Kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại 3 xã Hát Lừu
Kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại 3 xã Hát Lừu ( Trạm Tấu ),Tân Thịnh ( Văn Chấn) và Việt Thành ( Trấn Yên), tỉnh Yên Bái năm 2016/ Vũ Huyền Anh.Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) hiện nay rất được quantâm nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho con người trong lĩnh vực sinhsản và tình dục trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. TạiViệt Nam, vấn đề này đã được Bộ Y tế chú trọng và xây dựng chiến lược dânsố và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 theo quyết định số2013/QĐ – TTg ngày 14/11/2011 với mục đích chính là nâng cao chất lượngdân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản và duy trì mức sinh thấp hợp lý.Trong những năm gần đây, CSSKSS cho phụ nữ từ 15 – 49 tuổi được coi làvấn đề ưu tiên giải quyết hàng đầu của Việt Nam và đã đạt được những thànhtựu đáng kể. Theo kết quả của cuộc Điều tra biến động dân số và kế hoạchhóa gia đình ngày 1/4/2011 của Tổng cục thống kê, tỷ lệ sử dụng các biệnpháp tránh thai bất kỳ ở mức cao (78,2%) trong đó tỷ lệ sử dụng các biệnpháp tránh thai hiện đại khá cao ở các vùng khó khăn và lạc hậu về kinh tế -xã hội như khu vực trung du và miền núi phía Bắc (70,4%). Qua đó, số liệu đãchứng minh hiệu quả của các chương trình kế hoạch hóa gia đình được Nhànước tập trung thực hiện có trọng điểm trong thập kỷ vừa qua. Bên cạnh đó,tỷ lệ nạo, phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt ở trung du và miền núi phíaBắc cao thứ 2 cả nước với 0,89%; tỷ lệ khám thai ít nhất 1 lần trong lần sinhcuối của khu vực trung du và miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ thấp nhất cả nước(15,1%) [1].Tuy nhiên, với mỗi vùng, mỗi dân tộc khác nhau thì kết quả thực hiệnCSSKSS cũng khác nhau. Trên thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn về kếtquả giữa các vùng: miền núi với đồng bằng, thành thị với nông thôn. Đặc biệt,vấn đề về kiến thức và thực hành CSSKSS của phụ nữ độ tuổi 15-49 còn nhiều hạn chế, là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng tìnhtrạng có con ngoài ý muốn, phá thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục.Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc ViệtNam, kinh tế còn nghèo, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấpvà cơ sở vật chất thiếu thốn. Theo tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011,toàn tỉnh Yên Bái có 207.060 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 49 tuổi);tổng tỷ suất sinh 2,26 con/phụ nữ, cao hơn so với bình quân cả nước (1,99)[2]. Vấn đề CSSKSS trên địa bàn Yên Bái còn nhiều hạn chế nhưng đang cónhững chuyển biến tích cực nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành vàchính quyền trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tại các huyện miền núi,vùng sâu, vùng xa của Yên Bái, tỷ lệ nạo, phá thai, quan hệ tình dục không sửdụng biện pháp tránh thai còn khá cao và chưa được nghiên cứu đầy đủ.Chính vì vậy, việc đánh giá kiến thức và thực hành của phụ nữ trong độ tuổitừ 15-49 về CSSKSS ở tỉnh Yên Bái là điều cần thiết.Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu “Kiến thức và thực hành về chăm sóc sứckhỏe sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại 3 xã Hát Lừu, Tân Thịnhvà Việt Thành, tỉnh Yên Bái năm 2016” được tiến hành với 2 mục tiêu sau:1.Mô tả kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản củaphụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại 3 xã Hát Lừu (Trạm Tấu), TânThịnh (Văn Chấn) và Việt Thành (Trấn Yên), tỉnh Yên Bái năm2016.2.Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về chăm sócsức khỏe sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại 3 xã HátLừu, Tân Thịnh và Việt Thành, tỉnh Yên Bái năm 2016
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1.Một số khái niệm1.1.1.Khái niệm về sức khỏe sinh sảnNăm 1994, Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Dân số và Phát triển họp tạiCairo đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản (SKSS) như sau: “SKSS làtình trạng hài hòa về thể lực, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần làkhông có bệnh tật hay không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan đến tìnhdục và hệ thống sinh sản của con người, những chức năng và quá trình sinhsản”[3].Sức khỏe sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe, gắn bó vớitoàn bộ cuộc đời của con người từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khỏe sinhsản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản của nam và nữ ở mọi lứatuổi, đặc biệt chú trọng đến thời kỳ sinh sản (15 – 49 tuổi).1.1.2.Khái niệm về tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sảnVị thành niên (VTN): là những người đang trong quá trình chuyển tiếp từtrẻ em sang người trưởng thành kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ về thểchất, tinh thần cũng như tình cảm và khả năng hòa nhập với cộng đồng. Theomức độ phát triển về tâm sinh lý, người ta chia tuổi VTN làm 2 giai đoạn:Giai đoạn VTN sớm (10 – 14 tuổi)Giai đoạn VTN muộn (15 – 19 tuổi) [4]Độ tuổi sinh sản: thời kỳ sinh sản của phụ nữ từ 15-49 tuổi. Như vậy, ởgiai đoạn VTN muộn đã bắt đầu có khả năng sinh sản [5] 1.1.3.Khái niệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản1.1.3.1.Các biện pháp tránh thai và vấn đề kế hoạch hóa gia đìnhKế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là những nỗ lực của các cặp vợ chồnghay của cá nhân nhằm mục đích chủ động về số con và duy trì khoảng cáchsinh theo ý muốn bằng việc áp dụng các biện pháp tránh thụ thai một cách cóhiệu quả.Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhânnhằm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Biện pháp tránh thai giúp chocá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình.Các biện pháp tránh thai phổ biến:Biện pháp tránh thai hiện đại: dụng cụ tử cung, thuốc uống tránh thai,thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp,triệt sản/ đình sản, bao cao su, thuốc diệt tinh trùng…Biện pháp tránh thai truyền thống: kiêng giao hợp, tính vòngkinh/tính lịch, xuất tinh ngoài âm đạo, cho bú vô kinh… [5].1.1.3.2.Vấn đề phá thaiPhá thai là sự chấm dứt thai nghén một cách có chủ ý do thai nghénngoài ý muốn hoặc do các chỉ định điều trị khi thai nghén để lại hậu quả xấucho mẹ (một số bệnh như tim, thận, gan mạn tính…) hoặc cho con (dị tật bẩmsinh). Kỹ thuật phá thai đang được sử dụng từ nhiều phương pháp như pháthai bằng thuốc, phá thai ngoại khoa (hút thai, nong và hút, nong và nạo…).Phá thai không được coi là một biện pháp KHHGĐ.Các biến chứng thường gặp của phá thai: băng huyết (thường xảy ra chủyếu lúc can thiệp và trong vòng 1 giờ khi phá thai trước 8 tuần vô kinh), thủngtử cung, nhiễm khuẩn, sót rau (thường gây chảy máu âm đạo, đau bụng vànhiễm trùng), rách cổ tử cung, vô sinh… [6]