KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI Ở XÃ THIỆU ĐÔ
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI Ở XÃ THIỆU ĐÔ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết,trên thế giới hiện nay có rất nhiều dịch bệnh đang xảy ra, chúng đã và đang đe dọa đến tính mạng con người ngày một nhiều, trong khi đó chúng ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị và vaccin dự phòng một cách hiệu quả, bệnh Tay-chân-miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong một vài năm trở lại đây, Châu Á đang phải đối mặt với vấn đề mới nổi trội là bệnh chân tay miệng như một vấn đề y tế cộng đồng bức xúc của nhiều nước trong khu vực và trong đó có Việt Nam.
Do sự gia tăng của bệnh, số người nhập viện ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện . Trong khi đó nhận thức và thực hành các biện pháp phòng chồng chân tay miệng của người dân còn ở mức độ giới hạn và tập quán ăn uống và sinh hoạt của người dân chưa đảm bảo vệ sinh. Công tác tuyên truyền chưa thực sự đến được đối tượng đích (là những người chăm sóc trẻ ở các hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ).Theo con số khảo sát do thống kê cho thấy gần 40% người dân hiểu sai hoặc không biết về bệnh chân tay miệng, gần 23% người dân không biết các biện pháp phòng chống bệnh. Chúng ta chỉ mới truyền thông chủ yếu vào mức độ trầm trọng của dịch bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện khám khi có triệu chứng của bệnh, đã tạo ra tâm lý lo sợ cho người dân , gây quá tải cho bệnh viện tuyến trên.mà chưa tác động nhiều đến việc thay đổi hành vi kiền thức và thái độ của người dân để ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng của bệnh. Góp phần đẩy lùi bệnh tật tốt cho nhân dân một cách tốt hơn. Bệnh Tay chân miệng hiện đang là vấn đề thời sự “nóng bỏng” vì sự gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng.Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được ghi nhận từ năm 2003 với những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm qua, số người mắc bệnh này tại Việt Nam không ngừng gia tăng, bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh.khi mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.làm ảnh hưởng đến cuộc sống và thành gánh nặng cho xã hội.mà những đối tương dễ mắc bệnh lại là trẻ em những mầm non tương lai của đất nước. Hơn ai hết các em cần được bảo vệ và sống trong một môi trường khỏe mạnh và trong lành.để các em có thể phát triển một cách tòan diện nhất.
Bệnh tay chân miệng đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế thế giới nhận định, bệnh tay chân miệng đang thực sự đe doạ tính mạng và sức khoẻ trẻ em ở các nước châu Á. Việt Nam, năm 2011 có sự gia tăng bất thường của bệnh tay chân miệng ở khu vực phía Nam với số ca mắc gấp 6 lần, số tử vong gấp 6-24 lần so với giai đoạn 2008-2010, tỷ lệ chết/mắc là 0,2%.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin dự phòng. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ em .Để truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh tay chân miệng cho cộng đồng phù hợp và hiệu quả, tôi tiến hành nghiên cứu: ”Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Thiệu Đô- Huyện Thiệu Hóa-Tỉnh thanh Hóa ”nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Thiệu Đô.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu.
II. TỔNG QUAN
1. Khái niệm về bệnh tay chân miệng
Bệnh tây chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có tính chất lây truyền và có thể gây thành dịch hai nhóm vi rút gây bệnh thường gặp là CoxsackievirusA16 và Enterovirus 71 (E71) dấu hiệu đặc trưng củ bệnh là sôt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏhay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, phát ban dạng bỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vongneeus không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Bệnh phổ biến ở một số nước trong khu vực châu Á và đang là vấn đề y tế công cộng quan trọng tại Việt Nam. Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng beenhjvaf chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
2. Đặc điểm dịch tể học bệnh tay chân miệng
2.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột (Enterovirus)gây nên. Nhóm virus đường ruột gây bệnh cho người bao gồm: Poliovirus,CoxsackievirusA(24 chủng) Coxsackievirus B(6 chủng) Enchovirus vàEnterovirus. Trong đó các víu gây bệnh tay chân miệng là 11 cungrthuoocj CoxsackievirusA ( từ 2 đến 8,10,12,14,16) 4 chủng thuộc Coxsackievirus B( 1,2,3,5 và Enterovirus 71 . Bệnh tay chân miệng do các chủng enterovirus khác thường ở thể nhẹ ít có biến chứng,do Enterovirus 71 nguy hiểm hơn thường gây các biến chứng thần kinh nặng và dẫn đến tử vong .Vi rus dạng hình cầu đối xứng 20 mặt đường kính 27-30nm không có lớp vỏ bao ngoài bên trong chứa sợi đơn ARN
2.2. Phương thức lây truyền
Người bệnh hay người lành không triệu chứng là những ổ chứa tác nhân gây bệnh .Virus có mặt sớm nhất ở dịch tiết trong họng khoảng từ 5- 7 ngày . Virus có trong dịch tiết của các mụn nước từ 1-2 tuần và có thể tồn tại trong phân tới 1 tháng. Bệnh có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi, họng, nước bọt, mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh từ 3- 7 ngày, Enterovirrus có thể lây truyền ngay từ khi phơi nhiễm với virus trong thời kỳ ủ bệnh, khả năng lây truyền cao nhất từ 5 đến 7 ngày sau khi phát bệnh .Bệnh tay chân miệng không lây truyền cho vật nuôi, động vật khác và ngược lại.
2.3. Đặc điểm về tuổi mắc bệnh
Mọi người có nguy cơ bị nhiễm virus, nhưng không phải ai bị nhiễm cũng có biểu hiện bệnh .Tuy nhiên ở trẻ em dưới 10 tuổi thường mắc bệnh tay chân miệng . Nhóm tuổi có số mắc cao nhất là từ 1- 2 tuổi
2.4. Phân bố theo mùa
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng số mắc tăng cao vào những tháng đầu mùa hè và đầu thu .Tại các tỉnh phía nam bệnh tay chân miệng tăng cao trong 2 đợt từ tháng 3- 5 và từ tháng 9- 12 hàng. năm .
2.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Sau khi mắc bệnh trẻ em có thể có miễn dịch đặc hiệu với chủng virus đã bị nhiễm. Nhưng không có miễn dịch với những chủng virus khác. Trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ truyền và giảm nhanh sau khi sinh khoảng 1 tháng .Miễn dịch tạo ra từ những lần phơi nhiễm trước riêng biệt với mỗi loại virus, nhưng có thể bị nhiễm với chủng loại virus khác.
Trẻ em,trẻ nhỏ và thiếu niên thì dễ bị mắc bệnh hơn vì trẻ có miễn dịch từ những lần phơi nhiễm thấp hơn người lớn. Miễn dịch tạo ra từ những lần phơi nhiễm trước riêng biệt với mỗi loại virus, nhưng vẫn có thể bị nhiễm với chủng loại virus khác . Tỷ lệ huyết thanh dương tính tăng dần trung bình hàng năm là 12%, có khoảng 50% trẻ em trên 5 tuổi có tỷ lệ huyết thanh dương tính . Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh ,nhìn chung trẻ mắc bệnh tay chân miệng điển hình ở thể nhẹ và tự khỏi.
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh tay chân miệng và cách phòng, chống được đẩy mạnh thông qua hệ thống loa, đài ở xã, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền đến hộ dân thông qua đội ngũ y tế thôn. Trung tâm y tế phối hợp chặt chẽ với Phòng giáo dục chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học tăng cường biện pháp phòng, chống dịch, như: Thường xuyên lau, rửa đồ chơi cho trẻ; lau nhà, bàn, ghế, dụng cụ lớp học bằng dung dịch khử khuẩn; nhắc nhở học sinh thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này, bởi vậy các gia đình cần có ý thức phòng bệnh cho con em mình và phòng bệnh cho cộng đồng. Phương pháp phòng bệnh tốt nhất vẫn là rửa tay nhiều lần cho trẻ trong ngày bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người giữ trẻ cũng phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng. Cho trẻ ăn chín, uống chín và dùng riêng thìa, bát, đĩa. Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ. Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn thông thường. Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Khi thấy trẻ sốt, xuất hiện các nốt phỏng ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn. Thường xuyên theo dõi trẻ bị bệnh, nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất