Weekly epidemiological record, Geneva,, pp. 301-312.
43. WHO (2014,), “Global Manual on Surveillance of Adverse Events Following Immunization,”.
44. WHO (2016,), “http://www.who.int/vaccine_safety/initiative/tools/vaccinfosheets/en/”.
45. WHO (2016,), “”http://www.who.int/vaccine_safety/initiative/tools/vaccinfosheets/en/”.”.
46. Woo E.J., Ball R. và and Braun M.M. (2005), “Fatal syncope-related fall after immunization. “. Arch Pediatr Adolesc Med,(159(11),), pp. 1083.
47. Xi Li và các cộng sự (2016), “Impact of adverse event following immunization in Vietnam in 2013 on chronic hepatitis B infection”, Vaccine 2016 Feb 6;34(6):869-73. Epub 2015 Dec 6.