Kiến thức và thực hành trong phát hiện và đáp ứng phòng chống sốt xuất huyết Dengue của cán bộ y tế
Kiến thức và thực hành trong phát hiện và đáp ứng phòng chống sốt xuất huyết Dengue của cán bộ y tế tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2012.Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗi truyền bởi 4 típ vi rút Dengue. Bệnh có tốc độ lây lan mạnh nhất trên thế giới. Trong vòng 50 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh SXHD trên thế giới đã tăng 30 lần. Bệnh lan rộng ra nhiều quốc gia mới, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Ước tính hàng năm có 50 triệu người nhiễm vi rút Dengue và 2,5 tỷ người sống trong vùng có vi rút Dengue lưu hành Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã và đang là vấn đề y tế nghiêm trọng. Với số mắc và chết do SXHD cao hàng đầu trong các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 100.000 người mắc bệnh và bệnh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Tại Hà Nội, SXHD là bệnh lưu hành địa phương, từ năm 2006-2011, ghi nhận 30.665 trường hợp mắc và 4 ca tử vong, trong đó ghi nhận một vụ dịch lớn vào năm 2009 với 16.090 ca. Số ca mắc SXHD trung bình/năm là 5.110 và tỷ lệ chết trên mắc là 0,013%. Số mắc SXHD tập trung yếu ở khu vực nội thành là tại các quận trọng điểm như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì chiếm 77,2% tổng số ca mắc, trong đó Đống Đa là một trong các quận có số mắc cao nhất
Với số mắc ngày càng gia tăng, bệnh SXHD đã và đang tác động lớn đến các khu vực có dịch bệnh này lưu hành, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của các gia đình và xã hội. SXHD là một trong 28 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải báo cáo và giám sát trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, là một trong số ít các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giai đoạn 2012-2015
Hệ thốnggiám sát và phòng chống bệnh SXHD tại Hà Nội hiện nay hoạt động dựa theo hướng dẫn hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia, hệ thống này hoạt động thường xuyên và nhất quán từ tuyến xã, phường lên thành phố. Chiến lược phòng chống chủ yếu dựa vào phát hiện sớm các trường hợp mắc tại cộng đồng và triển khai các biện pháp đáp ứng kịp thời nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và hạn chế tử vong, trong đó có vai trò quan trọng của cán bộ y tế tại các tuyến đặc biệt là tại các Trạm Y tế xã, phường.
Các hoạt động trong chương trình phòng chống SXHD quốc gia bao gồm: Thành lập Ban điều hành tại các tuyến, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế, tuyên truyền giáo dục cộng đồng chủ động phòng bệnh, xác định các vùng trọng điểm, xã, phường trọng điểm,thành lập và duy trì hoạt động mạng lưới cộng tác viên tại các xã phường trọngđiểm, triển khai các hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng, hợp tác,nghiên cứu khoa học trong phòng chống bệnh….
Cho tới nay đã có một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng chống SXHD. Một số nghiên cứu trên thế giới về kiến thức và thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống SXHD cho thấy 89,9% cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có kiến thức về phòng chống SXHD, nhưng có sự khác nhau đáng kể về kiến thức và thực hành giữa cán bộ y tế ở các nhóm tuổi khác nhau
[6]. 54% người dân có kiến thức tốt về triệu chứng và cách lâytruyền bệnh, 47% cho rằng bệnh SXHD nguy hiểm nhưng có thể phòng được[7]. Tại Việt Nam và Hà Nội một số nghiên cứu cho thấy kiến thức về giám sátbệnh truyền nhiễm của cán bộ y tế tuyến xã còn chưa tốt (38,5% xếp loại kém), người dân có kiến thức đúng về SXHD là 50%, thái độ đúng là 57%, thực hành đúng chỉ chiếm 26% [9]
Tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất huyết trước khi triển khai dự án can thiệp tương ứng là 58,6%; 75,9%; 48,7%, sau can thiệp tăng lên tương ứng 93,2%; 82,2%; 80,1%[10]
Tuy nhiên các nghiên cứu này mới tập trung chủ yếu vào đối tượng là người dân, học sinh mà ít có các nghiên cứu về kiến thức và thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống SXHD của cán bộ Y tế cơ sở, nhất là cán bộ y tế tại tuyến xã
Theo quy định của Bộ Y tế, vai trò của cán bộ y tế Trạm Y tế xã, phường trong công tác giám sát phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh SXHD nói riêng là vô cùng quan trọng. Cán bộ y tế xã, phường là đầu mối nhận thông tin về dịch bệnh từ người dân, cộng tác viên y tế báo lên và từ các Trung tâm Y tế báo về, đồng thời cán bộ y tế xã, phường cũng là người trực tiếp triển khai điều tra và tổ chức các biện pháp chống dịch tại cộng đồng [5]
. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một đánh giá nào về thực trạng kiến thức và thực hành về phòng chống SXHD của cán bộ y tế tuyến xã, phường tại Hà Nội nhất là tại các địa bàn trọng điểm về SXHD, nên câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Kiến thức, kỹ năng thực hành về phòng chống SXHD của cán bộ y tế tại địa bàn hiện nay ra sao? Kiến thức, thực hành củacán bộ y tế tại các phường trọng điểm có tốt hơn các phường còn lại? Do vậy, trước những yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức và thực hành trong phát hiện và đáp ứng phòng chống sốt xuất huyết Dengue của cán bộ y tế tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2012”, gồm các mục tiêusau:
1.Mô tả kiến thức trong phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh sốt xuấthuyết Dengue của cán bộ y tế tuyến phường tại quận Đống Đa thànhphố Hà Nội năm 2012.
2.Mô tả thực hành phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của cán bộ y tế tuyến phường tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2012.
3.So sánh kiến thức, thực hành trong phát hiện và đáp ứng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của cán bộ y tế phường trọng điểm về sốt xuất huyết Dengue với các phường còn lại tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội năm 2012
Nguồn: https://luanvanyhoc.com